Chiến lược marketing đưa Kakao Talk lên vị trí số 1 Việt Nam
KakaoTalk chính thức đứng vị trí số 1 trên danh sách ứng dụng miễn phí trên Appstore (Top Free App). KakaoTalk chính thức đứng vị trí số 1 trên danh sách ứng dụng miễn phí trên Appstore (Top Free App).
Dù cách đây không lâu Kakao Talk hoạt động khá trầm lắng ở Việt Nam và rơi xuống khá sâu trên bảng xếp hạng, nhưng hãng đã bất ngờ tăng tốc và đạt được một kết quả khá lớn như ngày nay.
Đại diện Kakao Talk cho rằng, để đạt thành công trên, hãng đã xây dựng một chiến lược marketing khéo léo trong hoàn cảnh có ít chi phí hơn các gã khổng lồ khác.
Giữa cuộc chiến của các ứng dụng liên lạc miễn phí trên di động gay cấn giữa những WeChat, Zalo, Line, Viber,… KakaoTalk như chú lính chì nhỏ bé kiên trì và bền bỉ so găng với các gã khổng lồ khác.
Hình ảnh đại diện gắn liền với câu chuyện thương hiệu
Nhóm BigBang được KakaoTalk chọn làm đại diện tuy không phải là nhóm nhạc số 1 K-Pop, nhưng nhóm này lại đại diện rõ nét nhất cho tinh thần và câu chuyện bền bỉ vươn lên của hãng.
Trước khi thành công với ứng dụng KakaoTalk, Kakao đã có hơn 6 năm liên tục “thất bại” để tìm được hướng đi đúng cho công ty.
Việc lựa chọn hình ảnh đại diện cho KakaoTalk tại Việt Nam là một ví dụ khác. Midu không phải là một gương mặt nổi bật của showbiz Việt. Nhưng bù lại, Midu có một thành tích sạch, không scandal và hình ảnh phù hợp với KakaoTalk: tài năng, chăm chỉ và quá trình đi lên vững chắc.
Video đang HOT
Tất cả những yếu tố trên đã khiến KakaoTalk không chỉ còn đơn thuần là một sản phẩm tiện ích cho người dùng mà đã trở thành một đế chế, một phong cách sống. Tại Hàn Quốc, thay vì nói “Call me” hoặc “ Sms me”, người Hàn sẽ nói “Ka-talk me”.
Mô hình quảng cáo tự nguyện của người dùng
Nhiều nhà cung cấp phải đau đầu với bài toán lợi nhuận nhưng không làm mất đi người tiêu dùng thì KakaoTalk đã tạo ra được một mô hình quảng cáo dựa trên sự tự nguyện của người tiêu dùng và lợi ích từ cả hai phía: Nhãn hiệu và người nhận quảng cáo. Thành viên của KakaoTalk sẽ kết bạn với nhãn hiệu yêu thích của mình trên KakaoTalk để nhận được những coupon giảm giá, quà tặng…
Thương hiệu quốc tế truyền thông địa phương
Kakao cho rằng tôn chỉ truyền thông của hãng là tôn trọng bản sắc văn hóa quốc gia, thấu hiểu từng nhu cầu rất nhỏ của người dùng mỗi nước. Thay vì áp dụng hoàn toàn và ào ạt mô hình của Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam, KakaoTalk luôn đi từng bước, xem xét phản ứng của thị trường sau đó mới tiếp tục cho ra đời những chức năng tiếp theo.
Bộ sticker về PSY được Việt hóa.
Còn quá sớm để khẳng định vị trí số 1 của KakaoTalk là vững chắc giữa cuộc chiến ứng dụng liên lạc miễn phí đang ngày càng nóng bỏng ở Việt Nam. Đặc biệt là khi thị trường Việt Nam sắp đón nhận đối thủ sừng sỏ Viber. Còn gã khổng lồ Facebook thì liên tục cập nhật các tính năng “bóp cổ” các ứng dụng trên như gọi điện miễn phí, hay Facebook Home, Chat Head.
Tuy nhiên KakaoTalk cho hay sẽ làm việc với các doanh nghiệp tại Việt Nam để phát triển mô hình kinh doanh chia sẻ lợi nhuận nhằm mang đến giá trị lợi ích lâu dài đối với các đối tác trong thời gian sớm nhất.
Theo genK
KakaoTalk: Từ bỏ công nghiệp game để làm ứng dụng di động
Sirgoo Lee - Co-CEO củaKakaoTalk (một ứng dụng nhắn tin hàng đầu Hàn Quốc) đã chia sẻ một năm đầy thắng lợi đối với gã khổng lồ này. Với việc đạt mốc 10 triệu download ở thị trường Nhật Bản và thâm nhập mạnh mẽ ở Đông Nam Á đã đưa KakaoTalktrở thành một ứng dụng nhắn tin toàn cầu với mức tăng trưởng ấn tượng. Trong phần diễn đàn Startup Coffee (tại sự kiện Startup Asia 2013) dành riêng cho mình, Sirgoo Lee đã lần lượt bóc tách từng khía cạnh trong sự trưởng thành của sản phẩm, cách KakaoTalkvượt qua những thử thách và hé lộ những tham vọng trong tương lai.
Sirgoo Lee tại diễn đàn Startup Asia
Bài học cay đắng, kết quả ngọt bùi
Khía cạnh đầu tiên của câu chuyện có vẻ gần gũi với bất cứ ai đã "nhúng tay" vào khởi nghiệp: "con người". Sirgroo vốn được đào tạo để trở thành luật sư, hiện đang chịu trách nhiệm về toàn bộ những vấn đề liên quan đến luật pháp, PR và Marketing tại KakaoTalk.
Kakao được thành lập cách đây 6 năm, khởi đầu bằng việc xây dựng hàng loạt những dịch vụ dành cho website 2.0 và thất bại một cách đau khổ. Vào giữa năm 2009, với sự nổi dậy của thế hệ điện thoại thông minh (smartphone), KakaoTalk tiếp tục "chiến đấu" với 3 dịch vụ khác nhau - 2 trong số đó đã được bỏ lại phía sau khi Kakao chứng kiến sự phát triển đột biến của mình. Tháng 4/2012, Kakao đã nhận được gói đầu tư 90 triệu đô, bao gồm cả lợi tức từ anh lớn Tencent.
Phân nửa thành công của Kakao đến từ những may mắn trời cho,nửa còn lại là từ việc lắng nghe và thấu hiểu khách hàng. Sirgoo chia sẻ: "3 năm thất bại đã dạy chúng tôi những bài học cay đắng nhưng vô cùng giá trị. Chúng tôi đã từ từ xây dựng lòng trung thành của người dùng và hình ảnh thương hiệu". Trong thâm tâm mình, Sirgoo mong rằng Kakao sẽ tập trung vào công cuộc mở rộng toàn cầu mạnh mẽ và quyết liệt hơn.
Nhận ra "games vốn đã trở thành một mô hình kinh doanh béo bở trên mạng", đầu năm ngoái, Kakao đã trao đổi với một số công ty game về việc chuyển lại game platforms của mình cho một trong những đối tác này. Năm 2012, doanh thu của Kakao lên đến 45 triệu đô, đạt lợi nhuận 7 triệu đô, trong đó game là một mảng "hái ra tiền". Trong vòng 2 đến 3 năm tới, Sirgoo dự đoán xu hướng này sẽ còn phát triển thêm nữa.
Một tính năng đột phá của KakaoTalk là việc phát triển platform "tặng quà". Đây là một nền tảng được xây dựng từ 2 năm trước với việc phân phối những coupon được mua lại từ Starbuck thông qua hệ thống Plus Friend và đang tiếp tục bán những xa xỉ phẩm như vòng cổ Swarovski trị giá 200 USD hay những bộ trang sức 1000 USD.
KakaoTalk sẵn sàng cạnh tranh ở thị trường Đông Nam Á
BigBang xuất hiện trong quảng cáo mới nhất của KakaoTalk tại Việt Nam
Quay trở lại câu chuyện về Kakao ở thị trường Đông Nam Á, gã khổng lồ này hiện đang sử dụng "hiện tượng" KPOP đình đám như nhóm nhạc Big Bang để đẩy mạnh truyền thông trong thị trường này. Nhờ chiến dịch này, KakaoTalk đang đạt được con số 100,000 download một ngày, tính đến thời điểm hiện tại.
Theo anh, tính cách của người dùng Đông Nam Á không có khác biệt lớn với người dùng Hàn Quốc, nhưng Kakao vẫn luôn tập trung sáng tạo những nội dung phù hợp với người dùng tại khu vực này.
Với những dấu hiệu khả quan, doanh thu của KakaoTalk từ các thị trường quốc tế được dự đoán là sẽ tăng trưởng ấn tượng trong dài hạn. Thêm vào đó, các game platform hiện đang phát triển tốt ở thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ được nhân rộng ở Đông Nam Á trong thời gian tới.
Chia sẻ về kế hoạch toàn cầu của mình, Sirgoo khẳng định: "Chúng tôi sẽ không đẩy mạnh nỗ lực quảng bá ở Trung Quốc và Hàn Quốc, nhưng sẵn sàng cạnh tranh ở những thị trường khác, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á."
Với những triển vọng phát triển khả quan trong tương lai, Sirgoo đã kết thúc buổi Startup Coffee của mình bằng "Chúng tôi dự định sẽ IPO, nhưng giờ là quá sớm để tỏ ra phấn khích về điều này. Hiện tại, KakaoTalk muốn tập trung nhiều hơn vào phát triển ứng dụng và mở rộng thị trường."
Theo GenK
CEO Viber hướng tới mốc 10 triệu người dùng ở Việt Nam Với việc Viber đang là ứng dụng có nhiều người dùng nhất tại Việt Nam và trong thời gian qua, đơn vị này đã có nhiều động thái "rục rịch" để bước chân vào thị trường như dự kiến ra mắt phiên bản tiếng Việt hay gửi mong muốn hợp tác với nhà mạng. Action.vn đã có buổi trao đổi với ông Talmon...