Chiến lược chuyển trọng tâm của Apple
Doanh số bán thiết bị phần cứng giảm và chu kỳ thay smartphone của người dùng ngày một dài là nguyên dân khiến Apple dần chuyển hướng tới các dịch vụ khác.
Trong năm nay, Apple hầu như không bị ảnh hưởng khi các cơ quan quản lý và một số công ty phát triển ứng dụng phàn nàn về mặt trái của hệ thống kho ứng dụng Apple được hãng tạo ra hơn một thập kỷ trước. Vấn đề cơ bản là Apple được cho đã lạm dụng quyền kiểm soát các ứng dụng trên iPhone để áp đặt các khoản phí không công bằng và sự phức tạp đối với các nhà phát triển ứng dụng. Đó cũng chính là tuyên bố trong một vụ kiện mà Epic Games, nhà sản xuất trò chơi điện tử Fortnite , đưa ra để chống lại Apple.
Chiến lược chuyển hướng của Apple có thể ảnh hưởng tới mọi người dùng.
Apple cho rằng việc thực hiện quyền kiểm soát các ứng dụng và thu tiền hoa hồng cho một số dịch vụ mà người dùng sử dụng trên thiết bị là đúng. Tuy nhiên, đó chỉ là phần trong chiến lược hướng vào nguồn thu từ dịch vụ phần mềm. Còn có một thứ khác trong quyết định này của Apple: nỗi sợ hãi.
Tại sao Apple phải lo lắng?
Video đang HOT
Hãng đã rất thành công và có nhiều tiền từ việc phát triển phần cứng, nhưng thực tế, doanh số bán iPhone sẽ không bao giờ tăng trưởng đột biến được như những năm 2010, thời điểm đưa Apple trở thành “siêu sao”.
Smartphone đã trở thành một thiết bị thiết yếu của cuộc sống hiện đại ở nhiều quốc gia, giống tủ lạnh vậy. Chúng ta cần nó, nhưng người dùng thường không thay thế tủ lạnh cũ bằng một model với tính năng làm đá mới ra mắt. Việc này đang làm các công ty sản xuất smartphone phải suy nghĩ. Giống tủ lạnh, ngày càng có ít người thay điện thoại mới mỗi năm. Mọi người có xu hướng dùng điện thoại cũ lâu hơn.
Apple gặp khó khăn hơn trong việc bán nhiều iPhone hơn mỗi năm. Do đó, công ty phải đã thay đổi chiến lược của mình để kiếm nhiều tiền hơn từ các tiện ích có trong nhà và túi của người dùng – dưới các hình thức, như tải xuống ứng dụng, đăng ký Apple Music, tai nghe AirPods và các sản phẩm hoặc dịch vụ khác kết nối với hệ sinh thái của công ty.
Đó là một chiến lược thông minh, đang hoạt động rất hiệu quả, và cũng là chiến lược cần thiết khi thời đại smartphone đỉnh cao đã bão hòa. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức phía trước để Apple có thể trở thành cái gì đó lớn hơn là một công ty iPhone.
Nhà báo Peter Kafka của Vox gần đây viết rằng Facebook bắt đầu đăng các bản tin bên ngoài ứng dụng để tránh phải trả các khoản phí mà Apple yêu cầu. Các công ty khác cũng nói rằng họ cảm thấy bị buộc phải tính phí người dùng trong ứng dụng iPhone vì các quy tắc của hãng công nghệ Mỹ. Nhà phát triển ứng dụng ProtonMail – một app gửi email mã hóa – cho biết Apple đã yêu cầu thêm tùy chọn mua hàng trong ứng dụng (IAP) và đe dọa rằng nếu nhà phát triển gửi email cho khách hàng thông báo về sự thay đổi, Apple sẽ gỡ bỏ ứng dụng và chặn tất cả bản cập nhật. Tóm lại, ứng dụng sẽ đối xử tệ với người dùng hơn, do sự thay đổi chiến lược của Apple.
Không có gì lạ khi thế giới xung quanh được định hình bởi mô hình kinh doanh và tài chính của các công ty. Đôi khi nó có lợi cho người dùng. Microsoft đang cho phép người dùng Windows trên PC truy cập vào nhiều ứng dụng hơn, một phần vì họ không giống Apple, không cần kiếm tiền từ phí ứng dụng. Quan trọng hơn, Microsoft muốn đi ngược lại với Apple.
iPhone SE 2020 và iPhone 11 bán chạy nhất tại Mỹ trong quý III
Ra mắt chưa lâu, iPhone SE 2020 đã gặt hái được thành công khi là thiết bị chiếm 22% tổng doanh số bán iPhone tại Mỹ trong quý III.
Theo hãng phân tích Consumer Intelligence Research Partners (CIRP), iPhone SE 2020 là mẫu máy bán chạy thứ hai của Apple tại Mỹ trong quý III, xếp sau iPhone 11.
Hiện iPhone 11 đang giữ vị trí đầu bảng về doanh số bán. Chiếc smartphone này có thể còn thành công hơn trong thời gian tới vì vừa được giảm giá từ 699 USD xuống còn 599 USD sau khi Apple ra mắt loạt iPhone 12.
Vừa ra mắt, iPhone SE 2020 đã nhanh chóng chiếm gần 1/5 doanh số trong quý II.
CIRP cho biết iPhone SE 2020 đã thành công trong việc thu hút khách hàng sử dụng điện thoại cũ mà trước đây không muốn nâng cấp. Đây là mục tiêu duy nhất mà Apple muốn thực hiện trên iPhone SE 2020, nhưng doanh số nó mang đến lại vượt xa so với mong đợi.
Hầu hết người mua iPhone SE sẽ sử dụng các dịch vụ Apple Arcade, iCloud và Apple TV trong hệ sinh thái của Apple vài năm tới, từ đó giúp gã khổng lồ công nghệ thu về nhiều lợi nhuận hơn.
Như đã đề cập, iPhone 11 là chiếc điện thoại bán chạy nhất của Apple từ đầu năm cho đến nay, chiếm 31% tổng lượng iPhone bán ra và sẽ tiếp tục thành công trong quý IV.
Sắp tới, danh hiệu "iPhone bán chạy nhất năm 2021" có thể thuộc về iPhone 12. Mặc dù rẻ hơn 100 USD so với phiên bản lớn, iPhone 12 mini có thể không phù hợp với đại đa số người dùng vì kích thước màn hình bé và dung lượng pin nhỏ.
iPhone 11 vẫn giữ vững phong độ khi là mẫu máy bán chạy nhất quý III
Ở phân khúc cao cấp, iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max chiếm 33% thị phần quý III. Kết quả này tốt hơn nhiều so với bộ đôi iPhone XS và iPhone XS Max - giữ vọn vẹn 10% doanh số trong cùng kỳ năm 2019.
Dòng iPhone 11 lên kệ vào cuối tháng 9/2019 nên đã làm giảm thị phần của các phiên bản cũ. Trong khi năm nay, iPhone 12 Series ra mắt trễ hơn một tháng nên không có doanh số quý III để so sánh với iPhone 11.
Bất ngờ hơn khi trong danh sách các mẫu iPhone bán chạy lại xuất hiện iPhone 8 và iPhone 8 Plus. Hai mẫu máy này chiếm khoảng 8% doanh số và đã bị ngừng sản xuất vào giữa tháng 4. Cuối cùng là iPhone XR 2 năm tuổi với 6% thị phần iPhone bán ra tại Mỹ trong quý III.
Ấn Độ không nhập khẩu iPhone, Xiaomi và OPPO được sản xuất tại Trung Quốc Động thái này cho thấy những căng thẳng thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa được tháo gỡ, thậm chí còn được đẩy lên cao hơn. Xiaomi và Apple trở thành những nạn nhân mới nhất đối với căng thẳng thương mại gần đây giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Theo Reuters, Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) đã gây...