Chiến dịch quảng bá thương hiệu bền vững của các doanh nghiệp khi không lệ thuộc Facebook
Đến thời điểm hiện tại, chiến dịch # StopHateForProfit được đánh giá không làm ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình doanh thu của Facebook.
Tuy nhiên, không ai nói trước được điều gì. Nếu chiến dịch này tiếp tục bành trướng và kéo dài thì năm 2020 có thể là năm quyết định với Facebook.
2020 có thể là năm quyết định với Facebook
Facebook có tới 8 triệu nhà quảng cáo, 100 thương hiệu đứng đầu trong bảng xếp hạng chi tiền quảng cáo nhiều nhất trên nền tảng Facebook chỉ chi 4.2 tỷ USD tương đương. Trên thực tế, nhiều thương hiệu đã cắt giảm tiền quảng cáo trên các mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng từ trước dịch bệnh và chuyển dần sang các kênh quảng cáo khác như truyền hình kỹ thuật số và tương tác với khách hàng bằng các kênh truyền thông sẵn có của mình như email, app di động…
Nếu không quảng cáo trên Facebook, các ông lớn sẽ làm như thế nào?
Coca Cola – tạo chiến dịch marketing hướng tới cộng đồng
CocaCola nổi tiếng với những chiến dịch marketing làm nức lòng người tiêu dùng như The Coca Cola Happiness Machine, Coke Zone, Tweet Your Christmas Wish… lấy khách hàng làm trung tâm, xây dựng lòng tin trong cộng đồng. Gần đây nhất là hành động tạm dừng các hoạt động quảng cáo của Coca Cola Việt Nam để tập trung nguồn lực hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Điển hình, trong chiến dịch Coke Zone, Coca Cola phủ sóng thương hiệu của mình bằng hàng loạt chương trình trên tivi và treo các billboard quảng cáo, kết hợp hoạt động Email/SMS thông báo giải thưởng và các chương trình khuyến mại đi kèm. Kết quả, trong 2 tháng diễn ra chiến dịch, Coke Zone nhận được lượng truy cập lớn, thời gian người dùng lưu lại trung bình trên website là 9 phút, tỷ lệ mở email về newsletter chiếm 29%, CTR 6%. Còn đối với các chương trình khuyến mại, tỷ lệ mở email chiếm 49%, CTR chiếm 71%.
Rõ ràng, nếu không quảng cáo trên Facebook, Coca Cola vẫn đủ sức để tiếp cận người tiêu dùng bằng các cách thức khác nhau.
Video đang HOT
Starbucks – chuyển đổi số để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
Với Starbucks, thành công của thương hiệu không chịu sự phụ thuộc vào quảng cáo mà đến từ hoạt động nâng tầm trải nghiệm khách hàng nhờ chuyển đổi số thành công.
Digital Flywheel được ra mắt với chính sách đãi ngộ hấp dẫn, cá nhân hóa liên lạc với khách hàng, tính năng thanh toán dễ dàng và nâng cao trải nghiệm đặt hàng thuận tiện và nhanh chóng. Trong đó, việc cá nhân hóa liên lạc với khách hàng (personalization) dường như giúp Starbucks tạo được bước tiến vượt bậc, trở thành thương hiệu đồ uống được nhiều người yêu thích.
Personalization ở đây không chỉ là gọi tên được khách hàng mà còn là nắm bắt được thêm thông tin về insight khách hàng dựa trên lịch sử mua hàng của họ trên ứng dụng.
Như vậy, nếu không quảng cáo trên Facebook, Starbucks hoàn toàn có thể sống tốt nhờ các kênh truyền thông đã được xây dựng sẵn có với khách hàng. Tập trung khai thác khách hàng cũ thay vì quảng cáo để tìm kiếm khách hàng mới có thể là cách làm thông minh nhất, làm nên thành công của Starbucks như ngày hôm nay.
30 Shine – Phát triển thương hiệu qua website và ứng dụng
Bên cạnh việc sử dụng KOLs, đi bài PR đến các báo để truyền thông đến đông đảo người tiêu dùng, cốt lõi trong sự thành công của 30 Shine chính là việc phát triển thương hiệu qua website và ứng dụng.
Khách hàng có thể chủ động trong việc đặt lịch cắt tóc, tiết kiệm thời gian chờ đợi – một trải nghiệm không mấy vui vẻ tại các tiệm cắt tóc truyền thống. Thu thập dữ liệu data và phân tích còn giúp 30 Shine tạo bước đột phá mới trong việc quản lý và đưa ra quyết định marketing.
Người quản lý có thể biết được thời gian nào đông khách, thời gian nào vắng khách để chia nhỏ tập khách hàng, có chương trình khuyến mại phù hợp với từng khung giờ, từng đối tượng, điều phối nhân sự giữa các cửa hàng tránh việc lãng phí nguồn nhân lực mà vẫn đem lại trải nghiệm tốt nhất đến với khách hàng.
Còn doanh nghiệp của bạn sẽ làm gì để quảng bá thương hiệu một cách bền vững?
Nếu chưa thể sáng tạo những chiến dịch cho riêng mình, hãy học tập các ông lớn như Coca Cola, sử dụng email marketing để truyền thông đến khách hàng. Hoặc ít nhất phải bắt tay chuyển đổi số như Starbucks, xây dựng website như 30 Shine, tiến hành thu thập và khai thác data dữ liệu khách hàng để phân tích, đưa ra các quyết định và chương trình khuyến mại phù hợp giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi, remarketing với chi phí thấp.
Như vậy, ngoài quảng cáo trên Facebook, doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều cách để tiếp cận với người tiêu dùng, quảng bá thương hiệu một cách bền vững.
Sự nhanh nhạy trong công nghệ, nắm bắt xu hướng marketing của thị trường, chú trọng cải thiện sản phẩm và đặt trải nghiệm của khách hàng làm trung tâm chính là những yếu tố mấu chốt để doanh nghiệp đứng vững trước sự biến động không ngừng của thị trường.
Mark Zuckerberg - Gã độc tài cai trị 'quốc gia' lớn nhất thế giới Facebook
Cai trị quốc gia với 2,6 tỷ người dùng, Mark Zuckerberg tự thiết lập nên luật mà anh ta muốn, buộc mọi người phải tuân theo.
Cuối tuần vừa qua, làn sóng tẩy chay Facebook lan rộng gây xôn xao cộng đồng mạng. Cụ thể, hàng trăm nhãn hàng trên thế giới gồm cả những tên tuổi lớn như Unilever, Starbucks, Coca Cola, Pepsi đồng loạt tuyên bố sẽ ngưng mọi quảng cáo trên mạng xã hội này, ít nhất trong 30 ngày, nhiều hơn thì cho tới hết năm nay.
Làn sóng kêu gọi tẩy chay Facebook được rấy lên bởi Liên đoàn Chống phỉ báng của Mỹ, là lời đáp trả việc xử lý không phù hợp của Facebook với một số bài viết gây xôn xao dư luận của Tổng thống Donald Trump. Bên cạnh đó là hàng loạt vấn đề về thông tin sai lệch trên nền tảng trong vài tuần gần đây do ảnh hưởng của các cuộc biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc và phản đối hành vi lạm quyền của cảnh sát trên khắp nước Mỹ. Những điều này đã phơi bày lỗ hổng trong cách kiểm duyệt nội dung của Facebook.
Ngay khi sự việc xảy ra, cổ phiếu của Facebook đã rơi tự do, thổi bay 56 tỷ USD vốn hóa thị trường sau một đêm. Về phần mình, CEO Mark Zuckerberg đã nỗ lực giải quyết những lo ngại quảng cáo trong phiên hỏi đáp trực tuyến với nhân viên vào ngày thứ 6. Anh đã tuyên bố hàng loạt các thay đổi nhỏ đối với hoạt động quảng cáo của công ty và chính sách nội dung. Mark thậm chí còn khẳng định: "Không có bất kỳ ngoại lệ nào đối với các chính trị gia trong bất kỳ chính sách nào mà tôi vừa công bố ngày hôm nay". Tuy nhiên những nỗ lực này dường như là chưa đủ.
"Rõ ràng Facebook và CEO của họ Mark Zuckerberg không phải đơn thuần sơ suất mà thực tế là tự mãn với những bài đăng thông tin sai lệch", Derrick Johnson - Chủ tịch, CEO một công ty ở Mỹ nhận định.
Gã độc tài ở quốc gia Facebook
Sự việc lần này xảy ra khiến nhiều người nhớ lại việc Mark Zuckerberg từng bị so sánh là kẻ độc tài cai trị "quốc gia" lớn nhất thế giới Facebook.
Đây là nhận định của Peter Sunde đồng sáng lập website chia sẻ dữ liệu The Pirate Bay. Người này cho rằng Facebook đang tập trung mọi quyền lực của cộng đồng mạng.
Phát biểu trong bài phỏng vấn tại The Next Web năm 2016 ở Amsterdam, Peter Sunde nói rằng hiện tại đang không hề tồn tại thứ gọi là "dân chủ trực tuyến".
"Mọi người trong ngành công nghiệp công nghệ có rất nhiều trách nhiệm nhưng họ không bao giờ thực sự thảo luận về những vấn đề này.... Facebook là quốc gia lớn nhất thế giới và chúng ta đang có một nhà lãnh đạo độc tài là Mark Zuckerberg. Tôi không bầu cử cho anh ta. Anh ta tự đặt ra những luật lệ cho quốc gia Facebook của mình", Sunde nói.
"Và thực ra thì bạn không thể thoát ra khỏi Facebook. Tôi không dùng Facebook nhưng thực sự là ở đó có những điều mà thế giới thực không hề có. Bạn sẽ chẳng thể nhận những lời mời, không được cập nhập về tình hình của bạn bè, mọi người sẽ ngừng nói chuyện với bạn bởi bạn không tham gia Facebook".
Tình trong quý đầu tiên của năm 2020, Facebook có 2,6 triệu người dùng hoạt động hàng tháng - là mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Nắm trong tay lợi thế "đáng sợ"
Để minh họa cho quan điểm của mình, Sunde trích dẫn ví dụ về việc Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bị nghe lén trong cuộc họp với chính Zuckerberg tại Liên Hợp Quốc. Nếu các chính trị gia tỏ ra cứng rắn hơn và thực sự tin rằng họ có thể thay đổi Facebook nhưng mạng xã hội này từ chối những quy định quốc gia, liệu họ sẽ bị đóng cửa? Sunde cho rằng chúng ta đã kiểm duyệt nhiều thứ, tại sao lại không làm vậy với Facebook?
Với 2,6 tỷ người dùng, Facebook đang nắm trong tay một lợi thế "đáng sợ". Họ thường xuyên bị chỉ trích về cách sử dụng dữ liệu người dùng, can thiệp vào chính trị, các vấn đề xã hội, và không ngăn chặn được nạn tin giả tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Facebook vẫn phát triển ổn định, số người dùng tiếp tục tăng.
Người dùng Facebook hiện tại chấp nhận mất đi quyền riêng tư để kết nối với những người quen biết, theo dõi những thông tin họ thích và không rời mắt khỏi điện thoại. Xóa ứng dụng Facebook khỏi điện thoại tương đối đơn giản. Tuy nhiên, từ chối thứ thế giới mà chúng ta đã quen thuộc, do Mark Zuckerberg tạo ra thì khó khăn hơn rất nhiều, nhất là khi ở đó còn tràn ngập thông tin, cơ hội làm việc và những công cụ giao tiếp hơn cả thế giới thực chúng ta đang sống.
Điều gì sẽ xảy ra sau chiến dịch tẩy chay quảng cáo Facebook? Tuần trước, hàng loạt công ty ra mặt ủng hộ chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook #StopHateForProfit. Chuyện sẽ diễn biến theo chiều hướng nào? Facebook có 8 triệu nhà quảng cáo. Nếu muốn mạng xã hội này bị tác động, cần phải có hiệu ứng đám đông cực lớn. Facebook báo hiệu họ có ý định "chơi" theo luật của...