Chiến dịch đột kích đầu tiên của quân đội Mỹ ở nước ngoài
Trận đột kích phóng hỏa tàu khu trục USS Philadelphia lọt vào tay cướp biển năm 1804 được xem là chiến dịch quân sự đầu tiên của Mỹ sau khi giành độc lập.
Vào một đêm giữa tháng 2/1804, đại úy hải quân Stephen Decatur và một nhóm nhỏ tình nguyện viên, chủ yếu là thủy quân lục chiến Mỹ, bí mật tiến vào cảng Tripoli và đốt cháy tàu hộ vệ USS Philadelphia bị đối phương bắt giữ. Đây được xem là chiến dịch quân sự đầu tiên được Mỹ tiến hành ở nước ngoài.
Vào thời điểm đó, cướp biển thuộc Bờ biển Barbary ở Bắc Phi, ngày nay gồm Moroco, Algeria, Tunisia và Tripoli, đã hoành hành ở Địa Trung Hải suốt nhiều thế kỷ. Chúng thường chiếm các tàu hàng, bắt thủy thủ làm nô lệ hoặc đòi tiền chuộc. Ước tính hơn một triệu người châu Âu đã bị bán làm nô lệ trong thế kỷ 16-19.
Đại úy Stephen Decatur. Ảnh: Wikipedia .
Các tàu hàng Mỹ vốn thường được hải quân Anh bảo vệ trước hải tặc, nhưng điều này chấm dứt kể từ sau khi Mỹ giành độc lập năm 1776 và không còn là thuộc địa của Anh. Chính phủ Anh cũng thể hiện rõ lập trường này với các nhóm cướp biển Barbary.
Năm 1785, Vua Mohammed của Algeria tuyên chiến với Mỹ và bắt một số tàu hàng cùng thủy thủ nước này để đòi tiền chuộc. Chính quyền Mỹ khi đó mới thành lập không có đủ tiền và sức mạnh hải quân để giải cứu những thủy thủ này.
Video đang HOT
Năm 1786, Mỹ ký thỏa thuận với Moroco và mãi đến năm 1795 mới nhất trí được khoản tiền chuộc với Algeria, Tunisia và Tripoli để giải cứu thủy thủ bị bắt. Các khoản tiền chuộc mà Mỹ phải trả lúc đó chiếm tới 10% ngân sách quốc gia.
Do tình hình căng thẳng với Algeria, quốc hội Mỹ ra lệnh đóng 6 tàu chiến cho hải quân. Năm 1801, Tripoli tuyên bố bắt đầu săn lùng tàu Mỹ vì chậm nộp tiền. Tổng thống đắc cử Mỹ Thomas Jefferson triển khai một hạm đội nhỏ để phong tỏa Tripoli và cử biên đội tàu đến Sicily bảo vệ một căn cứ tại đây.
Sau một số cuộc giao tranh, hải quân Mỹ duy trì được vòng vây và không gặp thách thức nào trên biển. Tuy nhiên, tháng 10/1803, tàu hộ vệ USS Philadelphia bị mắc cạn ở một bãi đá ngầm khi tuần tra cảng Tripoli. Hạm trưởng cùng thủy thủ đoàn bị bắt và đưa lên bờ để đòi tiền chuộc, trong khi tàu được neo đậu tại cảng.
Đại úy Stephen Decatur, chỉ huy tàu buồm USS Enterprise, đề xuất một kế hoạch đột kích táo bạo để ngăn cướp biển trưng dụng chiến hạm Philadelphia. Theo đó, một tàu buôn nhỏ của Tripoli mới bị hải quân Mỹ bắt được đổi tên thành USS Intrepid, sau đó ngụy trang thành tàu hàng thông thường.
Tàu Intrepid sẽ cập cảng Tripoli vào buổi tối cùng một nhóm nhỏ tình nguyện viên, chủ yếu là thủy quân lục chiến Mỹ, để tái chiếm hoặc phóng hỏa USS Philadelphia. Tàu buồm USS Syren sẽ triển khai gần đó để sẵn sàng yểm trợ hỏa lực.
USS Philadelphia bị phóng hỏa đêm 16/2/1804. Ảnh: Wikipedia .
Tối 16/2/1804, chiến dịch đột kích được khởi động. Các tình nguyện viên người Sicilia có thể nói tiếng Arab được giao nhiệm vụ điều khiển USS Intrepid, họ hô to bằng tiếng Arab khi tiến vào cảng để tránh gây nghi ngờ. Đại úy Decatur và các đồng đội cải trang thành thủy thủ Malta và Arab.
Khi tàu Intrepid cập mạn USS Philadelphia, lính Mỹ bất ngờ dùng gươm và giáo tấn công lính canh Tripoli. Họ tiêu diệt nhiều lính canh và ném số lính còn lại xuống biển, nhanh chóng kiểm soát tàu Philadelphia mà không tổn thất người nào.
Do USS Philadelphia không thể ra khơi, lính Mỹ quyết định phóng hỏa chiến hạm rồi đào thoát trong lúc tàu Syren và lực lượng phòng thủ bờ biển Tripoli giao tranh. Một năm sau, chính phủ Mỹ nộp tiền chuộc để cứu thủy thủ đoàn USS Philadelphia.
Mười năm sau, Decatur là chỉ huy hạm đội trong chiến dịch thứ hai chống lại Bờ biển Barbary. Sau khi đánh bại vua Algeria, Decatur đàm phán một loạt hiệp ước nhằm chấm dứt mối đe dọa cướp biển với tàu Mỹ.
Luật sư của Suu Kyi quyết 'bảo vệ dân chủ'
Khin Maung Zaw, luật sư bào chữa của Suu Kyi, cho rằng ông phải thắng trong phiên tòa xét xử bà để "bảo vệ nền dân chủ".
"Myanmar đang trong thời khắc quan trọng của lịch sử. Nếu thất bại, chúng tôi sẽ trở thành nô lệ của chính quyền quân sự trong 40 hoặc 50 năm. Chúng tôi phải thắng trận chiến này", luật sư Khin Maung Zaw hôm nay trả lời phỏng vấn qua điện thoại từ thủ đô Naypyidaw của Myanmar.
Luật sư 73 tuổi này chịu trách nhiệm bào chữa cho Aung San Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước Myanmar bị quân đội bắt hôm 1/2, trước hai cáo buộc nhập khẩu bộ đàm trái phép và vi phạm các biện pháp hạn chế Covid-19 theo Luật Quản lý Thiên tai. Cuộc đột kích của quân đội vào tư dinh của Suu Kyi đã chấm dứt 10 năm chính quyền dân cử lãnh đạo tại Myanmar.
Khin Maung Zaw (giữa), luật sư của Aung San Suu Kyi, rời một tòa án ở Naypyidaw, Myanmar, hôm 15/2. Ảnh: AFP .
Quân đội Myanmar tuyên bố hành động của họ không phải đảo chính, bởi cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được chính phủ giải quyết, đồng thời cam kết trao lại quyền lực cho bên chiến thắng sau khi cuộc bầu cử mới được tổ chức.
Tuy nhiên, chính quyền quân sự hiện tại nắm quyền lực đối với tất cả nhánh chính trị của đất nước, bao gồm tòa án. Khin Maung Zaw vẫn chưa được phép gặp thân chủ dù phiên điều trần ngày 1/3 đang đến gần.
"Nếu tôi không được phép gặp bà ấy để chuẩn bị cho phiên điều trần, tôi sẽ cho cả thế giới biết rằng phiên tòa không công bằng", Khin Maung Zaw cho hay, nói thêm rằng ông còn tăng cường đề phòng nhằm tự bảo vệ bản thân trước áp lực của chính quyền quân đội. "Tôi phải rời nhà mình vào ban đêm và đến nơi ở của người khác".
Khin Maung Zaw, người bị bỏ tù lần đầu năm 17 tuổi vì phản đối chính quyền quân đội khi đó, cho biết ông đã quen với các mối đe dọa như hiện nay. "Bản thân tôi không có lý do gì để sợ hãi, bởi tôi đã vượt qua tất cả", luật sư của Suu Kyi nói.
"Tôi không đại diện cho Aung San Suu Kyi với tư cách cá nhân của bà ấy, mà là đại diện cho một lãnh đạo dân cử công khai đang bị quân đội nhắm mục tiêu. Tất cả là để bảo vệ nền dân chủ", ông cho biết.
Nhật giữ nguyên 'phí bảo vệ' với Mỹ Nhật sẽ gia hạn thỏa thuận trả 1,9 tỷ USD cho lực lượng Mỹ đóng tại nước này trong một năm, dù Trump từng đòi chi phí gấp 4 lần. Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi ngày 17/2 thông báo Tokyo và Washington đã đồng ý gia hạn thỏa thuận về giữ nguyên mức đóng góp tài chính của Nhật cho 55.000 lính Mỹ...