‘Chiến thắng nhỏ’ của Tổng thống Biden và ‘thất bại lớn’ của Mỹ ở Trung Đông
Những chính sách của Mỹ không chỉ kéo dài cuộc chiến ở Gaza, làm gia tăng thương vong dân sự và cô lập Washington trên trường quốc tế, dẫn đến nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh khu vực mà Mỹ có thể bị lôi kéo vào.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại bang Pennsylvania. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bình luận của Trita Parsi, Phó Chủ tịch Điều hành Viện Quincy với tờ New York Times ngày 21/4, khả năng quản lý khủng hoảng sau hậu trường của Tổng thống Mỹ Joe Biden dường như đã giúp ngăn chặn một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn bùng phát ở Trung Đông cho đến thời điểm hiện tại. Nhưng chiến thắng mang tính chiến thuật đó của chính quyền Mỹ thực sự là một phần của thất bại chiến lược lớn hơn trong khu vực.
Trong hai tuần qua, Tổng thống Biden đã nỗ lực đảm bảo rằng cuộc đối đầu công khai chưa từng có giữa Israel và Iran không biến thành một cuộc xung đột toàn diện. Sau khi Israel tấn công toà nhà lãnh sự quán Iran ở Syria vào đầu tháng này, ông Biden đã công khai kêu gọi Iran không tấn công đáp trả, đồng thời đàm phán riêng về một thoả hiệp kết thúc bằng hàng loạt tên lửa và máy bay không người lái (vốn được thông báo trước từ Tehran) bị bắn hạ trước khi chúng có thể gây thiệt hại lớn cho Israel. Ông Biden sau đó đã tìm cách thuyết phục Israel không trả đũa. Dù phía Israel có phản ứng, nhưng phản ứng có giới hạn đã giúp tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát và nhanh chóng lắng dịu.
Chuyên gia Parsi cho rằng, Tổng thống Biden xứng đáng được ghi nhận vì đã góp phần vào quá trình giảm leo thang quan trọng này. Iran đã phát động một cuộc tấn công nhưng thất bại như dự kiến; phản ứng của Israel là hạn chế để Iran có thể coi như không hề bị tấn công. Nhưng trong khi hành động của Tổng thống Mỹ giúp tránh được một thảm họa ngay lập tức, thì chính những chính sách của Washington đã đẩy Trung Đông vào quỹ đạo nguy hiểm hiện nay.
Kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10 năm ngoái, ông Biden đã từ chối tận dụng ảnh hưởng đáng kể của Mỹ đối với Israel để kiềm chế Tel Aviv, nhằm đảm bảo một lệnh ngừng bắn hoặc ngăn cản Israel thực hiện những gì có thể dẫn đến hành động đi ngược lại lợi ích của Mỹ.
Ông Biden đã ủng hộ viện trợ vũ khí cho Israel giữa lúc thương vong dân sự ở Gaza tăng cao. Quan trọng hơn, Mỹ đã ba lần phủ quyết các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc yêu cầu ngừng bắn. Dù Washington đã đồng ý một nghị quyết như vậy được thông qua vào tháng trước, nhưng ngay lập tức Nhà Trắng làm suy yếu nghị quyết bằng cách tuyên bố rằng tài liệu này không có tính ràng buộc.
Những chính sách này không chỉ kéo dài cuộc chiến ở Gaza, làm gia tăng thương vong dân sự và cô lập Mỹ trên trường quốc tế. Chúng cũng làm tăng thêm nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh khu vực mà Mỹ có thể dễ dàng bị lôi kéo vào.
Cuộc chiến ở Gaza đã dẫn đến việc phá vỡ lệnh ngừng bắn “không chính thức” giữa quân đội Mỹ ở Trung Đông và lực lượng dân quân Iraq và Syria thân Iran, từ đó dẫn đến sự gia tăng đáng kể các cuộc tấn công vào lực lượng Mỹ, khiến 3 binh sĩ nước này thiệt mạng vào tháng 1 vừa qua. Ông Biden đáp trả bằng cách sử dụng vũ lực chống lại các lực lượng dân quân này và lực lượng Houthi ở Yemen, đưa Mỹ đến gần hơn bao giờ hết với một cuộc xung đột lớn.
Video đang HOT
Tổng thống Biden, trong khi thường nói rằng ủng hộ giải pháp hai nhà nước, cũng đã thúc đẩy các chính sách phớt lờ quyền trở thành một nhà nước của người Palestine và thậm chí là trực tiếp ngăn chặn điều này. Trước xung đột Israel-Hamas, chính quyền Biden ít chú ý đến xung đột Israel-Palestine và không thể đảo ngược một số quyết định của chính quyền Mỹ dưới thời Donald Trump, như đóng cửa Văn phòng Tổ chức Giải phóng Palestine ở Mỹ và lãnh sự quán Mỹ ở Jerusalem, vốn là cơ quan ngoại giao chính thức để liên lạc giữa phía Mỹ và người Palestine.
Công thức của Tổng thống Donald Trump cho Trung Đông khi đó khẳng định giải pháp hai nhà nước không còn là “chìa khóa” cho hòa bình ở khu vực. Đúng hơn, hội nhập kinh tế giữa các quốc gia Arab và Israel sẽ mang lại hòa bình, và người Palestine trên thực tế sẽ phải chấp nhận số phận của mình như một dân tộc “chịu sự chiếm đóng vô thời hạn”.
Tổng thống Biden đã tiếp tục nỗ lực ngoại giao nhằm xây dựng Hiệp định Abraham của ông Trump. Hiệp định này đưa ra những nhượng bộ của Mỹ đối với các quốc gia Arab để đổi lấy việc họ từ bỏ yêu cầu thành lập một nhà nước Palestine như một điều kiện để bình thường hóa quan hệ với Israel. Ông Biden đã áp dụng cách tiếp cận này ngay từ đầu trong nhiệm kỳ tổng thống của mình và đã tìm cách vượt qua ông Trump bằng nỗ lực lôi kéo quốc gia Arab quan trọng nhất, Saudi Arabia.
Thay vì đánh giá lại cách tiếp cận này sau ngày 7/10 năm ngoái, ông Biden vẫn giữ nguyên công thức đó. Nhưng việc theo đuổi thỏa thuận bình thường hóa giữa Tel Aviv với Riyadh của ông Biden đã bị đình trệ khi xung đột nổ ra. Gần đây, thế giới một lần nữa lại xôn xao với những tin đồn về việc ông Biden sắp môi giới thành công thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Israel. Là một phần của bất kỳ thỏa thuận nào như vậy, các quan chức Saudi Arabia được cho là hiện đang xem xét chấp nhận sự đảm bảo bằng lời nói từ Israel rằng họ sẽ tham gia các cuộc đàm phán về tư cách nhà nước của Palestine.
Tóm lại, dù không đánh giá thấp những thành công về mặt chiến thuật của Tổng thống Biden trong việc tránh được những kịch bản tồi tệ nhất, nhưng chúng không bao giờ có thể bù đắp cho sự thất bại rộng lớn hơn của Washington trong việc theo đuổi một chiến lược mang lại an ninh thực sự cho nước Mỹ và hòa bình thực sự cho Trung Đông.
Giá xăng dầu - Thách thức với Tổng thống Biden trong chiến dịch tái tranh cử
Đối với chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden, mọi thứ có thể phụ thuộc vào việc ngăn chặn xung đột leo thang ở Trung Đông và giá xăng dầu tăng ở Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại bang Pennsylvania. Ảnh: AFP/TTXVN
Nền kinh tế Mỹ đang phát triển, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng không phải đối mặt với cáo buộc hình sự nào như đối thủ cạnh tranh của Đảng Cộng hòa Donald Trump và hoạt động gây quỹ của ông Biden đang diễn ra tốt đẹp.
Tuy nhiên, theo tờ Telegraph (Anh) ngày 21/4, cuộc chiến tái tranh cử của Tổng thống Biden hiện phải đối mặt với một mối đe dọa mới bất ngờ: Giá xăng dầu tăng cao.
Kể từ đầu năm nay, giá xăng ở Mỹ đã tăng từ hơn 3 USD/gallon lên 3,67 USD - tăng khoảng 20%. Giá nhiên liệu vẫn là một trong những vấn đề chính trị tiềm ẩn nhất ở Mỹ.
Ông Bob McNally, cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ thời chính quyền George W Bush, nói với Financial Times: "Không có gì khiến một tổng thống Mỹ đương nhiệm sợ hãi hơn việc giá xăng dầu tăng vọt trong năm bầu cử".
Đó là lý do tại sao Mỹ đã nhiều lần cảnh báo Ukraine ngừng các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga và kêu gọi Israel kiềm chế leo thang xung đột ở Trung Đông vì lo ngại điều này có thể khiến giá xăng dầu tăng vọt.
Nhiên liệu là một vấn đề nhạy cảm vì người Mỹ thường có thói quen lái xe nhiều. Giá nhiên liệu được hiển thị nổi bật dọc theo các đường cao tốc ở Mỹ và thường được coi là đại diện cho "sức khỏe" nền kinh tế quốc gia.
Bất cứ khi nào giá nhiên liệu giảm, Tổng thống Biden đều ca ngợi và nhấn mạnh trước công chúng về điều đó. Trong khi đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi ông Biden tương đối im lặng về vấn đề này khi giá xăng dầu tăng cao.
Tuần trước, thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre tuyên bố rằng Tổng thống Biden đã giúp hạ giá xăng dầu trong nước: "Tôi có thể nói rằng giá xăng vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh vào năm 2022 và đó là nhờ những gì Tổng thống Biden đã làm trong ba năm qua. Tôi nghĩ điều đó quan trọng".
Nhưng nhiều cử tri Mỹ đã không nhìn nhận theo hướng đó. Theo dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ, lạm phát nhiên liệu đường bộ đã tăng 3,8% trong tháng 2 năm nay và sau đó tăng tiếp 1,7% vào tháng 3 vừa qua.
Những đợt tăng giá đó không chỉ tác động chủ sở hữu phương tiện vì giá dầu còn có tác động mạnh mẽ đến lạm phát chung. Giá dầu tăng đã đẩy tỷ lệ lạm phát của Mỹ lên 3,5% trong 12 tháng tính đến tháng 3 năm nay.
Dữ liệu mới nhất từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy sẽ có nhiều đợt tăng giá hơn. Ví dụ, nhu cầu xăng dầu của Mỹ đã tăng từ 8,61 triệu thùng lên 8,66 triệu thùng mỗi ngày chỉ trong tuần trước, nhưng mức tồn kho xăng dầu của Mỹ giảm 1,1 triệu thùng, xuống còn 227,4 triệu thùng.
Gia tăng nhu cầu hoặc giá dầu toàn cầu tăng sẽ nhanh chóng đẩy giá nhiên liệu ở Mỹ lên cao. Ngoài ra, thời kỳ quan trọng cho nền chính trị dựa trên xăng dầu đang đến. Trong ngành công nghiệp ô tô, mùa hè được gọi là "mùa lái xe" ở Mỹ vì số lượng người đi du lịch trong kỳ nghỉ rất đông. Khi đó, người dân Mỹ sẽ cảm nhận rõ nhất sức ép của giá nhiên liệu tăng cao.
Trong bối cảnh này, đối với Tổng thống Biden, triển vọng ổn định giá xăng dầu có vẻ rất mong manh. Ông Dan Eberhart, Giám đốc công ty dịch vụ dầu mỏ Canary của Mỹ, bình luận với tạp chí Forbes trong tuần này: "Giá xăng 4 USD/gallon dường như không còn xa nữa, đặc biệt khi rủi ro địa chính trị đã quay trở lại thị trường năng lượng".
Theo chuyên gia trên, căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào khu vực lọc dầu của Nga cũng đang đẩy giá tăng cao.
Điều này gây ra một "cơn đau đầu" lớn với Tổng thống Biden, khi cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay diễn ra ngay sau "mùa lái xe".
Ashley Kelty, nhà phân tích và nghiên cứu về dầu khí tại ngân hàng đầu tư Panmure Gordon, cho biết: "Giá nhiên liệu rất quan trọng đối với các cuộc bầu cử ở Mỹ và bất kỳ tổng thống đương nhiệm nào cũng sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ giá thấp hơn".
Tổng thống Biden đã rút 180 triệu thùng dầu từ Cơ quan Dự trữ Dầu khí Chiến lược Quốc gia trong những tháng trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022, nhưng có rất ít tác động rõ rệt đến giá cả.
Các yếu tố chính thúc đẩy giá nhiên liệu tăng là các nguyên tắc cơ bản của cung và cầu, trong khi giá dầu có vẻ sẽ không giảm sớm.
Ông Jorge León, Phó Chủ tịch cấp cao về nghiên cứu dầu và năng lượng tại Rystad Energy, cho biết: "Dự báo của chúng tôi là giá dầu sẽ vẫn tăng trong thời gian còn lại của năm, dao động quanh mức cao 80 USD".
Các nhà phân tích khác cũng có chung dự báo nhưng cảnh báo rằng căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran là ẩn số lớn đối với giá nhiên liệu trong thời gian tới.
Đối với chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden, mọi thứ có thể phụ thuộc vào việc ngăn chặn xung đột leo thang ở Trung Đông và giá xăng dầu tăng ở Mỹ.
Căng thẳng Trung Đông 'gây nhiễu' đại chiến lược của phương Tây Xung đột ở Trung Đông càng kéo dài thì các mục tiêu địa chính trị lớn hơn của phương Tây càng trở nên phức tạp. Người dân tại Dải Gaza ngày 12/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN Sáu tháng trước, chính quyền của Tổng thống Joe Biden dường như không nghĩ rằng tình hình Trung Đông sẽ là một ưu tiên trên bàn cờ địa chính...