Chiến cơ Su-57 của Nga xuất hiện tại Syria để quảng cáo vũ khí?
Hai mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 do Nga sản xuất đã được gửi tới Syria – theo báo Quốc phòng Nga Krasnaya Zvezda.
Theo tờ báo trên, đây là “sự xuất hiện đầu tiên của máy bay chiến đấu mới nhất của Nga trong điều kiện chiến tranh thực tế”.
“Sự thể hiện này rõ ràng nhằm ý định thu hút sự chú ý của nước ngoài, trong đó có các khách hàng tiềm năng” – tờ báo trên nhấn mạnh.
Krasnaya Zvezda giả định rằng các hoạt động tăng cường nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng căn cứ Nga ở Hmeimim, Syria có thể cho thấy các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Nga sẽ sớm có mặt ở đó thường xuyên.
Tháng 8 vừa qua, phiên bản xuất khẩu Su-57e đã được tiết lộ tại triển lãm hàng không MAKS-2019 ở ngoại ô Moscow.
Tờ báo Global Times của Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh có thể xem xét mua chiến đấu cơ Su-57 từ Nga sau khi so sánh khả năng của máy bay này với các chiến đấu cơ sản xuất trong nước.
Trong tháng 3 năm nay, Giám đốc hợp tác quốc tế và chính sách khu vực Viktor Kladov của tập đoàn sản xuất vũ khí Rostec nói rằng tài liệu cho Su-57e đã gần hoàn tất.
Chiến cơ Su-57 đã xuất hiện ở Syria hồi tháng 2/2018. Lúc đó, một nguồn tin nói với hãng tin Kommersant rằng việc vận chuyển Su-57 đã hoàn tất trong một chương trình thử nghiệm vũ khí. Trước đó, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuriy Borisov tuyên bố rằng việc thử Su-57 đã bắt đầu.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai/UAwire
'Limousine' bay và bom thông minh : Những ý tưởng 'độc, lạ' tại MAKS 2019
Tại Triển lãm Hàng không vũ trụ quốc tế 2019 (MAKS-2019), máy bay trực thăng và bom thông minh mới được trình làng.
Triển lãm Hàng không - Vũ trụ quốc tế (MAKS-2019) gây ấn tượng mạnh với những người tham gia bằng màn trình diễn trên không ngoạn mục của tổ bay Su-57. Không những thế, những trang thiết bị, vũ khí tối tân được mang tới giới thiệu tại đây cũng rất đáng ngạc nhiên và ấn tượng.
Nhiều mẫu máy bay mới được trưng bày tại MAKS-2019. (Ảnh: RIA)
Siêu trực thăng Ansat lần đầu ra mắt với phiên bản khoang chở khách hạng sang, được thiết kế theo phong cách của thương hiệu Aurus. Sự mới lạ được tạo ra nhằm hướng tới thị trường chở khách hạng thương gia và VIP. Dự án thiết kế nội thất khoang chở khách được phát triển bởi các chuyên gia của Công ty Trực thăng Nga ( Russian Helicopters, thuộc Tập đoàn Rostec) và Viện Nghiên cứu Chế tạo ô tô và động ơ.
Máy bay chở khách hạng trung MS-21-300. (Ảnh: RG)
Mẫu trực thăng Ansat được giới thiệu tại MAKS-2019 là chiếc có khoang hành khách lớn nhất trong tất cả các loại trực thăng hiện có, kết hợp với các giải pháp thiết kế thông minh, tạo ra không gian thoải mái cho người ngồi bên trong. Nội thất của chiếc trực thăng Ansat được thiết kế theo phong cách của một chuyên cơ tổng thống. Với các giải pháp công thái học tốt nhất, Ansat thực sự đáp ứng được tất cả mọi đối tượng với những thể trạng khác nhau.
Trực tăng vận tải quân sự đa dụng Mi-26. (Ảnh: RIA)
" Aurus là một thương hiệu danh tiếng toàn cầu của Nga. Giờ đây hãng không chỉ phát triển trong lĩnh vực xe hơi, mà còn nghiên cứu chế tạo cả các thiết bị hàng không với cùng một phong cách và mức độ tiện nghi. Không phải ngẫu nhiên mà Ansat được chọn để giới thiệu tại triển lãm - nó là mẫu trực thăng tiên tiến, được đánh giá cao không chỉ ở Nga mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Phiên bản Ansat mới một lần nữa khẳng định tính đa dụng và khả năng vận chuyển hành khách tối ưu của dòng trực thăng này" - ông Anatoly Serdyukov, Giám đốc công nghiệp của Cụm hàng không Rostec cho biết.
Máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130. (Ảnh: RIA)
Trên trực thăng có lắp đặt hệ thống kính râm tùy chỉnh theo ánh sáng bên ngoài. Đèn chiếu sáng và hệ thống điều hòa không khí cá nhân mang thêm sự thoải mái cho mỗi hành khách. Ngoài ra, tại vị trí ghế ngồi còn có các cổng sạc dành cho thiết bị điện tử. Toàn bộ khoang hành khách đều được bọc da và mạ nhôm sang trọng. Tổng cộng, có hơn 10 cải tiến được thêm vào thiết kế để nâng cao công thái học. Cảm giác ngồi trên trực thăng Ansat không khác gì đang ở trong chiếc xe hơi hạng sang Aurus.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS. (Ảnh: RIA)
Mẫu trực thăng Ka-62 được mong chờ lâu nay cũng đã lần đầu tiên được bay trình làng.
Máy bay chở khách Il-96. (Ảnh: RIA)
Khu vực trưng bày của Iran thực sự ấn tượng. Họ mang tới MAKS-2019 nhiều mẫu máy bay không người lái và trực thăng do chính họ thiết kế. Các khu vực trưng bày của Trung Quốc - quốc gia đối tác của MAKS-2019 - cũng rất rộng và được bày trí tốt.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160. (Ảnh: RIA)
Công ty "công nghệ vô tuyến điện tử" ( Radio-Electronic Technologies) cho trưng bày hơn 120 sản phẩm của 24 doanh nghiệp chuyên chế tạo các hệ thống và tổ hợp thiết bị vô tuyến điện tử dùng cho hầu hết các mẫu máy bay và trực thăng hiện đại của Nga.
Chiến đấu cơ Su-47. (Ảnh: RIA)
Giới chuyên gia đánh giá cao các mẫu bom điều khiển hàng không mới với tầm bay nới rộng K08BE (cỡ 500 kg) và K029BE (cỡ 1500 kg) được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh quán tính. Hai mẫu bom này là sản phẩm của Tập đoàn "Vũ khí Tên lửa Chiến thuật". Trước đó, có thông báo rằng cả hai quả bom đã được thử nghiệm và hiện đang nằm trong biên chế của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga. Không những thế, nhiều hợp đồng quốc tế đã được ký kết, việc chuyển giao các loại bom này sẽ bắt đầu vào năm 2020.
Máy bay không người lái đa dụng VRT-300. (Ảnh: RIA)
Bom K08BE có thể được thả từ độ cao 14 km với phạm vi bay liệng tối đa là 40 km. Đầu đạn được lắp kíp nổ thông minh với ba chế độ hãm nổ. Bom K029BE nặng 1500 kg, trong đó phần đầu đạn có khối lượng 1010 kg, được chế tạo để tiêu diệt các mục tiêu mặt biển và mặt đất. Bom có thể được thả từ độ cao lên tới 15 km và bay liệng tới 50 km, cũng được trang bị kíp nổ thông minh với ba chế độ hãm nổ và sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh quán tính. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định sai số tới mục tiêu của hai mẫu bom này không quá 10 m.
Máy bay Embraer 195-E2 Profit Hunter. (Ảnh: RIA)
Tuy nhiên, được chú ý nhiều nhất tại MAKS-2019 có lẽ vẫn là các mẫu máy bay. Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Su-57E được dự đoán sẽ trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất. Phiên bản xuất khẩu của Su-57 cũng được giới thiệu tại triển lãm. Điều này có nghĩa là chiếc chiến đấu cơ này sẽ không chỉ sớm được đưa vào biên chế các đơn vị chiến đấu thuộc Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga, mà còn sẵn sàng được xuất khẩu ra nước ngoài.
Mô hình tên lửa Proton-M, Angara-A5V, Soyuz-5 (từ trái qua phải). (Ảnh: RIA)
Sự quan tâm đối với mẫu máy bay này trên thị trường thế giới là có và đang tăng cao. Đặc biệt, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - người có mặt tại triển lãm - cũng đã có buổi thị sát kỹ càng chiếc Su-57. Trước đó, nhiều quan chức nước này đều khẳng định Ankara đang cân nhắc việc mua Su-57 sau khi tiếp nhận các hệ thống S-400.
Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Su-57 của Nga. (Ảnh: RIA)
Triển lãm MAKS không chỉ là nơi trưng bày, giới thiệu các công nghệ hàng không - vũ trụ mới, mà còn là nơi diễn ra các cuộc đàm phán mua bán các thiết bị bay và cung cấp dịch vụ bảo trì. Đó là lý do vì sao, với danh tiếng của mình, công ty quốc phòng Rosoboronexport của Nga đã mời đến 120 phái đoàn từ 65 quốc gia trên thế giới đến tham dự Triển lãm Hàng không tại Zhukovsky. Các cuộc đàm phán được lên kế hoạch với hơn 40 phái đoàn nước ngoài được dẫn đầu bởi các Bộ trưởng quốc phòng, Tư lệnh không quân và phòng không, các Tổng tham mưu trưởng ...
Video: Hai Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ăn kem tại Triển lãm MAKS-2019.
Ngày 27/8, bên lề Triển lãm MAKS-2019, Đại hội Hàng không vũ trụ Á-Âu lần thứ III cũng đã tổ chức. Hơn 700 đại biểu từ 28 quốc gia đã tập trung tại Matxcơva để thảo luận về những thay đổi chiến lược trong ngành hàng không vũ trụ toàn cầu, cũng như những thách thức quản lý và cơ hội mới.
(Nguồn: RIA)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hỏi mua Su-57, Nga đáp 'có thể' Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có cơ hội mục sở thị chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tối tân S-57 của Nga tại Triển lãm Hàng không MAKS ở Zhukovsky. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, trong lần được thị sát chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ năm tối tân Su-57 tại Triển lãm Hàng không...