Chính phủ Anh lên kế hoạch tổ chức phiên họp quốc hội đặc biệt
Quốc hội Anh đã thông qua đạo luật buộc ông Johnson tìm cách trì hoãn Brexit nếu ông không thể đàm phán một thỏa thuận mới với EU tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra từ ngày 17-18/10.
Thủ tướng Anh Boris Johnson (phía trước) phát biểu tại một phiên họp Hạ viện ở London. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Reuters dẫn một nguồn tin của Chính phủ Anh ngày 9/10 cho biết chính phủ có kế hoạch tổ chức một phiên họp quốc hội đặc biệt vào ngày 19/10 tới, dù Thủ tướng Anh Boris Johnson có đạt được một thỏa thuận Brexit với Liên minh châu Âu (EU) hay không.
Quốc hội Anh đã thông qua đạo luật buộc ông Johnson tìm cách trì hoãn Brexit nếu ông không thể đàm phán một thỏa thuận mới với EU tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra từ ngày 17-18/10.
Video đang HOT
Ông Johnson cho biết ông sẽ tuân thủ luật pháp song cũng cam kết mạnh mẽ sẽ đưa Anh rời khỏi EU vào ngày 31/10 bằng bất cứ giá nào.
Nguồn tin trên cho hay có khả năng quốc hội sẽ nhóm họp vào ngày 19/10, tùy thuộc vào các thủ tục thông thường để phê duyệt ngày họp bổ sung.
Nếu không đạt được thỏa thuận, ngày tổ chức họp có thể được sử dụng để tổ chức một loạt cuộc bỏ phiếu theo nhiều cách có thể./.
Theo (Vietnam )
Vấn đề Brexit: Đảng Bảo thủ và Công đảng Anh để ngỏ khả năng thỏa hiệp
Ngày 7/4, lãnh đạo phe Bảo thủ ở Hạ viện Anh, bà Andrea Leadsom, hé lộ khả năng các bộ trưởng nước này đã sẵn sàng để thỏa hiệp với lãnh đạo Công đảng đối lập.
Lãnh đạo phe Bảo thủ ở Hạ viện Anh, bà Andrea Leadsom, phát biểu trong cuộc họp Hạ viện tại thủ đô London, ngày 28/3/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời trên kênh truyền hình BBC, bà Leadsom cho rằng đề xuất về một dàn xếp hải quan với Liên minh châu Âu (EU) sau khi Anh rời khỏi khối này (còn gọi là Brexit) không còn quá nhiều khác biệt so với mong muốn về một liên minh hải quan mà Công đảng quyết tâm theo đuổi. Bà cũng nhấn mạnh nếu Anh nhất quyết rời EU thì điều quan trọng là các bên phải thỏa hiệp, dù đây là điều vô cùng khó khăn.
Trong khi đó, cùng ngày, người phụ trách chính sách kinh doanh của Công đảng, bà Rebecca Long-Bailey, để ngỏ khả năng đảng đối lập chính này tiến hành thêm các cuộc thảo luận với Chính phủ Anh để tìm ra một lập trường thỏa hiệp về Brexit, qua đó giành được sự ủng hộ của quốc hội. Theo quan chức này, Công đảng có thể linh động trong lập trường về liên minh hải quan, tuy nhiên phía chính phủ cũng cần có các bước nhượng bộ.
Những chia rẽ sâu sắc trong chính giới Anh khiến hạ viện nước này sau 3 lần bỏ phiếu vẫn không thể thông qua một thỏa thuận Brexit cũng đang khiến EU mất dần kiên nhẫn. Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz ngày 7/4 một lần nữa kêu gọi Chính phủ Anh và Công đảng đối lập nỗ lực tìm kiếm một thỏa hiệp hợp lý và thực tiễn cho quá trình Anh rời khỏi EU, để tránh một Brexit hỗn loạn.
Ngày 5/4, Thủ tướng May đã đưa ra yêu cầu trì hoãn việc nước này rời khỏi EU đến ngày 30/6 tới nhằm tạo điều kiện cho Quốc hội Anh thông qua thỏa thuận "ly hôn" với EU. Đây là lần thứ hai Anh đề xuất kéo dài thời hạn chót Brexit do nội bộ Anh vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về một thỏa thuận Brexit, trong khi London vẫn kiên quyết muốn Anh rời khỏi EU cùng với một thỏa thuận để đảm bảo lợi ích của nước này.
Hiện chưa rõ quyết định sau cùng của EU, song nhiều nước thành viên trong khối yêu cầu Anh cần làm rõ lý do đối với đề xuất trì hoãn Brexit lần này trước thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 10/4 tới.
Minh Ngọc (TTXVN)
Theo Tintuc
Đề xuất 'gia hạn linh động' của EC cho phép Anh rời EU vào ngày 1/7 Đề xuất của Chủ tịch EC chấp nhận trì hoãn Brexit tới 1 năm sẽ cho phép Vương quốc Anh rời khối này vào ngày 1/7, nếu tới thời điểm đó Quốc hội Anh phê chuẩn thỏa thuận "ly hôn." (Nguồn: Politico.eu) Reuters đưa tin, một quan chức cấp cao EU ngày 5/4 cho biết đề xuất của Chủ tịch Hội đồng châu...