“Chiêu độc” S-400 khiến Mỹ “ngậm đắng”: Nga-Thổ còn khiến một loạt quốc gia chịu tổn thương?
Các quốc gia vùng Vịnh có thể cảm thấy phẫn nộ với Thổ Nhĩ Kỳ khi họ không thể mua tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ chỉ vì tranh cãi S-400 của Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ đang làm mất cơ hội sở hữu F-35 của các quốc gia vùng Vịnh.
Vì sao F-35 chưa được bán ở vùng Vịnh?
Hai năm trước, Dubai Airshow đã trở nên nóng bỏng với thông tin Mỹ chuẩn bị mở cuộc đàm phán với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) về tiêm kích tàng hình F-35, báo hiệu rằng các quan chức Mỹ có thể tin rằng đây là thời điểm phù hợp để các quốc gia vùng Vịnh sớm tiếp cận mẫu máy bay hàng đầu của Mỹ.
Nhưng khi Dubai Airshow năm nay khởi động, những bàn tán đó đã lắng xuống và tình trạng của các thương vụ không rõ ràng.
Các chuyên gia tin rằng việc bán F-35 cho các nước vùng Vịnh sẽ còn mất nhiều năm nữa và hậu quả của việc Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi chương trình sẽ khiến Mỹ ngần ngại xuất khẩu tiêm kích này sang các quốc gia có quan hệ quân sự với Nga.
“Các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư đã sử dụng màn hình radar của Lockheed Martin trong nhiều năm, nhưng hiện tại, tôi không nghĩ rằng sẽ có bất kỳ đề xuất mua bán nào sắp diễn ra”, Loren Thompson, nhà phân tích quốc phòng từ Viện Lexington, cho biết.
“UAE sẽ là ứng cử viên có khả năng nhất, nhưng với những gì đã xảy ra với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề F-35, có vẻ như không có khả năng một thỏa thuận sớm sẽ xảy ra”.
Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ từng nhiều lần khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể có được F-35 trừ khi từ bỏ S-400 của Nga, nhưng với các quốc gia khác muốn mua F-35 thì điều kiện vẫn chưa rõ ràng.
Video đang HOT
“Có hai yếu tố có thể dẫn đến việc Mỹ chấp thuận bán F-35 cho một quốc gia vùng Vịnh sớm hơn”, Rebecca Grant, nhà phân tích hàng không vũ trụ quốc phòng và là người đứng đầu trung tâm IRIS cho biết.
“Trước hết, Chính phủ Mỹ có thể nhìn thấy lợi ích khi cho phép một số quốc gia đồng minh chống IS như UAE, Saudi Arabia, Qatar và Bahrain sử dụng nền tảng thế hệ thứ năm”.
Thêm vào đó là doanh số F-35 ở các nước vùng Vịnh đang được Lockheed Martin dự đoán ở mức cao. Công ty dự đoán sẽ bán được khoảng 4.600 chiếc F-35 trong suốt vòng đời của chương trình, với các đơn đặt hàng ở Trung Đông sẽ có số lượng lên khoảng 3.200 máy bay, CEO Marillyn Hewson của Lockheed cho biết.
Nhưng Nga cũng coi Trung Đông là mảnh đất màu mỡ cho việc bán vũ khí, bao gồm cả máy bay chiến đấu do Nga sản xuất và các hệ thống phòng không như S-400.
Hãng thông tấn TASS cho biết, các cuộc đàm phán giữa Nga và Qatar về khả năng mua S-400 cũng đang có nhiều tiến bộ.
Saudi Arabia cũng tham gia thảo luận với Nga về việc mua S-400, đặc biệt sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bình luận về mối lo ngại an ninh của quốc gia Ả Rập sau vụ tấn công táo bạo gần đây vào các mỏ dầu.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi chương trình F-35 đã tạo tiền lệ rằng bất kỳ quốc gia nào khác mua S-400 cũng sẽ không thể mua tiêm kích từ Mỹ.
Tiền lệ xấu
S-400 đang được coi là cái gai trong mắt người Mỹ.
“Nếu họ đã không bán F-35 cho một đồng minh NATO vì mua thiết bị phòng không của Nga, họ chắc chắn sẽ không được phép bán F-35 cho quốc gia nào khác nếu các quốc gia đó có hệ thống phòng không tương tự của Nga”, Gary Schmitt, nhà phân tích an ninh quốc gia từ Viện Doanh nghiệp Mỹ bình luận.
Mỹ có thể thoải mái hơn với các quốc gia vùng Vịnh khi họ mua một số công nghệ như xe tăng và pháo từ các quốc gia như Nga và Trung Quốc, Richard Aboulafia, nhà phân tích hàng không vũ trụ của Teal Group cho biết.
Tuy nhiên, với hệ thống phòng không tinh vi hơn như S-400, nó được coi là quá giới hạn đối với các quốc gia muốn có F-35, ông nói.
Chuyên gia Loren Thompson cho biết, có vẻ như bất cứ nước nào muốn F-35 cũng đều muốn có các hệ thống phòng không của Nga. “Tuy nhiên, có một vấn đề riêng ở đây là, nếu bất kỳ quốc gia nào trong khu vực vận hành hệ thống phòng không của Nga, nó đều có khả năng gây tổn hại đến F-35″.
Nhưng một số quan điểm khác cho rằng, ngay cả khi các quốc gia vùng Vịnh mua S-400, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn có cách để bảo vệ các các công nghệ nhạy cảm nhất của F-35 bằng cách thay đổi phần cứng và phần mềm, phù hợp cho từng đối tác khác nhau.
Trên thực tế, trước khi những tranh cãi liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ nổ ra, người ta cho rằng rào cản chính đối với việc xuất khẩu F-35 sang vùng Vịnh là cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ lợi thế quân sự của Israel.
Về cơ bản, Israel và các quốc gia vùng Vịnh được coi là đối thủ của nhau. Việc Mỹ cũng cấp vũ khí tối tân cho đối thủ không phải là điều mà Israel mong đợi.
“F-35 được bán cho một quốc gia Ả Rập có thể trở thành mối đe dọa đối với Israel”, chuyên gia Thompson nhấn mạnh.
Vì điều này, Lockheed được cho là có các động thái tinh chỉnh về mặt kỹ thuật ảnh hưởng đến các đặc điểm tàng hình của máy bay để chúng trở nên dễ thấy hơn đối với quân đội Israel.
Với lý do trên, thương vụ mua S-400 tranh cãi của Thổ Nhĩ Kỳ có thể chỉ ảnh hưởng một phần nào đó đến việc bán F-35 cho các quốc gia vùng Vịnh. Hơn tất cả, Mỹ hiểu rằng đây là những khách hàng lớn nhất đối với mẫu tiêm kích tàng hình hàng đầu của nước này.
Theo nguoiduatin
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ điện đàm bàn về S-400 và F-35
Việc Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết thực hiện hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga đã khiến quan hệ giữa nước này với Mỹ trở nên căng thẳng.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400. (Nguồn: nationalinterest)
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga và chương trình máy bay tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
Ngày 20/7, hãng tin Anh Reuters dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ thông báo như vậy. Tuy nhiên, nguồn tin không nêu rõ thời điểm hai ngoại trưởng tiến hành điện đàm. Ngoài ra, quan chức ngoại giao hai nước cũng trao đổi về tình hình thực địa tại Syria.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết thực hiện hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga đã khiến quan hệ giữa nước này với Mỹ, một đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trở nên căng thẳng.
Washington đã chính thức loại Ankara ra khỏi chương trình chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình F-35 của NATO với lý do máy bay F-35 do Mỹ chế tạo "không thể cùng tồn tại với một nền tảng thu thập thông tin tình báo, sẽ được sử dụng để tìm hiểu về những năng lực tiên tiến loại máy bay này."
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận cho vay để cung cấp các hệ thống tên lửa S-400 hồi tháng 12/2017.
Hợp tác giữa hai bên trong vấn đề tên lửa đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ NATO và Mỹ, viện dẫn những quan ngại an ninh và sự không tương thích của S-400 với các hệ thống phòng không của NATO mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một thành viên.
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và xa của Nga, dùng để tiêu diệt các phương tiện tấn công và do thám từ trên không cũng như mọi mục tiêu trên không khác trong điều kiện đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử mạnh./.
Theo Phương Hồ (TTXVN/Vietnam )
Thái tử UAE đẹp trai, mê thể thao được người dân yêu quý chúc tụng sinh nhật hết lời Thái tử Hamdan bin Mohammed bin Rashid Al Maktoum, con trai của Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE, được người dân hết lòng yêu quý vi có gương mặt điển trai, tài làm thơ và đam mê thể thao. Thái tử Hamdan từ nhỏ đến khi trưởng thành. Theo Gulf News, người dân Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)...