Giới trẻ Hàn Quốc ngừng tiêu pha xa xỉ vì lạm phát
Người trẻ Hàn Quốc dần từ bỏ hết những thói quen tiêu dùng vốn có và tập trung đến việc tìm kiếm công việc phụ vì chi phí sinh hoạt cao khiến áp lực kinh tế của họ càng tăng cao.
Một cửa hàng thương hiệu thời trang cao cấp tại trung tâm thương mại ở Seoul. Ảnh: Korea Times
Trước đây, Chung Ah-reum thường thích mua sắm các món đồ như túi xách, giày dép từ các thương hiệu thời trang xa xỉ. Nhưng hiện nay, khi đã ngoài 30, nữ nhân viên văn phòng này đã ngừng việc đó lại.
Sống một mình ở quận Gangnam, Seoul, Chung cũng không còn đam mê omakase, một món ăn sang trọng đắt tiề.n do đầu bếp chế biến theo phong cách Nhật Bản mà trước đây cô thường thưởng thức.
Cô nói: “Tôi đã từ bỏ lối chi tiêu xa xỉ của mình vì áp lực chi phí sinh hoạt cao. Tôi nhận ra rằng tư duy tiết kiệm là điều cần thiết để có thể trả tiề.n thuê nhà hàng tháng, chi trả cho các sinh hoạt phí khác và có thêm khoản dư”.
Những câu chuyện như của Chung hiện nay đã trở nên phổ biến và dường như thể hiện sự thay đổi trong mô hình chi tiêu của những người trẻ ở thế hệ MZ (thuật ngữ tiếng Hàn để chỉ thế hệ Millennial và thế hệ Z) tại Hàn Quốc.
Trước đây, họ theo đuổi nền văn hóa thích phô trương sự giàu có, thành công và của cải xa hoa ở nơi công cộng. Nhưng khi tình hình lạm phát tăng cao khiến tiêu dùng nội địa nước này bị cản trở, cách chi tiêu của người trẻ cũng thay đổi theo.
Video đang HOT
Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 3% so với cùng kỳ năm trước trong tháng thứ hai liên tiếp kể từ tháng 2/2024. Người dân có thể nhận thấy rõ ràng giá nông sản, vật nuôi và thủy sản, các mặt hàng thực phẩm hàng ngày đều đã tăng lên cao.
Ngoài ra, sự biến động về giá cả toàn cầu do xung đột gia tăng ở Trung Đông, tỷ giá ngoại tệ và chi phí năng lượng được dự đoán sẽ làm tăng áp lực lạm phát.
Trong hoàn cảnh đó, những người ở độ tuổ.i 20 và 30 đang cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm, đồ uống, quần áo và các hoạt động mua sắm khác.
Theo một phân tích của ứng dụng quản lý chi tiêu Bank Salad công bố hôm 21/4 nhằm nghiên cứu mô hình chi tiêu của một triệu người dùng, những người ở độ tuổ.i 20 đã chi 169 tỷ won (122,55 triệu USD) cho thực phẩm trong tháng 2, giảm 21,8% so với năm trước. Đối với những người ở độ tuổ.i 30, chi tiêu hàng năm cho thực phẩm giảm 24,2% xuống còn 111,8 tỷ won.
Về chi tiêu cho rượu và đồ ăn trong quán bar, những người ở độ tuổ.i 20 đã chi 15,8 tỷ won, ít hơn 30% so với một năm trước đó. Còn những người ở độ tuổ.i 30 cũng giảm 32,3%, xuống còn 13,4 tỷ won. Chi phí cho việc mua sắm quần áo và vật dụng khác của những người ở độ tuổ.i 20 giảm 14,5% xuống 49,8 tỷ won và người ở độ tuổ.i 30 giảm 17% xuống còn 42,2 tỷ won.
Do chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, những người trẻ tuổ.i cũng đang tìm kiếm thêm các công việc phụ. Theo báo cáo của Ngân hàng Shinhan, 16,9% người lao động cho biết họ có một công việc làm thêm. Hơn một nửa số người có thâm niên dưới 10 năm đang quan tâm đến công việc phụ, 61,9% trong số đó nói rằng lý do là vì chi phí sinh hoạt cao khiến áp lực kinh tế của họ càng tăng cao.
Chi tiêu quá tay, giới trẻ Hàn Quốc tìm về xu hướng chỉ dùng tiề.n mặt
Áp lực kinh tế gia tăng cùng với tính hợp lý của "thử thách tiề.n mặt" đã thu hút thế hệ trẻ Gen Z.
Việc dùng tiề.n mặt sẽ giúp những người tiêu dùng hạn chế chi một số khoản không cần thiết. Ảnh: Korea Herald
Bất chấp thời kỳ tiến bộ kỹ thuật số và giao dịch trực tuyến gia tăng, một xu hướng tiêu dùng quay về với truyền thống đáng chú ý đang nổi lên ở người Hàn Quốc trong độ tuổ.i 20 và 30, khi ngày càng nhiều người chọn sử dụng tiề.n mặt thay vì giao dịch thẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Theo tờ Korea Herald, giới trẻ Hàn Quốc đang áp dụng phương pháp lập ngân sách chi tiêu với tên gọi "chia ngăn tiề.n mặt". Phương pháp này bao gồm việc rút tiề.n mặt từ tài khoản ngân hàng và chia khoản tiề.n đó vào các phong bì được chỉ định cho các danh mục khác nhau, chẳng hạn như đồ dùng thiết yếu hàng ngày, du lịch, ăn uống bên ngoài.
Phương pháp này đang trở nên phổ biến trong giới trẻ khi họ phải tìm cách hạn chế việc chi tiêu quá đà. Nó cũng giúp cho những người tiêu dùng hạn chế chi tiêu theo số tiề.n được phân bổ bằng một cách hữu hình, thay vì quẹt thẻ liên tục.
Cô Kim Ji-hye, 32 tuổ.i, chia sẻ: "Tôi chi khoảng 1 triệu won (18 triệu đồng) chỉ cho các ứng dụng giao đồ ăn, nhưng sau khi chuyển sang thanh toán bằng tiề.n mặt, chi tiêu đã giảm gần 70%".
Trong khi đó, Yang Eun-bi, một nhà thiết kế web chuyên nghiệp 33 tuổ.i, cho biết: "Trước đây, phần lớn thu nhập của tôi sẽ dùng để thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng, nhưng kể từ khi bắt đầu tích trữ tiề.n mặt, số tiề.n tiết kiệm của tôi đã tăng từ 0 lên 1,2 triệu won mỗi tháng".
Một số người như Kang (24 tuổ.i) đã cắt đôi thẻ tín dụng của mình như một biểu tượng cho sự cam kết.
Tuy nhiên, trước sự gia tăng số lượng các cửa hàng không dùng tiề.n mặt để nhận thanh toán như ngày nay, một câu hỏi được đặt ra: "Liệu xu hướng này có khả thi?"
Theo Choi Su-ji - một YouTuber thường xuyên đăng tải các video về nỗ lực siết chặt chi tiêu, sự bất tiện khi phải dùng tiề.n mặt cũng góp phần giúp giải quyết cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết.
"Mỗi lần cần đặt hàng ở quán, tôi sẽ phải gọi điện cho nhân viên. Do bất tiện nên tôi dần chuyển sang nấu ăn tại nhà. Bên cạnh đó, dùng tiề.n mặt thì nhân viên giao hàng cũng rất có ít tiề.n tẻ để trả cho khách. Vì vậy, tôi buộc phải đến cửa hàng để lấy đồ ăn. Thêm một thao tác như thế khiến tôi phải suy nghĩ kỹ trước khi đặt đồ", cô Choi cho hay trước đây, chi tiêu của cô chủ yếu dành cho các ứng dụng giao đồ ăn.
Một số người trẻ cũng chia sẻ kinh nghiệm phân loại các khoản tiề.n của mình lên mạng xã hội, biến nó thành một trò chơi hoặc thử thách. Tính đến ngày 20/12, tìm kiếm hashtag "thử thách tiề.n mặt" trên Instagram đã cho về kết quả hơn 360.000 bài đăng, cùng với nhiều video dạy cách tiết kiệm.
Theo những người lựa chọn xu hướng dùng tiề.n mặt, phương pháp lập ngân sách này có sức hấp dẫn về thị giác và thính giác, khiến việc tiết kiệm trở nên thú vị và mang lại nguồn động lực. Cô Yang chia sẻ: "Âm thanh đếm tiề.n và nhấn nút máy tính tính toán khi lập bảng chi tiêu mang đến một cảm giác rất thỏa mãn. Nó gần giống như công nghệ ASMR vậy".
Những người khác cũng nhấn mạnh niềm vui khi trang trí sổ chi tiêu và phong bì đựng tiề.n.
Một số người có năng khiếu nghệ thuật cũng đã thử sức trong việc thiết kế phong bì theo yêu cầu riêng và vô tình tạo ra một nguồn thu nhập thay thế trong quá trình này.
"Lúc đầu tôi muốn có những chiếc phong bì độc đáo khó tìm thấy ở các cửa hàng. Nhưng sau khi chia sẻ ảnh của chúng trên Instagram, tôi bắt đầu nhận được phản hồi tích cực và cuối cùng quyết định bán chúng", Kim, người đã mở một cửa hàng trực tuyến vào tháng 11, cho biết.
Chính phủ Nhật Bản phê duyệt gói ngân sách bổ sung 13.200 tỷ yen đối phó lạm phát Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 10/11, Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt kế hoạch ngân sách bổ sung trị giá 13.200 tỷ yen (87 tỷ USD) cho năm tài chính 2023 kết thúc vào tháng 3/2024. Quang cảnh đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN Mục tiêu của gói ngân sách bổ sung này là tài trợ...