Chiến đấu cơ Mỹ phải dùng phụ tùng từ nghĩa địa
Các máy bay không quân Mỹ buộc phải sử dụng phụ tùng từ các ‘nghĩa địa’ máy bay do tình trạng thiếu hụt về trang thiết bị.
Trung tâm Bảo trì và Phục hồi Hàng không The Boneyard, bang Arizona, Mỹ. Ảnh: Huanqiu
Vào tháng 3/2011, bất chấp cơn bão mùa đông khắc nghiệt, hai chiếc máy bay ném bom chiến lược B-1 xuất kích từ căn cứ ở nam Dakota để khởi động chiến dịch không kích ở Libya, chỉ 16 giờ sau khi nhận lệnh chiến đấu.
Tuy nhiên, sau nhiều năm cắt giảm ngân sách, đến nay nhiều quan chức không quân Mỹ lo ngại các máy bay của họ không còn đủ khả năng thực hiện một sứ mệnh tương tự như vậy, theo Fox News.
Video đang HOT
Theo thống kê, không quân Mỹ thiếu khoảng 700 phi công máy bay chiến đấu và 4000 nhân viên làm công tác bảo trì kỹ thuật. Ngoài ra, sự thiếu hụt về thiết bị nghiêm trọng đến nỗi các nhân viên phải đi xin phụ tùng thay thế tại trung tâm Bảo trì và phục hồi máy bay cũ The Boneyard, nơi được coi là nghĩa địa máy bay lớn nhất thế giới.
Theo các quan chức không quân Mỹ, hiện chỉ có một nửa số máy bay của phi đội ném bom chiến lược số 28, đóng quân ở căn cứ Ellsworth, nam Dakota, là có thể cất cánh.
“Không chỉ có nhân viên mệt mỏi, mà các máy bay cũng đang bị như vậy”, trung sĩ Bruce Pfrommer, người từng có 20 năm kinh nghiệm làm việc trên máy bay ném bom B-1, khẳng định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Chuyên gia Trung Quốc chê chiến đấu cơ 'Thần sấm' Mỹ ở Philippines
Chuyên gia quân sự Trung Quốc tuyên bố các máy bay chiến đấu nước này dễ dàng "hạ gục" Thần sấm A-10 Mỹ ở Biển Đông.
"Thần sấm" A-10 cùng khẩu pháo 30 ly ở trước mũi. Ảnh: Washington Post
Trang CRI hôm nay dẫn lời Ngụy Đông Húc, chuyên gia quân sự Trung Quốc, cho rằng máy bay "Thần sấm" A-10 được Mỹ bố trí ở Philippines chỉ có tác dụng "đối nội", không có tác dụng "đối ngoại".
Theo ông Ngụy, A-10 chủ yếu được dùng để tiêu diệt phiến quân chống chính phủ ở Philippines. Với ưu thế mang được nhiều đạn dược, pháo bắn nhanh, A-10 là công cụ hiệu quả để tiếp cận, tiêu diệt mục tiêu trên mặt đất. Tuy nhiên tốc độ chậm và kích cỡ lớn khiến A-10 dễ bị radar Trung Quốc phát hiện, khóa mục tiêu, sau đó dẫn đường cho các chiến đấu cơ J-10, J-11 "tiêu diệt".
"Nếu gặp phải các máy bay chiến đấu có tính cơ động cao như J-10, J-11, số phận A-10 ra sao sẽ rất dễ đoán", ông Ngụy tuyên bố.
Ông cũng cho rằng việc Mỹ bố trí A-10 ở Philippines chỉ "mang tính tượng trưng", "cảnh báo", không phát huy nhiều tác dụng nếu đối thủ có máy bay chiến đấu cơ động hoặc tên lửa đất đối không.
Mỹ ngày 19/4 điều 4 máy bay "Thần Sấm" A-10 và hai trực thăng cứu nạn HH-60 tuần tra trên bãi cạn Scarborough tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila. Trung Quốc chiếm kiểm soát bãi cạn này từ năm 2012 sau một cuộc đối đầu với Philippines. Trung Quốc đe dọa "dùng mọi biện pháp cần thiết" đối phó với máy bay Mỹ.
Được thiết kế để diệt xe tăng Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng "Thần sấm" A-10 lại trở nên nổi tiếng trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991, nơi nó đã hủy diệt rất nhiều xe tăng, pháo và bãi phóng tên lửa của Iraq. Nó cũng tham chiến ở Iraq và Afghanistan, yểm trợ đắc lực cho bộ binh Mỹ bằng các khẩu pháo 30 ly.
Nhờ hai động cơ lớn và lớp giáp titan dày, A-10 có thể bay chậm, bay thấp, dùng pháo 30 ly để quét bộ binh địch. Tuy nhiên, A-10 cũng bị không quân Mỹ cho rằng nên được "nghỉ hưu" bởi đã phục vụ hơn 4 thập kỷ.
Văn Việt
Theo VNE
Mỹ dùng máy bay 50 năm tuổi tấn công IS Hai chiến đấu cơ đã nghỉ hưu gần 50 năm tuổi nay được Mỹ điều động trở lại để tấn công các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo. Máy bay cánh quạt OV-10 Bronco. Ảnh: Wikipedia Việc tái triển khai những máy bay cánh quạt OV-10 Bronco kể trên là một phần trong chương trình thử nghiệm nhằm đánh giá xem liệu "máy...