Chiến tranh Triều Tiên – 60 năm nhìn lại

Theo dõi VGT trên

Cách đây đúng 60 năm, cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên, hay còn gọi là Chiến tranh Triều Tiên, chứng kiến một sự kiện quan trọng: Ngày 27/7/1953, các bên liên quan chính thức ký kết Hiệp định đình chiến. Tuy nhiên, từ đó đến nay, hai miền Nam – Bắc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh về mặt kĩ thuật, bởi vẫn chưa có một hiệp định nào được ký kết.

Từ Hiệp định đình chiến đến Hiệp định hòa bình sẽ là bước tiến quan trọng giúp tạo dựng hòa bình thế giới và ổn định tại khu vực. Nhưng đó cũng là con đường còn nhiều thách thức, chông gai.

Kỳ 1: Diễn biến cuộc chiến

Chiến tranh Triều Tiên – “Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” theo cách gọi của CHDCND Triều Tiên và “Chiến tranh ngày 25 tháng sáu” theo cách gọi của Hàn Quốc – là hệ quả của tình trạng đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong trật tự thế giới lưỡng cực xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ II, gắn với sự kiện quan trọng là Hội nghị Yalta (1945), nơi hai phe phân chia ảnh hưởng tại các khu vực trên thế giới.

Chiến tranh Triều Tiên - 60 năm nhìn lại - Hình 1

(Từ trái qua) Winston Churchill, Franklin D.Roosevelt và Joseph Stalin tại Hội nghị Yalta năm 1945.

Lần lại lịch sử, bán đảo Triều Tiên nằm dưới ách thống trị của đế quốc Nhật Bản từ năm 1910 đến 1945. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, quân Nhật đầu hàng quân đồng minh, Liên Xô và Mỹ tiến vào bán đảo Triều Tiên để giải giáp quân đội Nhật. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Mátxcơva (27/12/1945), hai cường quốc này sẽ thực hiện chế độ quân quản trên bán đảo Triều Tiên với thời gian ủy trị 5 năm. Liên Xô ở miền Bắc, còn Mỹ ở miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Tuy nhiên, Mỹ đã không tuân thủ thỏa thuận, thúc đẩy tiến hành tổng tuyển cử sớm tại miền Nam vào năm 1948, dựng lên chính quyền Lý Thừa Vãn, thành lập Nhà nước Hàn Quốc (Đại Hàn Dân quốc) ở phía nam. Đáp lại, Bắc Triều Tiên tiến hành bầu cử Quốc hội và đến tháng 9/1948, Nhà nước CHDCND Triều Tiên chính thức được thành lập, do Chủ tịch Kim Nhật Thành đứng đầu. Căng thẳng hai miền Nam – Bắc gia tăng, chiến tranh cận kề.

Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về chủ thể phát động chiến tranh. Triều Tiên cho rằng, dưới sự hậu thuẫn và xúi giục của Mỹ, quân đội Hàn Quốc bất ngờ tấn công Triều Tiên, buộc Chủ tịch Kim Nhật Thành phải ra mệnh lệnh tấn công đáp trả. Các tài liệu của Mỹ và Hàn Quốc lại nhìn nhận Triều Tiên là bên gây hấn. Trên thực địa, ngày 25/6/1950, quân đội CHDCND Triều Tiên đã vượt vĩ tuyến 38 hướng về thủ đô Xơun. Với quân số đông, cùng vũ khí trang bị mạnh, quân đội Triều Tiên nhanh chóng giành thắng lợi, chiếm được thủ đô Xơun chỉ sau 4 ngày.

Chiến tranh Triều Tiên - 60 năm nhìn lại - Hình 2

Video đang HOT

Lính Mỹ tham gia Chiến tranh Triều Tiên.

Trước diễn biến mau lẹ trên, Mỹ buộc phải can dự trực tiếp để bảo vệ đồng minh, duy trì ảnh hưởng, lợi ích tại khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược này. Dưới sự vận động của Mỹ, liên tiếp trong các ngày 25 và 27/6/1950, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết số 82 và 83, lên án CHDCND Triều Tiên “xâm lược” Hàn Quốc, kêu gọi Triều Tiên rút quân ngay lập tức, đồng thời cho phép thực hiện trợ giúp quân sự đối với Hàn Quốc chống lại quân đội Triều Tiên. Đến ngày 7/7/1950, Hội đồng bảo an (HĐBA) tiếp tục thông qua Nghị quyết số 84, kêu gọi các nước thành viên LHQ gửi quân tham gia “Đội quân LHQ” do Mỹ đứng đầu chống Triều Tiên.

Liên Xô lúc này không thể thực hiện quyền phủ quyết do tạm thời vắng mặt tại HĐBA để phản đối việc cho phép “Cộng hòa Trung Hoa” (Đài Loan) chứ không phải CHDCND Trung Hoa (Trung Quốc) nắm giữ ghế thường trực trong HĐBA. Tháng 8/1950, Liên Xô trở lại HĐBA và phủ quyết mọi nghị quyết sau đó liên quan đến can thiệp của quốc tế vào chiến sự tại bán đảo Triều Tiên. Đến ngày 3/11/1950, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết có tên gọi “Thống nhất vì hòa bình”, nêu rõ quyền ra nghị quyết trước “các hành động vi phạm hòa bình” sẽ thực hiện tại Đại hội đồng, trong trường hợp có bên phủ quyết tại HĐBA. Dưới danh nghĩa này, Mỹ đã lôi kéo được hơn 20 nước tham gia, trong đó có 15 nước gửi quân sang trực tiếp, số còn lại cung cấp, trợ giúp vũ khí, trang bị.

Từ đây, diễn biến và tương quan lực lượng trên chiến trường có những thay đổi lớn. Từ thế bị động, Liên quân do Mỹ đứng đầu tiến hành phản công, vượt vĩ tuyến 38, chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng và đẩy quân đội Triều Tiên về sát sông Áp Lục, giáp ranh Trung Quốc. Đứng trước tình huống này, Trung Quốc buộc phải hành động, tung hàng trăm ngàn “quân chí nguyện” sang Triều Tiên nhằm thực hiện công cuộc “kháng Mỹ viện Triều”. Đại hội đồng LHQ lập tức tuyên bố Trung Quốc chính thức tham gia xâm lược tại Triều Tiên, yêu cầu Bắc Kinh ngay lập tức rút quân về nước. Chiến sự giữa hai bên sau đó chuyển sang thế giằng co. Ngày 27/7/1953, tại làng Panmunjeom (Bàn Môn Điếm) – giới tuyến phân cách hai miền Nam – Bắc Triều Tiên, các bên liên quan đã ký Hiệp định đình chiến.

Chiến tranh Triều Tiên – “Cuộc chiến bị lãng quên” theo cách nói của nhiều học giả, có nhiều đặc điểm đáng chú ý. Trật tự thế giới hai cực sau Chiến tranh thế giới thứ II với đặc trưng quan hệ Mỹ – Liên Xô chuyển từ trạng thái hợp tác sang đối đầu là nguyên nhân cơ bản, quan trọng nhất dẫn đến Chiến tranh Triều Tiên. Về bản chất, nó vừa mang dáng dấp của một cuộc nội chiến giữa hai miền Nam – Bắc, vừa mang hình thái xung đột vũ trang tầm thế giới, với sự tham dự của hơn 20 nước. Đây cũng là cuộc chiến đầu tiên mà một bên tham gia được đứng dưới danh nghĩa và ngọn cờ của LHQ. Về diễn biến, chiến sự mới chỉ chấm dứt trên danh nghĩa. Sau 60 năm, hai miền Triều Tiên vẫn còn trong tình trạng chiến tranh, khi mà các bên liên quan vẫn chưa thể ký kết một hiệp định hòa bình. Vậy tại sao lại có tình trạng này?

Theo Dantri

Thái Bình Dương tương lai trong tay Mỹ?

Về quân sự - an ninh, mặc dù Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về tiềm lực quân sự, nhưng những đầu tư mạnh mẽ cho quốc phòng của Trung Quốc đang thu hẹp dần khoảng cách tiềm lực sức mạnh với Mỹ.

Trong 4 năm nhiệm kỳ thứ nhất, chính quyền Obama đã tiến hành chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại mạnh mẽ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Những biểu hiện của chính sách này là khá rõ ràng, khi Mỹ đã tăng cường sự hiện diện tại khu vực, tích cực tham gia các thể chế đa phương. Chính vì vậy, xu hướng của chính sách này trong tương lai và những tác động của nó tới cấu trúc khu vực là điều được các nước châu Á vô cùng quan tâm.

Trong khoảng thời gian nhiệm kỳ II của chính quyền Obama, chiều hướng chính sách "tái cân bằng" của Mỹ sẽ bị chi phối bởi vai trò của giới hoạch định chính sách trong quá trình xác định khu vực ưu tiên và vấn đề tương quan lực lượng giữa Mỹ - Trung Quốc.

Tương lai trong tay ai

Về xác định khu vực ưu tiên, việc Quốc hội Mỹ ngày càng kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu ngân sách, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng cho thấy nguồn lực không cho phép Mỹ căng sức và cam kết quá mức ở tất cả các khu vực trên thế giới. Vì vậy, bên cạnh việc hiện đại hóa quân sự và cắt giảm số lượng binh lính, chính quyền Obama phải sắp xếp lại ưu tiên đối ngoại nói chung trong đó có ưu tiên dành cho các khu vực. Theo đó, chính quyền Obama sẽ giảm bớt sự hiện diện và cam kết ở Trung Đông - là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Mỹ và tăng cường ở châu Á - Thái Bình Dương.

Trong các cơ quan hoạch định chính sách, Quốc hội cũng có những tác động nhất định tới quá trình xác định khu vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Hiện nay, trong lĩnh vực đối ngoại, Quốc hội Mỹ đang quan tâm tới ít nhất là ba vấn đề, bao gồm chi tiêu ngân sách, các vấn đề pháp lý và lựa chọn chiến lược sắp tới của nước Mỹ.

Theo đó, đầu tiên, chính quyền Obama phải giải trình việc sử dụng ngân sách như thế nào để có thể triển khai chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương có hiệu quả trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng. Thứ hai, các cơ quan liên quan phải điều chỉnh luật như thế nào cho phù hợp với những cơ chế Mỹ đang triển khai. Điển hình như nếu đàm phán TPP thành công, chính sách thương mại hiện hành sẽ phải được điều chỉnh cho phù hợp với các thỏa thuận thương mại mới. Thứ ba, chính quyền Obama phải xem xét phân bổ các nguồn lực hiện tại trong việc đáp ứng các mục tiêu chính sách mà không làm ảnh hưởng tới các mục tiêu chiến lược tại các khu vực khác trên thế giới.

Mặc dù vẫn còn những khó khăn trong nội bộ giới hoạch định phải giải quyết, Tổng thống Obama vẫn sẽ tiếp tục ưu tiên các chính sách cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bởi vì, khu vực Tây Thái Bình Dương gồm nhiều các nước vừa và nhỏ là các nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, còn tiềm ẩn các cơ hội hợp tác, đầu tư. Các nước này sẽ giúp Obama đạt được các lợi ích về kinh tế, an ninh và ảnh hưởng; đồng thời, giải quyết các vấn đề trong nước như thất nghiệp, nợ công.

Một yếu tố tác động tới tương lai chính sách tái cân bằng của Mỹ chính là tương quan lực lượng giữa Mỹ - Trung. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, sự phân bổ quyền lực thế giới cho thấy sức mạnh Mỹ đã suy yếu tương đối trong khi Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ. Trong khi, mục tiêu xuyên suốt của Mỹ là duy trì vị thế số 1 toàn cầu về sức mạnh và ảnh hưởng. Chính yếu tố này đã thúc đẩy chính quyền Obama kết nối các "nan hoa" ở châu Á - Thái Bình Dương với "đầu trục" Mỹ, nhằm ngăn chặn những yếu tố bất lợi do chênh lệch trong tương quan lực lượng với Trung Quốc gây ra.

Thái Bình Dương tương lai trong tay Mỹ? - Hình 1

Trong tương quan lực lượng Mỹ - Trung về kinh tế, chính phủ Mỹ trong hơn một thập niên qua luôn trong tình trạng nợ kinh niên, cụ thể 5.600 tỷ USD năm 2000, 7.930 tỷ USD năm 2005, 13.560 tỷ USD năm 2010, và năm 2012 là 16.066 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc sau hơn 30 năm phát triển đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và có nguồn dữ trữ ngoại tệ khổng lồ là 1.500 tỷ USD năm 2008. Theo nhiều dự báo của Mỹ và quốc tế, trong tương lai, tương quan lực lượng sẽ tiếp tục theo chiều hướng bất lợi cho Mỹ và có lợi cho Trung Quốc. Theo dự báo của Goldman Sachs, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về mặt kinh tế vào năm 2041.

Về quân sự - an ninh, mặc dù Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về tiềm lực quân sự, nhưng những đầu tư mạnh mẽ cho quốc phòng của Trung Quốc đang thu hẹp dần khoảng cách tiềm lực sức mạnh với Mỹ. Năm 2010, Mỹ chi tiêu cho quốc phòng lớn gấp 9 lần của Trung Quốc (Mỹ: 692,8 tỷ USD, Trung Quốc: 76,4 tỷ USD). Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, Mỹ phải liên tục cắt giảm chi tiêu quốc phòng, thì Trung Quốc ngược lại. Ví dụ vào tháng 3 năm 2011, Bắc Kinh đã tuyên bố mức tăng 12,7%, nâng chi tiêu cho quốc phòng lên mức 91,5 tỷ USD.

Xét trên các khía cạnh khác như khả năng tác chiến toàn cầu và răn đe hạt nhân, Mỹ vẫn tỏ ra vượt trội so với Trung Quốc, song những động thái cứng rắn của Trung Quốc ở khu vực Đông Á khiến Mỹ không thể để lợi ích quốc gia cũng như lợi ích của các đồng minh ở khu vực bị đe dọa. Vì vậy, trong thời gian tới, song song với giải quyết các điểm nóng trên thế giới như Syria, Iran, Bắc Triều Tiên; Mỹ sẽ tiếp tục triển khai và làm sâu sắc thêm nội hàm của chính sách tái cân bằng.

Tương tác đa chiều

Cấu trúc khu vực có thể hiểu là tổng thể những tổ chức, thể chế, cơ chế, những dàn xếp, tiến trình,...nhằm duy trì hòa bình, ổn định của khu vực. Cấu trúc khu vực thường bao gồm 2 bộ phận chủ yếu là các dàn xếp song phương và các thể chế đa phương được xây dựng trên 2 lĩnh vực chính là chính trị - an ninh và kinh tế.

Với cách hiểu chung nhất về cấu trúc khu vực như trên, có thể thấy những triển khai "xoay trục" của Mỹ trên bình diện song phương và đa phương đã, đang và sẽ có những tác động sâu sắc tới cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong số các bộ phận cấu thành cấu trúc khu vực, các dàn xếp an ninh song phương giữ vai trò chủ đạo. Liên minh Mỹ - Nhật khẳng định vai trò trụ cột trong việc ứng phó với các thách thức an ninh ở khu vực Đông Bắc Á. Liên minh Mỹ - Hàn không ngừng được thắt chặt sau những động thái hạt nhân của Triều Tiên. Liên minh Mỹ - Philippines được làm sống lại sau những căng thẳng tại biển Đông năm 2011. Quan hệ Mỹ - Ấn được nâng cấp lên đối tác chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu của hai nước trong bối cảnh mới, được ví như mối quan hệ "định hình thế kỷ XXI".

Bên cạnh hình thái "trục - nan hoa", giữa các đồng minh của Mỹ đã có sự phối hợp với nhau như Mỹ-Nhật-Úc, Mỹ-Ấn-Nhật hay Mỹ-Nhật-Philippines. Các liên minh do Mỹ lãnh đạo có xu hướng kiên kết với nhau thành một mạng lưới phòng thủ đa phương. Chính Mỹ cũng khuyến khích các nước đồng minh năng động để chia sẻ trách nhiệm với Mỹ trong hoàn cảnh sức mạnh Mỹ đang suy giảm tương đối.

Các thể chế an ninh đa phương đang chứng kiến nhiều xáo trộn do chính sách xoay trục của Mỹ. Sự tham gia tích cực của Mỹ vào EAS kể từ 2011 có thể khiến hợp tác EAS tiến triển nhanh, trở thành một diễn đàn chủ chốt ở châu Á - Thái Bình Dương. Khi đó, nhiều khả năng EAS sẽ thay thế vị trí của ARF và ADMM trong hợp tác chính trị - an ninh ở khu vực.

Về cấu trúc kinh tế khu vực, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự thúc đẩy của Mỹ đang cạnh tranh tầm ảnh hưởng với các khu vực mậu dịch tự do ASEAN 1. Tuy chỉ hình thành bên lề APEC, nhưng nếu đàm phán giữa các nước tham gia Hiệp định thuận lợi, TPP với sự tham gia của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Hàn,... hoàn toàn có khả năng vươn lên trở thành cơ chế tự do hóa kinh tế chủ đạo ở châu Á - Thái Bình Dương.

Như vậy, với thực tế chính sách xoay trục/tái cân bằng của Mỹ ít nhất vẫn sẽ được tiếp tục trong nhiệm kỳ II của Obama, những tác động của chính sách này tới cấu trúc khu vực sẽ còn phức tạp. Điều này đòi hỏi các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương phải có biện pháp phù hợp để ứng phó với những thách thức to lớn, nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định của khu vực.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy
20:26:14 02/07/2024
Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới
14:12:31 03/07/2024
Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán
14:14:24 03/07/2024
Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?
07:00:42 03/07/2024

Tin đang nóng

Midu đăng tâm thư xin lỗi sau đám cưới, Sam lộ cảnh "sượng trân" liền đáp trả
13:49:51 04/07/2024
Vụ mất 26,5 tỷ trong tài khoản: bị hại "trắng tay", ngân hàng hết trách nhiệm
15:11:14 04/07/2024
Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này
14:22:45 04/07/2024
Nam Em công khai ảnh cưới, khoe hạnh phúc bên Bùi Hữu Cường, CĐM tố gian xảo
14:36:00 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Á hậu Phương Nhi sắp gả vào hào môn, liền quên quá khứ dứt áo khỏi Sen Vàng?
13:34:12 04/07/2024
Cặp đôi Vbiz lần đầu đối mặt hậu ly hôn, đàng trai bị soi làm 1 việc không ai ngờ
15:08:43 04/07/2024
Chưa Biết bị cơ quan chức năng tóm, lộ mặt thật, đăng tâm thư hẹn 2025 tái xuất?
16:08:45 04/07/2024

Tin mới nhất

Cử tri Anh bỏ phiếu bầu Hạ viện

19:07:53 04/07/2024
Trong cương lĩnh tranh cử, đảng Bảo thủ cam kết thúc đẩy tăng trưởng và giảm khoảng 17 tỷ bảng t.iền thuế mỗi năm trong khi tăng chi cho y tế công cao hơn mức tăng lạm phát, đồng thời giảm nhập cư.

Tóc giả làm từ thân chuối tại châu Phi

17:58:42 04/07/2024
Gần một thập kỷ sau, ở t.uổi 42, Tumusiime là giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Cheveux Organique, công ty sản xuất tóc nối và tóc giả làm từ sợi chuối.

Israel chuyển 116 triệu USD t.iền thuế cho người Palestine

17:53:44 04/07/2024
Trong một diễn biến khác liên quan, ngày 3/7, Israel đã thông qua việc thu hồi mảnh đất rộng 12,7 km2 ở khu Bờ Tây. Đây được coi là hoạt động thu hồi đất lớn nhất của nước này trong khoảng 3 thập kỷ qua.

Hàn Quốc đặt mục tiêu thu hút 150.000 chuyên gia nước ngoài vào năm 2035

17:49:06 04/07/2024
Thứ trưởng Kim Byoung Hwan khẳng định những cải cách như vậy sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.

Liên hợp quốc công bố báo cáo về hành vi ngược đãi 'không thể chấp nhận được'

17:46:36 04/07/2024
LHQ lâu nay vẫn quan ngại về điều kiện sống của những người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel, và cảnh báo tình hình dường như tồi tệ hơn sau khi xung đột xảy ra.

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế

10:38:42 04/07/2024
Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Có thể bạn quan tâm

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 89: Quân hoang mang vì bị chị Lan "bơ đẹp"

Phim việt

19:20:01 04/07/2024
Quân tưởng hai đứa sắp thành đôi đến nơi rồi mà không hiểu tại sao Lan lại quay 180 độ, tỏ thái độ không thân quen với Quân.

Lí do 2 năm không nhìn mặt nhau của Duy Khánh và Miu Lê

Sao việt

19:17:43 04/07/2024
Nữ ca sĩ bất ngờ thừa nhận từng hiểu lầm, không liên lạc với Duy Khánh suốt 1-2 năm. Sau đó, cả hai kết nối lại, định nghĩa lại tình bạn và gắn bó đến hiện tại.

Clip: Han So Hee cam chịu trước thái độ đáng phẫn nộ của nhóm đàn ông ngoại quốc nơi công cộng

Sao châu á

19:14:24 04/07/2024
Trên các diễn đàn mạng xã hội, netizen xứ kim chi đồng loạt tỏ ra phẫn nộ trước tình huống Han So Hee vừa gặp phải khi sử dụng phương tiện công cộng

Bình Thuận: Xe lu cán một công nhân t.ử v.ong trên công trường

Tin nổi bật

19:11:35 04/07/2024
Đang phun xịt dầu thảm nhựa mặt đường, nam công nhân không may bị xe lu cán trúng t.ử v.ong tại chỗ trên công trường đường kết nối cao tốc ở Bình Thuận.

Phim bị hoãn chiếu vì nam chính quá nghèo?

Phim châu á

19:08:22 04/07/2024
Ngày 4/7, Sina đưa tin khán giả bất ngờ khi đoàn phim Đ.ứa T.rẻ Hoang Dã thông báo hoãn chiếu vô thời hạn. Lý do chính thức đưa ra là tiến độ hậu kỳ của phim không kịp để ra mắt vào ngày 10/7 khiến nhiều khán giả tiếc nuối.

Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng

Góc tâm tình

18:12:22 04/07/2024
Bạn bè đôi khi thật khó hiểu, tôi chẳng biết mình đã cư xử sai hay do cả lớp đang ghen tị với sự giàu có của tôi nữa? Sau khi tốt nghiệp đại học, mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một con đường riêng.

Bắt nguyên Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Bình Thuận trong vụ án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Pháp luật

18:12:11 04/07/2024
Được biết, dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (diện tích 62ha), do do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư có diện tích đất 62ha vốn là sân golf Phan Thiết

Bạn gái tin đồn Win Metawin: Nữ chính phim "bách hợp" có body căng đét dù style khá nhẹ nhàng

Phong cách sao

18:04:31 04/07/2024
Ngày 3/7, cộng đồng mạng Việt Nam lẫn quốc tế được một phen bất ngờ bởi tin đồn hẹn hò của nam thần xứ chùa vàng Win Metawin được nổ ra. Trong những hình ảnh được chia sẻ, cặp đôi được bắt gặp đang cùng nhau mua sắm và dạo phố tại Hàn Q...

Dân mạng rần rần ủng hộ Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vì là "hàng real" mua bản quyền!

Tv show

17:44:45 04/07/2024
Khi tạm gác sự nổi tiếng, nét đặc biệt cá nhân để làm việc cùng nhiều người khác thì các anh tài sẽ ra sao - đó là sự tò mò mà khán giả chờ đợi ở Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai.

Taylor Swift bị nói là hình mẫu xấu, netizen phẫn nộ, đáp trả gay gắt người chê

Sao âu mỹ

17:24:28 04/07/2024
Giọng ca nổi tiếng toàn cầu Taylor Swift bất ngờ bị chê trách, cho rằng là một hình mẫu xấu không xứng đáng được thần tượng. Ngay lập tức, làn sóng tranh cãi đã bắt đầu nổ ra, vô cùng gay gắt.

Kairon TV: Gia đình phá sản, nợ nần, từng đòi đuổi Mr. Vịt ra khỏi Hero Team

Netizen

17:08:25 04/07/2024
Gia đình phá sản, nợ nần, phải nghỉ học để phụ ba mẹ, Kairon TV bước chân làm YouTube như đuối nước gặp phao. Giờ đây, anh chàng là 1 trong những trụ cột của Hero team với kênh youtube hơn 3 triệu lượt đăng ký.