“Chiều” phụ huynh, nhiều trường học ở TPHCM “né” thịt lợn
Nhiều ngày qua, trước tâm lý lo lắng dịch tả lợn châu Phi và những trường hợp trẻ nhiễm sán lợn xảy ra Bắc Ninh, không ít trường học ở TPHCM đã “rút” thịt lợn ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Cách đây nhiều ngày, phụ huynh Trường mầm non H.P, ở Thủ Đức, TPHCM đã liên tục chia sẻ với nhau thông tin nhà trường tạm thời sẽ không dùng thịt lợn trong thực đơn hàng ngày cho trẻ.
Bữa ăn của nhiều trường học tại TPHCM “trắng” thịt lợn (ảnh minh họa)
Thực đơn trong trường không khác so với trước đây, nhưng tất cả các món thường được chế bến cùng thịt lợn được thông tin là đổi sang thịt bò như đậu hũ dồn thịt bò, nui nấu bò…
Chị Nguyễn Thị Phúc, có con học tại trường cho hay, trước lo lắng về sự thiếu an toàn của thịt lợn, gia đình chị cũng tạm bỏ thực phẩm này ra khỏi bữa ăn hàng ngày.
Chị đang lo chuyện ăn uống ở trường của con do ở trường thường dùng thịt lợn, chị còn nghĩ liệu có thể để con mang theo khẩu phần ăn thì nhận được thông tin này của trường nên “nhẹ cả người”.
Hàng loạt các trường mầm non, đặc biệt là các trường tư thục tại TPHCM cũng “gác” thịt lợn ra khỏi thực đơn và thông báo rộng rãi để phụ huynh biết. Điều này được nhiều trường thực hiện bắt đầu từ ngày 18 – 20/3 vừa qua và tiếp tục duy trì cho đến nay.
Trường mầm non M. (Q. Gò Vấp) lo ngại dịch bệnh tả lợn châu Phi và một số trường học trẻ miễn sán lợn ở Bắc Ninh, trường vẫn đang ngưng toàn bộ thức ăn liên quan hoặc chế biến trực tiếp từ thịt lợno, thay vào đó là tôm, bò, mực, gà, cá…. Việc “cấm vận” này chưa được tháo gỡ từ 18/3 cho đến nay.
Đại diện nhà trường cho biết, việc này nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh và nhân viên của trường.
Né thịt lợn: Không cần thiết
Video đang HOT
Việc nhà trường đưa thịt lợn ra khỏi thực đơn bữa ăn của trẻ, theo nhiều người chủ yếu để “chiều lòng” phụ huynh, còn đây là động thái không cần thiết.
Việc ngưng sử dụng thịt lợn vì lo ngại dịch bệnh theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1) là không cần thiết. Quan trọng nhất là ăn chín uống sôi, tìm nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn. Còn không đảm bảo được các yếu tố này thì thịt gì cũng có thể gây hại chứ không riêng gì thịt lợn.
Thực đơn của một trường học ở TPHCM tạm thời không có thịt lợn.
Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM bày tỏ trong thời gian qua, dư luận phụ huynh quan tâm tình trạng học sinh bị nhiễm sán, dịch heo Châu Phi là quan tâm chính đáng vì liên quan đến sức khỏe con em họ. Khi nắm những thông tin này, Sở đã có chỉ đạo các trường phải rà soát lại việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong nhà trường.
Bà Thu cũng nhấn mạnh, đến nay Sở không có chỉ đạo nào về việc ngưng sử dụng thịt lợn trong trường học. Nhưng Sở nhắc nhở các đơn vị giáo dục, khi nhập thịt, thực phẩm phải chọn những nhà cung cấp truy xuất được nguồn gốc, cũng như có chứng nhận về đảm bảo an toàn thực phẩm do thành phố cấp. Và thông tin điều này để phụ huynh được biết.
Lãnh đạo Sở cũng lưu ý các trường có bếp ăn bán trúc phải thực hiện kiểm tra 3 bước theo qui định: nguồn thực phẩm đầu vào, khi chế biến, lúc thành phẩm trước khi cho học sinh ăn. Đối với trường đặt suất ăn công nghiệp phải bảo đảm thời gian từ khi chế biến xong cho đến khi cho học sinh ăn không được quá 2 tiếng.
Việc lưu mẫu thực phẩm đúng theo qui định: Mỗi một loại thức ăn lưu trong một vật dụng riêng biệt, vật dụng lưu mẫu nên sử dụng bằng inox. Niêm phong mẫu lưu chặt chẽ, an toàn; Có sổ ghi chép việc thực hiện lưu mẫu đúng theo quy định; thời gian lưu là 24 tiếng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng lưu ý, thịt lợn là một trong những nguồn cung cấp chất đạm trong bữa ăn hằng ngày, việc không sử dụng thịt lợn trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Đối với trẻ nhỏ đạm là thành phần tạo ra các tế bào dinh dưỡng giúp trẻ tăng trưởng nên thực đơn cần được cân đối hợp lý.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Thanh Hóa:Trường học trong vùng dịch tả lợn châu Phi ngừng ăn thịt lợn
Tất cả các trường học nằm trong hai vùng có ổ dịch tả lợn châu Phi ở Thanh Hóa đã tạm ngừng cho học sinh sử dụng thịt lợn và thay thế bằng thức ăn khác.
Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát ở 6 xã thuộc 2 huyện Yên Định và Thiệu Hóa. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa ăn của học sinh vùng có dịch, hầu hết các trường nằm trong hai địa phương trên đã ngừng sử dụng thịt lợn.
Thực đơn đã không còn thịt lợn tại trường mầm non thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, Thanh Hóa.
Trường mầm non xã Thiệu Phúc, là một trong những trường nằm trong vùng xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Thiệu Hóa. Do nhà trường tổ chức ăn bán trú cho học sinh, nên ngay sau khi công bố dịch, nhiều bậc phụ huynh cũng đề xuất nhà trường tạm dừng ăn bán trú một thời gian. Tuy nhiên, để phụ huynh yên tâm, nhà trường đã thay thế món ăn bằng thịt lợn bằng món ăn khác.
Cô giáo Hoàng Thị Hà, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa cho biết: "Đối với sản phẩm thịt lợn, bình thường thực đơn của nhà trường cũng chỉ có 2 bữa/tuần. Tuy nhiên, khoảng hay tuần nay, trường không còn sử dụng thịt lợn nữa để không gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh".
Để đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh, các trường đã thay thế thịt lợn bằng bổ sung tôm, cá, trứng...
Theo cô Hà thì nhà trường tăng cường các thực phẩm khác thay thế thịt lợn như: trứng, cá, thịt bò, thịt ngan, thịt gà, lạc, vừng, đậu phụ; rau, củ, quả... để bữa ăn cho các con đảm bảo an toàn và đủ chất dinh dưỡng. Sau khi dịch "tạm lắng", nhà trường sẽ tiếp tục sử dụng thịt lợn để chế biến món ăn cho các con để đảm bảo chất dinh dưỡng.
"Khâu chế biến thực ăn cũng được nhà trường giám sát chặt chẽ. Sau mỗi bữa ăn của các con, nhà trường tăng cường giáo viên dọn rửa sạch sẽ khu vực ăn và nhà bếp, bát đũa được trùng nước nóng, phơi khô... Đến nay, sau hơn 1 tuần xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, mọi hoạt động giáo dục, ăn bán trú của Trường Mầm non xã Thiệu Phúc vẫn bình thường. Phụ huynh cũng đã yên tâm gửi con, cháu cho nhà trường chăm sóc" - cô Hà cho biết thêm.
Dù không "tẩy chay" thịt lợn nhưng để phụ huynh yên tâm, các trường đã tạm thời dừng sử dụng thịt lợn.
Ông Ngô Xuân Dũng, Trưởng phòng Giáo dục huyện Thiệu Hóa cho biết: "Trước nguy cơ lây lan nhanh của bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, ngành Giáo dục huyện đã có văn bản yêu cầu Hiệu trưởng các nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của bệnh dịch để có những biện pháp phòng tránh.
Các nhà trường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng thực phẩm tại các trường học, đặc biệt là việc tổ chức ăn bán trú cho học sinh; tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm thịt lợn không có nguồn gốc xuất xứ và chưa qua kiểm dịch".
Yên Định cũng là một trong 2 huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi. Toàn huyện có 30 trường mầm non tổ chức ăn bán trú cho học sinh với khoảng 9.000 trẻ. Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa, ngành giáo dục huyện Yên Định cũng chỉ đạo các nhà trường tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn.
"Nguồn thực phẩm đưa vào nhà trường phải được giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không đưa các sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ. Đối với những địa phương vùng "tâm dịch", các nhà trường tạm dừng sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ lợn một thời gian. Tuy nhiên các nhà trường cũng tăng cường nhiều loại thức ăn khác thay thế thịt lợn, để bữa ăn của trẻ được phong phú, đa dạng và trên hết là đảm bảo an toàn" - bà Nguyễn Thị Khanh, Phó Phòng GD-ĐT huyện Yên Định cho biết.
Cô giáo Hồ Thị Chúc, Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định cho biết: "Bình thường, thực đơn của nhà trường cũng chỉ có từ 2 đến 3 bữa/tuần có thịt lợn và các sản phẩm từ lợn. Tuy nhiên, do là địa phương xuất hiện dịch bệnh nên, dù không "tẩy chay" nhưng để phụ huynh yên tâm, những tuần đầu sau khi công bố dịch, nhà trường ngừng sử dụng thịt lợn để đảm bảo an toàn cho các con".
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Thầy giáo bày học sinh nhận diện rau nhiễm hóa chất Vào giờ học của thầy Phúc, học sinh nhận diện rau nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu và cách trồng rau sạch để ăn...và ghi lại bằng clip. Sáng kiến của những giờ học sinh động khiến học sinh thích thú này của thầy Lê Thiên Phúc, Giáo viên môn Sinh và Công nghệ tại Trường THPT Phú Nhuận, vừa đạt giải nhất...