Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: Sản xuất điện thoại và dệt may của Việt Nam có thêm cơ hội
Ngành dệt may và da giày, sản xuất điện thoại được dự báo là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung giúp ngành sản xuất điện thoại và dệt may Việt Nam có thêm nhiều cơ hội. Ảnh: PV
Thu hút thêm nguồn vốn FDI từ Samsung
Với vị trí địa – kinh tế như Việt Nam, không thể nằm ngoài vòng xoáy của cuộc chiến này. Đặc biệt là trong số các mặt hàng của Trung Quốc mà Mỹ áp thuế, có nhiều sản phẩm của chúng ta bị tác động theo.
Trong báo cáo chuyên đề về Toàn cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung mà Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt nhận định, tác động cụ thể của việc Mỹ đánh thuế lên hàng Trung Quốc trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện có thể tạo cơ hội cho nhiều sản phẩm của Việt Nam, thu hút thêm nguồn vốn FDI và tạo thêm nhiều việc làm.
Video đang HOT
Việt Nam hiện đang là nơi sản xuất lớn nhất của Samsung với sản lượng khoảng 240 triệu chiếc/năm, theo sau là Trung Quốc với sản lượng 150 triệu chiếc/năm. Samsung đang có kế hoạch cắt giảm sản lượng khoảng 40 triệu sản phẩm tại Trung Quốc do giá nhân công cao kết hợp với rủi ro chiến tranh thương mại Mỹ -Trung leo thang nên Tập đoàn này càng có lý do để đẩy mạnh chuyển hướng đầu tư sang các nước khác. Trong bối cảnh này, Việt Nam có cơ hội thu hút thêm vốn đầu tư của Samsung. Theo đó, thu hút vốn FDI, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng, các khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi, nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra.
Dệt may có cơ hội nhưng lợi nhuận thấp hơn
Các nước có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực may mặc như Việt Nam, Bangladesh, Campuchia… sẽ được hưởng lợi khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang. Năm 2017, Mỹ là thị trường XK dệt may lớn nhất của Việt Nam với 12,2 tỷ USD (tương đương gần 50% tổng XK hàng dệt may của Việt Nam ra thế giới). Hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ hiện đang chịu mức thuế từ 8-10%.
Ngoài ra, ngành dệt may và da giày được dự báo là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại nhờ hai khía cạnh. Thứ nhất, là đồng NDT mất giá mạnh so với USD, qua đó NDT cũng mất giá so với VND giúp các doanh nghiệp nhập được vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da giày với giá rẻ hơn. Thứ hai, là các ngành này của Việt Nam có thể lấy thêm được thị phần của Trung Quốc tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn cũng như thu hút được thêm vốn đầu tư FDI, từ đó giúp xuất khẩu tăng, nhiều việc làm mới được tạo ra.
Tuy vậy, quá trình hưởng lợi cũng sẽ diễn ra với quy mô vừa phải và từ từ vì đối với các Tập đoàn đa quốc gia, sản xuất tại Trung Quốc vẫn có sức hấp dẫn nhất định, nhất là đối với các phân phúc cần trình độ nhân công cao dù mức lương tại đây đang có xu hướng tăng. Đối với các doanh nghiệp dệt may, điển hình như TCM, GMC chiến tranh thương mại chắc chắn mang lại thuận lợi nhưng mức độ có thể sẽ không quá đột biến.
Lý do là các doanh nghiệp này hiện đã chạy hết công suất cũng như chưa có kế hoạch đầu tư thêm trong ngắn hạn. Nếu lấy thêm được đơn hàng từ Mỹ, các doanh nghiệp này cũng sẽ phải thuê gia công bên ngoài và chấp nhận mức biên lợi nhuận thấp hơn.
ĐỨC THÀNH
Theo Laodong
Đòn chiến lược
Sau khi chính thức "khai hỏa" cuộc chiến thương mại, Washington đã tiếp tục ra "đòn" tấn công nhắm vào 200 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, chủ yếu là hàng hóa công nghệ cao, module bộ nhớ máy tính, máy xử lý dữ liệu tự động, đồng hồ thông minh, thiết bị Bluetooth, trang thiết bị văn phòng như máy photocopy.
Giới phân tích cho rằng đây không đơn thuần là các biện pháp "ăn miếng trả miếng" mà là "đòn tấn công" mang tính chiến lược của Washington đối với Bắc Kinh
Không phải ngẫu nhiên chính quyền của Tổng thống Donald Trump lại chọn ồ ạt tấn công Trung Quốc vào thời điểm này. Nếu nửa đầu năm nay, Mỹ còn gây chiến với một loạt nước ngay kể cả với các đồng minh thân cận, thì nay cường quốc này đã dàn xếp được với đa số và hiện chỉ còn Trung Quốc là đối thủ chính. Do đó, Mỹ đã không hề khoan nhượng khi cảnh báo nếu Trung Quốc có hành động trả đũa nhằm vào nông dân và các ngành công nghiệp của Mỹ, Washington sẽ lập tức tiến hành giai đoạn ba, áp thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá tới 267 tỷ USD. Việc tăng thuế 10% đối với 200 tỷ hàng hóa nhập khẩu kể từ ngày 24/9 và sau đó lên mức 25% vào đầu năm 2019 cũng hoàn toàn nằm trong ý đồ của Mỹ. Việc không áp thuế ồ ạt ngay lập tức giúp các nhà đàm phán Mỹ-Trung có cơ hội đạt được thỏa hiệp, trước khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tháng 11 tới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Mỹ cũng có thêm thời gian để tìm nguồn cung thay thế Trung Quốc, trong khi chính quyền cũng có thể kìm giá tiêu dùng tăng vọt trước thời điểm Lễ Tạ ơn, đặc biệt là trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào đầu tháng 11.
Rõ ràng việc đưa ra quyết định tăng thuế này chứng tỏ Washington đang chiếm thế thượng phong trong tương quan lực lượng với Bắc Kinh. Thực tế, trong quý II vừa qua, kinh tế Mỹ đã duy trì mức tăng trưởng cao (4,2%), tỷ lệ thất nghiệp thấp, trái ngược với mức tăng trưởng chậm lại và nợ tăng cao của Trung Quốc. Trong khi đó, các biện pháp tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc chỉ gây tác động nhỏ đối với kinh tế Mỹ, ước tính chỉ khiến 0,1-0,2% GDP sụt giảm. Không chỉ vậy, việc Mỹ liên tục áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc còn được cho là một công cụ để Washington gây áp lực nhằm cản trở Bắc Kinh trong cuộc cạnh tranh lớn hơn giữa hai cường quốc trên trường quốc tế. Giới phân tích nhận định Chính quyền Mỹ muốn ngăn cản Trung Quốc trở thành một cường quốc khoa học và công nghệ toàn cầu. Quan trọng hơn, Washington muốn ngăn Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng tới mức có thể "soán ngôi" nền kinh tế số một thế giới của Mỹ. Đây có thể là lý do khiến Tổng thống Donald Trump không ngừng leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc, đặc biệt trước thềm cuộc bầu cử quan trọng sắp tới ở Mỹ.
Rõ ràng, việc Trung Quốc tuyên bố áp thuế trả đũa đối với lượng hàng hóa trị giá 60 tỷ USD sẽ còn khiến tình hình diễn biến xấu hơn nữa. Một cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới. Việc áp đặt các mức thuế quan có thể hạn chế việc giao thương và cản trở sự tăng trưởng của các quốc gia nhỏ hơn. Trong khi đồng USD bắt đầu tăng giá khi căng thẳng thương mại leo thang, giúp Mỹ tránh phải chịu mức giá cao hơn, thì giá trị của nhiều đồng tiền trên thế giới sụt giảm, được ví như một "hòn đá tảng" đè nặng lên nền kinh tế của những nước này.
Do đó, nếu các động thái trả đũa thuế quan vẫn đang tiếp tục được duy trì, khả năng các cuộc đàm phán được đề xuất nhằm làm giảm bớt căng thẳng thương mại giữa hai nước trước bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ vào tháng 11 tới, rất khó đạt kết quả, thậm chí một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung càng xa vời. Thậm chí, một khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bước vào giai đoạn quyết liệt hơn, thì nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng đang ngày càng hiển hiện.
Ngọc Hà
Theo baohaiquan
Chiến tranh thương mại, Trung Quốc hi vọng Mỹ thể hiện sự chân thành Người phát ngôn của Bộ Thương Mại Trung Quốc vừa kêu gọi Mỹ thể hiện sự chân thành và hãy hành động đúng đắn để sửa chữa các hành vi của mình sau khi hai quốc gia này vừa tăng nhiệt cho cuộc chiến thương mại. Theo Reuters, ông Gao Feng, phát ngôn viên của Bộ Thương Mại Trung Quốc cho biết: "Trung...