Chiến đấu cơ Su-35 Nga “sợ” tiêm kích nào của Mỹ?
Chiến đấu cơ Su-35 Nga được đánh giá là mẫu máy bay chiến đấu đáng gờm mà các chiến đấu cơ F-15, F-16 hay thậm chí là F-35 Mỹ không thể sánh bằng.
Chiến đấu cơ Su-35 của Nga.
Theo phân tích của tác giả Dave Majumbar trên National Interest, bất chấp các biện pháp trừng phạt và những khó khăn về kinh tế, Nga vẫn tiếp tục cho ra đời những hệ thống chiến đấu hiện đại mới như xe tăng, tàu ngầm vũ khí hạt nhân, chiến đấu cơ.
Trong đó, Su-35 là ví dụ điển hình của việc Nga đã hiện đại hóa lực lượng vũ trang thành công như thế nào.
F-35
Trong kịch bản một nhóm 4 chiến đấu cơ F-35 đối đầu với phi đội Su-35 tương xứng, F-35 nhiều khả năng sẽ phải đổi hướng, gọi tiêm kích F-22 Raptor đến hỗ trợ.
Trong tình huống khẩn cấp, F-35 có thể tạo ra trận không chiến ngang ngửa ới Su-35 Nga nếu công biết cách tận dụng ưu thế. Đó là khả năng tàng hình, sử dụng radar tìm và diệt máy bay đối phương ở ngoài tầm quan sát bằng mắt thường. Bởi giao chiến ở cự ly gần là điểm yếu với F-35.
Không chiến không phải là thế mạnh của F-35.
F-35 ban đầu được không được chú trọng nhiệm vụ không chiến, do đó chiến đấu cơ này ít cơ động và không nhanh đạt tốc độ tối đa bằng F-22 Raptor.
Tóm lại, nếu F-35 buộc phải tham gia một trận chiến trên không với Su-35 Nga thì yếu tố duy nhất có thể cứu sống được phi công khỏi bị bắn rơi là kỹ năng và kinh nghiệm chiến đấu.
F-15
Video đang HOT
Tiêm kích F-15 là đối thủ đáng gờm nhất có thể đụng độ với các chiến đấu cơ Su-35 Flanker-E.
Su-35 có thể tăng tốc ở trần bay đến ngưỡng siêu thanh mà F-15C không thể bắt kịp. Chiến đấu cơ Nga cũng di chuyển hết sức linh hoạt ở tốc độ thấp. Ở khoảng cách gần, máy bay nào giành chiến thắng còn phụ thuộc vào năng lực phi công và cả may mắn.
Ở tầm xa, F-15C hay phiên bản F-15E có lợi thế hơn Su-35 bởi radar mảng pha quét điện tử chủ động. Su-35 có lợi thế ở khả năng vô hiệu hóa radar gắn trên tên lửa điều khiển AIM-120 AMRAAM của máy bay Mỹ. Tên lửa đối không hiện đại của Su-35 có thể khiến hệ thống điện tử cũ của F-15 có thể bất lực. Lầu Năm Góc nhận ra điều đó và dự định đầu tư 7,6 tỷ USD để hiện đại hóa hệ thống điện tử trên F-15.
F-15 là một trong những mẫu chiến đấu cơ thành công nhất của Mỹ.
Tác giả Majumbar cho rằng, chiến đấu cơ F-15 sẽ không gặp phải bất cứ khó khăn nào khi đối đầu với các phi công nước ngoài điều khiển Su-35. Bởi để tối ưu khả năng tác chiến trên máy bay Nga là điều không hề đơn giản với phi công nước ngoài.
Trừ khi xung đột nổ ra trực diện giữa Mỹ và Nga, quân đội Mỹ có thể tiếp tục sử dụng chiến đấu cơ F-15 trong vòng ít nhất hai thập kỷ nữa.
F-16
Còn nếu so sánh với F-16 của Mỹ thì chiến đấu cơ Nga vượt trội vì F-16 được lắp đặt hệ thống radar ít tân tiến hơn. F-16 cũng không thể phóng loạt tên lửa AIM-120 ở tốc độ và tầm cao như chiến đấu cơ F-15.
Không quân Mỹ có kế hoạch nâng cấp 300 chiếc F-16 với hệ thống tác chiến điện tử CAPES bao gồm cả hệ thống radar quét mảng pha điện tử AESA đi kèm với hệ thống tác chiến trên không mới. Tuy nhiên, chương trình đã bị hủy bỏ vì cắt giảm ngân sách.
F-16 chiến thắng trong cuộc chiến giả định trên không với chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 nhưng vẫn không thể sánh bằng Su-35 Nga.
Không quân Mỹ không có ý định sử dụng F-16 cho mục đích không chiến và do đó, ngay cả khi được trang bị AESA, chiến đấu cơ F-16 chưa chắc đã cân bằng sức mạnh so với Su-35 Nga.
Có thể nói, Su-35 và và các chiến đấu cơ dòng Flanker của Nga là các máy bay có năng lực chiến đấu vượt trội. Các chiến đấu cơ thế hệ 4 của Mỹ không còn chiếm ưu thế lớn về công nghệ như trong những năm qua.
Với đội ngũ phi công được đào tạo bài bản và được hỗ trợ bởi các đơn vị mặt đất hay các máy bay trinh sát, Su-35 Nga thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ loại chiến đấu cơ nào của phương Tây, ngoại trừ tiêm kích F-22 Raptor.
Lầu Năm Góc cần phải tăng cường đầu tư vào các thế hệ chiến đấu cơ mới để thay thế phi đội cũ càng sớm càng tốt, tác giả Majumbar kết luận.
Theo Đăng Nguyễn – NI (Dân Việt)
Chiến đấu cơ Mỹ-Trung vờn nhau nguy hiểm trên không
Nguồn tin trên trang mạng Đài Loan cho biết, hàng chục chiến đấu cơ Mỹ, Trung Quốc đại lục và Đài Loan đã có cuộc "chạm trán trên không" ở khu vực eo biển Bashi ngày 12.9.
Máy bay ném bom H-6K, chiến đấu cơ Su-30MKK Trung Quốc (trái) và chiếc F-16 của Đài Loan.
Theo Up Media (Đài Loan), 7 giờ sáng ngày 12.9, radar quân sự Đài Loan phát hiện phi đội 10 máy bay Trung Quốc cất cánh từ căn cứ ở tỉnh Quảng Đông. Ban đầu, phi đội này được cho là tham gia cuộc tập trận trung Joint Sea 2016 giữa Trung Quốc và Nga ở ngoài khơi Trạm Giang. Tuy nhiên, các máy bay này không bay theo hướng nam mà bay ra phía đông, đến eo biển Bashi.
Ngay lập tức, các chiến đấu cơ đa năng tự sản xuất F-CK-1 và chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan cất cánh, giám sát máy bay Trung Quốc.
Theo ghi nhận của máy bay Đài Loan, phi đội máy bay Trung Quốc bao gồm Su-30MKK, tiêm kích J-11B hộ tống máy bay ném bom chiến lược H-6 và H-6K, máy bay trinh sát điện tử, máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và máy bay tiếp nhiên liệu IL-78.
Đây là lực lượng chiến đấu cơ, máy bay ném bom đáng gờm của không quân Trung Quốc nên Đài Loan tiếp tục điều thêm chiến đấu cơ F-16 theo sát.
Chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan.
Up Media nhận định, việc Trung Quốc điều phi đội 10 máy bay bao gồm cả tiêm kích, chiến đấu cơ, máy bay ném bom chiến lược tới eo biển Bashi là diễn biến đáng lo ngại.
Ở thời điểm đó, tàu khu trục tên lửa USS Spruance (DDG-111) của hải quân Mỹ đang trên đường trở về căn cứ Nhật Bản sau khi hoàn thành nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.
Phát hiện các máy bay Trung Quốc, tàu USS Spruance đánh tín hiệu yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp trên không. Quân đội Mỹ ngay lập tức điều 8 chiến đấu cơ F-15 và 2 máy bay trinh sát RC-135 đến chi viện gần khu vực ngoài khơi đảo Lan Tự (Orchid).
Tổng cộng, có 16 chiếc F-16 và F-CK-1 của Đài Loan đã cất cánh làm nhiệm vụ giám sát phi đội máy bay Trung Quốc.
Ttàu khu trục tên lửa USS Spruance của Mỹ.
Lúc 7 giờ 25 phút, khi máy bay cảnh báo sớm KJ-200 phát hiện chiến đấu cơ Mỹ, các máy bay Su-30MKK Trung Quốc ngay lập tức áp sát để cảnh giới. Máy bay Mỹ và Trung Quốc sau đó liên tục thực hiện các động tác vờn nhau để chiếm độ cao còn chiến đấu cơ Đài Loan đứng ở ngoài quan sát, không can thiệp.
Sau sự cố này, các máy bay Mỹ không có phản ứng nào khác còn máy bay Trung Quốc cũng rời khỏi khu vực. "Cuộc chạm trán nguy hiểm trên không" chấm dứt khi máy bay trinh sát hai bên lần lượt rẽ sang hai hướng khác nhau.
Trưa cùng ngày, không quân Trung Quốc thông báo, một biên đội oanh tạc cơ, chiến đấu cơ, máy bay cảnh báo sớm và tiếp liệu của nước này đã bay qua eo biển Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines để tiến hành tập trận ở tây Thái Bình Dương.
Tên lửa hành trình AKD-20 được cho là có sức mạnh ngang Tomahawk của Mỹ.
Phát ngôn viên không quân Trung Quốc cũng tuyên bố, đây là lần đầu tiên máy bay ném bom chiến lược H-6K được trang bị tên lửa hành trình AKD-20 đến khu vực Tây Thái Bình Dương. Theo Up Media, đây được coi là hành động nhằm răn đe tàu sân bay Mỹ.
Lực lượng không quân Đài Loan sau đó phát đi thông điệp khẳng định, các máy bay Trung Quốc không đi vào không phận vùng lãnh thổ này.
"Việc điều máy bay chiến đấu cất cánh tham gia giám sát hoạt động trên không là điều bình thường, để xử lý các tình huống khẩn cấp nếu cần thiết", tuyên bố từ lực lượng không quân Đài Loan cho biết và kêu gọi mọi người bình tĩnh.
Theo Đăng Nguyễn - Up Media (Dân Việt)
Chùm ảnh: Hàng chục chiến đấu cơ Mỹ diễu hành ở Sài Gòn 1951 Hàng chục máy bay chiến đấu "diễu hành" trên đường phố là hình ảnh độc nhất vô nhị từng được ghi nhận ở Sài Gòn năm 1951. Những hình ảnh này được trang web Ecpad.fr của Pháp giới thiệu. Ngày 26/1/1951, tàu sân bay hộ tống USS Windham Bay (CVE 92) của Mỹ đã cập cảng Sài Gòn cùng hàng chục chiếc máy...