Chính phủ Armenia trình Quốc hội dự luật về gia nhập EU
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 9/1, Chính phủ Armenia đã trình dự luật “Về quá trình bắt đầu gia nhập Liên minh châu Âu của Armenia” lên Quốc hội để phê chuẩn.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Armenia tại Yerevan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quyết định này được đưa ra sau quá trình thu thập ý kiến rộng rãi từ người dân, với hơn 50.000 ý kiến ủng hộ được Ủy ban Bầu cử trung ương công nhận.
Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan nhấn mạnh rằng việc thúc đẩy quan hệ với EU là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Ông cho biết quan hệ giữa hai bên đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, với sự ủng hộ chính trị tích cực từ phía EU.
Đặc biệt, EU đã đóng vai trò trong việc đảm bảo an ninh khu vực, như việc triển khai phái bộ quan sát viên dân sự tại biên giới Armenia với Azerbaijan.
Video đang HOT
Thủ tướng Nikol Pashinyan cũng bày tỏ sự lạc quan về triển vọng của Armenia gia nhập EU. Ông cho biết dự luật này là bước đi cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu này và nhấn mạnh rằng hợp tác với EU đã mang lại những kết quả thiết thực, như đàm phán về tự do hóa thị thực và việc Armenia tham gia chương trình Công cụ Hòa bình của châu Âu.
Tuy nhiên, Thủ tướng Pashinyan cũng nhấn mạnh rằng việc Armenia trở thành thành viên EU sẽ phụ thuộc vào kết quả của cuộc trưng cầu ý dân. Quyết định cuối cùng sẽ dựa trên kết quả bỏ phiếu của người dân.
Armenia chính thức yêu cầu Nga rút lực lượng biên phòng khỏi sân bay ở Yerevan
Tuyên bố diễn ra trong bối cảnh Armenia đang dần "tách mình" ra khỏi đồng minh truyền thống Nga trong những tháng gần đây, đồng thời xích gần hơn đến phương Tây.
Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan. Ảnh: Ảnh: EPA
Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan mới đây thông báo rằng Nga đã được thông báo chính thức rằng lực lượng biên phòng của nước này không còn được hoan nghênh tại sân bay Zvartnots ở Yerevan, tờ Politico đưa tin.
"Phía Armenia đã thông báo cho [phía Nga] rằng họ không cần lực lượng biên phòng Nga tại sân bay; tất nhiên là cảm ơn phía Nga", ông Mirzoyan nói.
Ngoại trưởng Mirzoyan giải thích rằng vào năm 1992, sự hiện diện của lính biên phòng Nga tại Zvartnots ban đầu nhằm mục đích là một biện pháp tạm thời để hỗ trợ nền độc lập của Armenia. Ông nói thêm: "Bây giờ chúng tôi tin rằng Armenia có đủ năng lực thể chế để thực hiện độc lập các dịch vụ biên phòng tại sân bay".
Đài phát thanh Tự do châu Âu (RFE/RL) cũng thông tin rằng Armenia đã gửi yêu cầu chính thức tới Moskva yêu cầu rút lính biên phòng Nga khỏi sân bay quốc tế Zvartnots khi Yerevan tiếp tục "rời xa" Moskva trong bối cảnh quan hệ song phương ngày càng xấu đi.
"Armenia có quan điểm rõ ràng trong vấn đề này. Nga đã được thông báo qua một công hàm thức về quan điểm đó", Thư ký Hội đồng An ninh Armenia Armen Grigorian nói với các phóng viên, đồng thời cho biết thêm rằng theo quan điểm của Yerevan, sân bay trên chỉ được phục vụ bởi lực lượng biên phòng Armenia.
Lực lượng biên phòng Nga là một phần trong cơ cấu của Cơ quan An ninh Liên bang ở Armenia và đã có mặt tại sân bay Zvartnots từ năm 1992. Một thỏa thuận bố trí lực lượng này ở đó không nêu rõ vai trò của lính biên phòng Nga, nhưng có nói rằng họ có thể sử dụng sân bay này để phục vụ các mục đích đáp ứng nhu cầu vận chuyển.
Armenia đang dần "tách mình" ra khỏi đồng minh truyền thống Nga trong những tháng gần đây, đồng thời xích gần hơn đến phương Tây. Yerevan trước đó đã đưa ra chủ đề về lính biên phòng Nga tại sân bay trên nhưng bình luận của ông Grigorian trên là lần đầu tiên Armenia chính thức đưa ra yêu cầu.
"Việc mua thiết bị quân sự với Nga đã giảm từ 96% xuống dưới 10%. Điều này có nghĩa là Armenia đang thực hiện chính sách đa dạng hóa, hợp tác với các đối tác không chỉ ở phương Tây mà còn ở châu Á và các nơi khác. Những thay đổi lớn đang diễn ra. Armenia đang đa dạng hóa nền kinh tế và an ninh của mình", ông Grigorian nói thêm.
Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov trước đó cho biết chưa có quyết định chính thức nào về việc rút lính biên phòng Nga khỏi Zvartnots vì Moskva chưa "chính thức" nhận được yêu cầu như vậy.
Tuyên bố của ông Grigorian được đưa ra chưa đầy hai tuần sau khi Thủ tướng Armenia Nikol Pashinian cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình France 24 rằng nước này đã đóng băng tư cách thành viên trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu.
CSTO là trung tâm của việc Armenia "quay lưng" lại với Nga. Chính phủ của Thủ tướng Pashinian từ lâu đã ch.ỉ tríc.h CSTO vì "không đáp ứng được những thách thức an ninh" mà Armenia phải đối mặt.
Chính quyền Armenia đã cáo buộc lực lượng gìn giữ hòa bình Nga được triển khai tới Nagorny-Karabakh vào năm 2020 đã không ngăn chặn được cuộc tấ.n côn.g chớp nhoáng của Azerbaijan vào tháng 9 năm ngoái, kết thúc bằng việc Baku giành lại quyền kiểm soát khu vực tranh chấp trên mà trong ba thập kỷ nằm dưới sự kiểm soát của Armenia.
Moskva đã bác bỏ các cáo buộc, cho rằng quân đội của họ không có nhiệm vụ can thiệp và nhấn mạnh rằng Thủ tướng Pashinian đã mở đường một cách hiệu quả cho sự sụp đổ của chính quyền Nagorny-Karabakh bằng cách thừa nhận chủ quyền của Azerbaijan đối với khu vực này trước đó.
EU, Armenia hướng đến mối quan hệ đối tác chiến lược mới Liên minh châu Âu (EU) muốn thực hiện một kế hoạch tham vọng nhằm tăng cường quan hệ với Armenia. Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, ngày 13/2, tại Brussels, các quan chức EU và Armenia đã tiến hành cuộc họp Hội đồng Đối tác dưới sự chủ trì của Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an...