Chiến dịch giải cứu 2.000 người Liên Xô trên đảo Bắc Cực
Nhờ quân Đồng minh, 2.000 người Liên Xô trên đảo Spitsbergen tránh khỏi thảm họa thiếu lương thực trong mùa đông Bắc Cực hoặc bị phát xít Đức tấn công.
Ngày 23/8/1941, lực lượng đặc nhiệm Canada lần đầu tác chiến tại Bắc Cực khi tham gia chiến dịch đổ bộ lên Spitsbergen, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Svalbard của Na Uy. Nhiệm vụ của họ là sơ tán hàng nghìn người lớn và trẻ em Liên Xô trên đảo trong thời gian ngắn, vì phát xít Đức có thể tấn công khu vực này bất cứ lúc nào.
Quần đảo Svalbard, chỉ cách Bắc Cực 600 km, là mỏ khai thác than chất lượng cao quy mô lớn trong giai đoạn đầu Thế chiến II. Khoảng 2.000 thợ mỏ Liên Xô cùng các đồng nghiệp Na Uy sinh sống tại các khu định cư trên đảo.
Dân Na Uy được sơ tán khỏi đảo Spitsbergen trong chiến dịch Gauntlet. Ảnh: RBTH .
Việc quân Đức chiếm đóng Na Uy năm 1940 không ảnh hưởng nhiều đến Spitsbergen, nhưng chiến dịch xâm lược Liên Xô của Đức đã thay đổi hoàn toàn mọi thứ.
Các đồng minh phương Tây chuẩn bị gửi trang thiết bị quân sự và nhu yếu phẩm bằng đường biển để hỗ trợ Liên Xô đối phó quân Đức. Quần đảo Svabard nằm dọc tuyến đường vận chuyển này và trở thành vị trí có tính chiến lược.
Nếu Đức chiếm được đảo Spitsbergen và biến nó thành căn cứ hoạt động của lực lượng hải quân và không quân, toàn bộ chiến lược tiếp tế cho Liên Xô bằng đường biển của quân Đồng minh sẽ bị phá sản. Vì vậy, họ quyết định hành động dứt khoát để ngăn điều đó xảy ra.
Ban đầu, Liên Xô đề xuất kế hoạch cùng lực lượng Anh tấn công chiếm đảo Spitsbergen và sử dụng nó làm bàn đạp tiến vào Na Uy. Tuy nhiên, lực lượng trinh sát Anh cho rằng mục tiêu này không khả thi, khiến Liên Xô hủy kế hoạch và tập trung quân bảo vệ cảng Murmansk ở phía bắc, nơi đang chịu áp lực rất lớn từ phát xít Đức.
Nhận thấy Liên Xô gặp khó khăn trong tiếp tế cho hàng nghìn thợ mỏ tại Spitsbergen, phe Đồng minh đặt ưu tiên hàng đầu là giải cứu họ. Chiến dịch mang tên Gauntlet được triển khai gấp rút, bởi mùa đông Bắc Cực lạnh giá đang đến gần và khiến cư dân đảo Spitsbergen gặp nguy hiểm.
Thành phần nòng cốt của chiến dịch này là 500 binh sĩ thuộc lực lượng viễn chinh Canada do chuẩn tướng Arthur Edward Potts chỉ huy, bên cạnh lực lượng phối thuộc gồm 100 lính Anh và hàng chục quân nhân Na Uy.
Ngày 25/8/1941, tàu vận tải Empress of Canada cùng với một số tàu khu trục và tàu tuần dương Anh đã có mặt ngoài khơi Spitsbergen. Không có tình huống giao tranh nào do quân Đức chưa xuất hiện. Toàn bộ 2.000 công dân Liên Xô trên đảo đảo, gồm các thợ mỏ và gia đình họ, được đưa lên tàu Canada và cập cảng Arkhangelsk của Liên Xô an toàn ngày 29/8.
Một trạm thu phát sóng bị quân Anh phá hủy trên đảo. Ảnh: RBTH .
Trong khi đó, lính Canada và Anh bắt đầu phá hủy tất cả những thứ có giá trị nhưng không thể mang đi, chủ yếu là những cơ sở hạ tầng hỗ trợ như nhà máy điện, đường sắt và khu định cư. Tàu Canada cũng đưa 765 công dân Na Uy sơ tán. Đến ngày 4/9, toàn bộ quân Đồng minh rời khỏi đảo.
Video đang HOT
Quân Đức đổ bộ lên đảo Spitsbergen gần như ngay sau khi quân Đồng minh rời đi, do lính Canada và Anh đã phá hủy hoàn toàn trạm khí tượng bí mật của hải quân Đức trên đảo, vốn được dùng để dự báo thời tiết trong khu vực. Các báo cáo này rất quan trọng với Đức bởi nó giúp họ hoạt động ở Bắc Băng Dương, trong đó có những nhiệm vụ săn lùng tàu vận tải của quân Đồng minh.
Đức và quân Đồng minh sau đó tiến hành nhiều cuộc đổ bộ lên quần đảo Svalbard để xóa bỏ sự hiện diện của bên kia. Tuy nhiên, quân đội Na Uy không có đủ lực lượng để kiểm soát hoàn toàn quần đảo này. Đến tháng 9/1945, bốn tháng sau khi Đức Quốc xã đầu hàng, một trạm khí tượng bí mật của Đức vẫn hoạt động trên đảo hoang tại đây.
Quân đội Liên Xô trở lại đảo Spitsbergen sau chiến tranh và nhanh chóng thiết lập cơ sở hạ tầng và chúng vẫn hoạt động cho đến ngày nay.
5 vũ khí giúp Nga giành lợi thế áp đảo trong cuộc cạnh tranh ở Bắc Cực
Các hệ thống từ thời Chiến tranh Lạnh của Liên Xô đã giúp Nga chuẩn bị tốt cho cuộc cạnh tranh ở Bắc Cực.
Trong thập kỷ trước, các quốc gia tiếp giáp Bắc Cực đã tự nhận thấy vấn đề an ninh lớn. Băng tan ở vùng cực mở ra các tuyến vận tải biển cùng cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên trong khu vực nhưng cũng để lộ ra những nguy cơ đối với các nước vốn lâu nay coi đường biên giới phía Bắc là an toàn.
Không có gì ngạc nhiên khi Nga đã chuẩn bị cho lực lượng quân đội các chiến dịch Bắc Cực tốt hơn bất cứ nước nào khác. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã chuẩn bị để có thể chiến đấu ở khắp khu vực Bắc Cực, cả trên không và trên biển. Nhiều vũ khí và những hiểu biết chuyên môn từ thời đó vẫn được duy trì tới nay đã giúp Điện Kremlin có ưu thế vượt trội mà những nước khác khó bắt kịp.
Cho tới nay Nga vẫn là nước có đội tàu phá băng lớn nhất thế giới. Ảnh: TASS
Dưới đây là 5 hệ thống vũ khí Nga có thể sử dụng để bảo vệ các lợi ích ở Bắc Cực trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Tàu phá băng
Tàu độc lập quan trọng nhất để tiếp cận vùng Bắc Cực là tàu phá băng và Nga cho tới nay vẫn là nước có đội tàu phá băng lớn nhất thế giới.
Hiện tượng ấm lên không loại bỏ hoàn toàn các vùng biển đóng băng quanh năm, mà thay vào đó, khiến băng dễ thay đổi và khó dự đoán hơn. Khi Bắc Cực trở nên dễ tiếp cận hơn, các lợi ích thương mại ở khu vực này gia tăng; tần suất sử dụng dân sự và quân sự cũng ngày càng tăng, khiến cho các tàu phá băng càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Cả tàu dân sự và tàu quân sự đều cần sự hỗ trợ của các tàu phá băng để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên. Trong lĩnh vực này, Nga vẫn là nước được trang bị tốt nhất để đóng vai trò là người bảo đảm cho việc tiếp cận Bắc Cực trên toàn cầu.
Hiện Nga đang gấp rút đóng thêm 4 tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân - những con tàu có đủ sức mạnh và tầm hoạt động để hỗ trợ các cuộc thám hiểm quân sự trên khắp Bắc Cực. Đến 2035, nước này sẽ sở hữu ít nhất 9 tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ngoài ra, Nga còn có nhiều loại tàu phá băng chạy bằng năng lượng thông thường.
Trong khi đó, Mỹ chỉ có 2 tàu phá băng thuộc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển nước này, cùng một số tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Canada.
Các tàu phá băng đảm bảo cho quân đội Nga khả năng tiếp cận Bắc Cực một cách chắc chắn mà không quốc gia nào khác có thể thực hiện được. Điều này đem lại cho Nga tự do lớn trong việc hoạch định chiến lược tiếp cận tài nguyên và quân sự ở vùng cực.
Tàu ngầm Akula
Vũ khí thứ hai mang lại cho Nga lợi thế ở Bắc Cực là tàu ngầm hạt nhân Akula. Các tàu ngầm Nga có nhiều kinh nghiệm hoạt động ở Bắc Cực và có một cấu trúc hỗ trợ rộng rãi với các căn cứ cũ của Liên Xô dọc theo vành đai Bắc Băng Dương.
Một trong các tàu ngầm lớp Akula của Nga ở biển Barents năm 2001. Ảnh: AP
Một trong các tàu ngầm lớp Akula của Nga ở biển Barents năm 2001. Ảnh: AP
Trong khi những "gã khổng lồ" mới liên liên tiếp ra mắt, Akula - quái vật biển từ thời Liên Xô vẫn có những ưu thế riêng, có thể mang theo một kho vũ khí khổng lồ. Mặc dù được chế tạo từ những năm 1980, tàu Akula vẫn có thể hoạt động hiệu quả trong vai trò chống tàu ngầm (dưới mặt băng hoặc dưới các vùng biển khơi) và các nhiệm vụ chống tàu nổi (khi việc giảm băng trên bề mặt có thể làm cho tên lửa hành trình hoạt động hiệu quả hơn).
Dù Akula không hoạt động hoàn toàn yên tĩnh như các tàu ngầm của phương Tây, nhưng bù lại, "gã khổng lồ" này có ưu thế về kích thước và tải trọng vũ khí. Hạm đội Phương Bắc của Nga, thường được giao nhiệm vụ hoạt động ở Bắc Cực, hiện đang duy trì 6 tàu ngầm Akula, thường xuyên hoạt động dưới mặt băng.
Máy bay MiG-31
Ngay cả khi băng đã được dọn, các điều kiện ở Bắc Cực vẫn gây khó khăn cho việc tiến hành các hoạt động của tàu sân bay, điều này làm tăng tầm quan trọng của các máy bay trên đất liền. Hoạt động từ các căn cứ dọc theo vành đai Bắc Cực, MiG-31 Foxhound - một máy bay đánh chặn tốc độ cao được phát triển trên nền tảng MiG-25 Foxbat, có thể bao phủ rất nhiều không gian.
"Sát thủ đánh chặn" MiG-31 khai hỏa. Ảnh: Defence Bangla
MiG-31 và phiên bản tiền nhiệm của nó được thiết kế để săn tìm và tiêu diệt các máy bay ném bom Mỹ khi đối phương tìm cách xuyên thủng hệ thống phòng không của Liên Xô. Mặc dù MiG-25 Foxbat chỉ hoạt động tốt khi thực hiện vai trò không đối không, nhưng phiên bản MiG-31 Foxhound có radar tốt hơn và khả năng cơ động vượt trội, khiến nó trở thành nền tảng chiếm ưu thế trên không hiệu quả hơn.
Foxhound có thể sẽ phải "chật vật" trong cuộc đối đầu với các máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 và thế hệ 5 tiên tiến nhất mà Mỹ sở hữu, nhưng do thiếu căn cứ, các máy bay của Mỹ sẽ khó có thể xuất hiện ở đó để chiến đấu.
Foxhound có thể đạt tốc độ Mach 2,83 ở độ cao lớn, bán kính chiến đấu khoảng 1.600km. Hiện Nga đang vận hành khoảng 200 chiếc MiG-31 cả của Hải quân và Không quân, đồng thời Moscow đang thực hiện các bước để phục hồi và cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ các căn cứ không quân ở Bắc Cực.
Tu-95/Tu-142
Tu-95 Bear là một trong những máy bay chiến đấu lâu đời nhất vẫn còn hoạt động trong lực lượng Không quân chiến lược Nga. Giống như B-52 của Mỹ, Tu-95 Bear hiện nay hoạt động trong một môi trường chiến lược khác xa với những gì các kỹ sư dự định vào những năm 1950.
Tu-95 Bear. Ảnh: Wikimedia
Tuy nhiên, cũng giống như B-52, Tu-95 đã chứng minh được khung máy bay rất linh hoạt, và các biến thể của máy bay này từ lâu đã hoạt động trong lực lượng tuần tra hàng hải. Tu-95 (và phiên bản dành cho hải quân Tu-142) có khả năng hoạt động hiệu quả trong điều kiện khắc nghiệt của Bắc Cực, nơi các căn cứ trên bộ ở rất xa và các hoạt động của tàu sân bay thường không thực tế.
Ở phiên bản Tu-95 cổ điển, Bear có thể mang tên lửa hành trình chống hạm và đất đối. Biến thể tuần tra hàng hải, Tu-142, có thể tiến hành các hoạt động chống tàu ngầm. Với bán kính chiến đấu lên tới 5.000km, Bear có thể hoạt động tốt ngoài tầm với của các máy bay chiến đấu trên bộ và trên tàu sân bay. Đây có thể xem như một "điều may mắn", vì Bear không thể chạy khỏi các máy bay đánh chặn của đối phương.
Cũng như B-52, Nga hy vọng Tu-95 Bear sẽ tiếp tục phục vụ trong vài thập kỷ nữa và là một lựa chọn hiệu quả cho các hoạt động kiểm soát trên biển.
Các lực lượng đặc biệt
Bắc Băng Dương không có các vùng đất lớn và các trung tâm dân cư đáng kể. Khí hậu khắc nghiệt ở Bắc Cực khiến ngay cả những hòn đảo lớn nhất cũng hầu như không thể sinh sống. Trong điều kiện như vậy, quân đội Nga ít khi sử dụng các đội hình bộ binh hoặc thiết giáp lớn. Thay vào đó, các đội hình có tính di động và khả năng sát thương cao sẽ hiệu quả hơn.
Các lực lượng đặc biệt của Nga từ lâu đã chuẩn bị cho cuộc chiến ở Bắc Cực. Trong Chiến tranh Lạnh, các đội Spetsnaz đã được huấn luyện để tấn công các cơ sở của NATO ở Na Uy, Faroes, Iceland và các nơi khác.
Các lực lượng đặc biệt cũng có thể hỗ trợ các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ của lực lượng dân sự ở các khu vực không thể tiếp cận. Ảnh: KT
Trong những năm gần đây, Nga đã tăng cường đào tạo các lực lượng đặc nhiệm dự kiến triển khai ở Bắc Cực. Các tàu ngầm, máy bay và tàu nổi có thể đảm nhiệm việc chuyên chở đội hình này - lực lượng có thể chiếm và giữ các khu vực không thể tiếp cận, tiến hành trinh sát và làm gián đoạn thông tin liên lạc của đối phương.
Các lực lượng đặc biệt cũng có thể hỗ trợ các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ của lực lượng dân sự ở các khu vực không thể tiếp cận.
Các hệ thống kế thừa từ thời Chiến tranh Lạnh đã giúp Nga chuẩn bị tốt cho cuộc cạnh tranh ở Bắc Cực. Thách thức của Nga là duy trì các hệ thống này hoạt động (cả Tu-95 Bear và MiG-31 Foxhound cũng như nhiều tàu phá băng đã trở nên cũ kỹ) và phát triển các phương tiện thay thế hiệu quả. Dù vậy, nếu biến đổi khí hậu vẫn diễn ra theo các mô hình dự đoán, trách nhiệm và cả cơ hội của quân đội Nga ở Bắc Cực sẽ ngày càng gia tăng.
Lịch sử cuộc chạy đua Nga - Mỹ tại Bắc Cực Khi căng thẳng quân sự giữa Liên Xô và Mỹ leo thang ở Bắc Cực sau Thế chiến II, Liên Xô từng xây dựng một sân bay nổi ngoài khơi Alaska để đề phòng kịch bản chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra. Các nhà thám hiểm Xô viết đầu tiên đến xây dựng Trạm Bắc cực 2 (Ảnh: TASS). Ngày 2/4/1950,...