Chiến thuật làm bài thi môn Tin học để vào lớp chuyên
Theo Thầy Nguyễn Khải Hoàn – giáo viên Tin học, Trường THCS Lập Thạch (Vĩnh Phúc), để thi vào lớp chuyên Tin, thí sinh nên trọng tâm lại phần NNLT Pascal, C , Python…
Ảnh minh hoạ/TG
Chiến thuật tâm lý
Ngoài ra, cần nhớ vận dụng linh hoạt một số thuật toán tìm kiếm, tối ưu, sắp xếp… Nắm thật vững kiến thức toán học về số học, hình học, các bài toán thực tế.
Khi cầm đề thi trên tay, các em cần đọc kĩ đề bài, không nên vội vàng bắt tay vào lập trình (code). Các em nên đọc lướt một lượt toàn bộ đề thi, sau đó chọn bài dễ nhất để làm, đồng thời xác định mức độ khó của từng bài để từng bước giải quyết.
“Đây coi như chiến thuật tâm lý, nhằm tạo hưng phấn cho mình khi làm bài. Đối với những đề bài quá dài, các cần biết tóm tắt đề bài, xác định được bài toán yêu cầu giải quyết vấn đề gì? Không nên hoang mang, căng thẳng khi nhìn thấy đề dài và khó” – thầy Hoàn chia sẻ.
Cũng theo thầy Hoàn, thí sinh cần phân chia thời gian hợp lý cho từng bài. Ví dụ: Với đề thi gồm 3 bài, thời gian là 150 phút, các em chia mỗi bài 50 phút. Bài dễ cố gắng hoàn thành nhanh nhất có thể, thời gian còn lại sử dụng vào bài khó. Trong trường hợp đã dành hết thời gian cho một bài mà không giải quyết được thì phải chuyển ngay sang bài tiếp theo.
Khi đọc đề, ứng với mỗi bài, thí sinh cần xác định rõ giới hạn dữ liệu, thời gian yêu cầu của kiểm tra (test), từ đó vận dụng kiến thức toán học tốt nhất, xây dựng thuật toán cho bài; sau đó sử dụng kỹ thuật lập trình để cụ thể hóa thuật toán. Cố gắng đưa bài toán về dạng quen thuộc để làm.
Sau khi code xong, thí sinh sử dụng bộ test của đề bài để kiểm tra thuật toán có giống kết quả của test mẫu hay không, sau đó tự nghĩ ra (tự sinh) những test khác từ nhỏ đến lớn để kiểm tra tính đúng đắn, thời gian chạy test của thuật toán.
Video đang HOT
Với những bài khó, chưa nghĩ ra thuật toán tối ưu, thí sinh cần chia ra những subtest để lấy được tối đa điểm của những test nhỏ. Khi edit lại code, cần giữ nguyên các subtest để nếu khi hết giờ chưa kịp edit code xong, các em vẫn giữ lại được các subtest, khi đó không bị mất những điểm đáng tiếc.
Thầy Nguyễn Khải Hoàn – giáo viên Tin học, Trường THCS Lập Thạch (Vĩnh Phúc). Ảnh: NVCC
“Mẹo”lấy lại bình tĩnh khi bị mất tâm lý
Thầy Hoàn cũng chỉ ra những lỗi thí sinh thường mắc phải khi làm bài thi như: Đọc không kĩ đề; xác định sai độ khó – dễ của bài toán, mất tâm lý khi nhìn thấy đề dài, không xác định được yêu cầu của bài toán.
Ngoài ra, nhiều em không chú ý giới hạn dữ liệu, thời gian chạy test. Khi code xong không chạy thử thuật toán, không tự sinh được các bộ test để chạy thử. Bên cạnh đó, một số em sử dụng thời gian làm bài không hợp lý. Có những em quá cố gắng “ăn” hết test lớn của bài, mà bỏ qua việc “vét” test để lấy những điểm số của test nhỏ.
Thầy Hoàn khuyên thí sinh cần chuẩn bị cho mình tâm lý thật tốt trước khi vượt vũ môn, không tự đặt quá nhiều áp lực và nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ.
“Khi vào phòng thi, các em không nên hoang mang, mất tâm lý khi nhìn thấy các bạn khác “múa phím”. Các em cố gắng làm tối đa các test nhỏ, lưu bài thường xuyên, tránh sự cố về máy tính, hoặc mất điện. Các em nhớ mang vào phòng thi 1 chai nước lọc để “chữa cháy” khi chưa nghĩ ra hướng giải quyết, hoặc khi gặp căng thẳng, các em uống một ngụm nước để lấy lại bình tĩnh, rồi nhắm mắt lại tư duy lại từ đầu. Khi viết 1 dòng code cần bỏ ra 5 giây để trả lời câu hỏi: Đúng hay không? Tại sao thế?” – thầy Hoàn bật mí.
Thầy Nguyễn Khải Hoàn là giáo viên dạy giỏi. Thầy từng bồi dưỡng học sinh tham dự thi Tin học trẻ quốc gia. Nhiều năm bồi dưỡng học sinh đạt giải nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Tin tỉnh Vĩnh Phúc. Năm học 2020-2021, trong số học trò thầy hướng dẫn ôn tập, bồi dưỡng đã có em đỗ thủ khoa Chuyên Tin, Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc. Học sinh này cũng đạt giải khuyến khích kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc Gia (Lớp 10 thi vượt cấp lớp 12).
TP.HCM: 6 giải pháp để học sinh đạt chuẩn tin học quốc tế
TP.HCM phấn đấu đến năm 2030, 50% học sinh đạt chuẩn tin học quốc tế, 100% giáo viên dạy tin học được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu dạy chương trình tin học quốc tế theo cấp học.
Sáng 28-4, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2021-2030.
Vào tháng 3, UBND TP.HCM đã phê duyệt đề án "Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh (HS) phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2021-2030.
Bà Nguyễn Thị Ánh Mai, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, huyện Hóc Môn, cho biết việc nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế là điều cần thiết để các em hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, với các trường vùng ven TP, kinh phí thực hiện không dễ dàng do người dân chủ yếu nhập cư, khó khăn về kinh tế.
Ông Nguyễn Minh, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa phát biểu tại hội nghị. Ảnh: NQ
"Hiện chi phí tham dự các kỳ thi lấy chứng chỉ tin học quốc tế dao động từ 700-800.000 đồng/học sinh/lần thi, chưa kể chi phí học tập và ôn luyện. Bình quân, mỗi học sinh phải tốn khoảng 2 triệu đồng tiền học và thi lấy chứng chỉ quốc tế. Đây là số tiền không nhỏ đối với học sinh ở khu vực vùng ven, ngoại thành. Khi triển khai đại trà, chắc chắn nhà trường sẽ ủng hộ việc phát triển tin học theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên mong sở GD&ĐT làm việc với các đơn vị đối tác nên có chế độ ưu tiên đối với khu vực khó khăn" - bà Mai nói.
Ông Nguyễn Minh, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cũng cho hay, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP và Nghị quyết đại hội ngành giáo dục đều đề cập đến 2 cụm từ đó là tiếng Anh và tin học theo chuẩn quốc tế. Đây là căn cứ để trường học triển khai chuẩn hoá việc đào tạo hiện nay.
Đối với môn Tin học có cái khó. Trong chương trình giáo dục hiện hành ở bậc THCS chưa quy định tin học là môn bắt buộc. Tuy nhiên, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tin học đã trở thành môn chính thức được giảng dạy kể cả bậc tiểu học. Tới đây khi triển khai cuốn chiếu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (năm học 2021-2022 triển khai đối với lớp 6), nhà trường tính toán tích hợp chương trình và phối hợp với một số đơn vị để triển khai đào tạo tin học theo chuẩn quốc tế.
Ông Nguyễn Minh chia sẻ thêm, để triển khai đề án này, vấn đề quan trọng nhất là cơ sở vật chất. Hiện nay, việc mua sắm trang thiết bị, máy móc thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung, quy trình kéo dài nên một số đơn vị vừa chờ chủ trương vừa phải vận dụng xã hội hóa.
Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT, cho biết để triển khai đề án trên cần phải đồng bộ 6 giải pháp.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò của kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho xã hội, đội ngũ quản lý giáo dục, nhà giáo, phụ huynh và học sinh.
Thứ hai, trường học tiếp tục đầu tư có hiệu quả cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý.
Thứ ba, cần phải phát triển đội ngũ giáo viên tin học, có những chính sách thu hút, hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng để đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo các chuẩn quốc tế.
Thứ tư, đẩy mạnh đưa các chương trình dạy học tin học theo chuẩn quốc tế vào trường phổ thông, định hướng khuyến khích học sinh học và thi đạt các chứng chỉ tin học quốc tế.
Thứ năm, tăng cường công tác quản lý dạy và học tin học.
Cuối cùng là cần phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong dạy học tin học.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: NQ
Ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho rằng trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, các khái niệm về "chuyển đổi số", "quốc gia không biên giới" ngày càng phổ biến. Do đó, học sinh không chỉ được đánh giá về các chỉ số IQ, EQ mà còn được đánh giá về trí tuệ số. Trong đó, kiến thức, kỹ năng và các giá trị số cần được đánh giá theo chuẩn quốc tế.
Với môn tin học, các em không chỉ đáp ứng yêu cầu thao tác nhanh mà phải biết ứngdụng kiến thức vào cuộc sống, tránh lạm dụng và bị lạm dụng về công nghệ. Khi học sinh được tiếp cận các kiến thức, kỹ năng tin học theo chuẩn quốc tế sẽ có nền tảng tốt, đủ khả năng áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Thiếu giáo viên Ngoại ngữ, Tin học khi thực hiện Chương trình GDPT mới Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 2, lớp 3 ở nhiều địa phương đang dần khó khăn do thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn Ngoại ngữ và Tin học. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu tính theo đúng định mức từng cấp học thì cả nước...