Chiến binh Ấn Độ tử thủ, một mình diệt 300 quân địch
Jaswant Singh trở thành huyền thoại trong cuộc chiến tranh Trung-Ấn năm 1962 khi anh dũng tiêu diệt 300 binh sĩ đối phương trước khi gục ngã.
Binh sĩ quân đội Ấn Độ. Ảnh minh họa.
Tờ Hindustan Times ngày 3.7 đưa tin, gia đình của người lính Jaswant Singh nỗ lực yêu cầu chính phủ trao tặng Paramveer Chakra, danh hiệu cao quý nhất cho người lính huyền thoại.
“Chúng tôi rất muốn Jaswant nhận được danh hiệu Paramveer Chakra. Chúng tôi đã viết thư cho Thủ tướng Narendra Modi hồi năm ngoái nhưng chưa nhận được câu trả lời”, người em trai Vijay Rawat nói.
Hàng năm, ngôi làng Baryun ở tỉnh Uttarakhand vẫn tổ chức lễ hội tưởng nhớ người con dũng mãnh nhất, đã xả thân chiến đấu bảo vệ cứ điểm trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962.
Jaswant Singh thuộc Tiểu đoàn Garhwal số 4 là người đã xả thân bảo vệ cứ điểm, cầm chân quân Trung Quốc trong suốt 72 giờ đồng hồ trong trận Nauranang cho đến khi quân cứu viện đến.
Tiền đồn này ngày nay được gọi là Jaswantgarh để tưởng nhớ đóng góp của người lính anh dũng.
Chiến tranh bảo vệ biên giới
Bang Arunachal Pradesh là điểm nóng tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong hàng chục năm qua. Khu vực hiện thuộc quyền kiểm soát của Ấn Độ nhưng Trung Quốc không công nhận, ra yêu sách gọi bang này là Tạng Nam.
Rạng sáng ngày 17.11.1962, Tiểu đoàn Garhwal số 4 được lệnh bảo vệ ở cứ điểm chiến lược thuộc bang Arunachal Pradesh, theo India Times.
Quân Trung Quốc nhiều lần tìm cách thâm nhập vào khu vực này bằng cách cải trang, ăn mặc như người bản địa nhưng bị bại lộ. Binh sĩ Trung Quốc hai lần mở cuộc tấn công trong ngày 17.11 dưới sự yểm trợ của pháo và súng cối, súng máy nhưng không thành công.
Trong đợt tấn công thứ 4 của quân Trung Quốc, Baba Jaswant Singh trở thành huyền thoại bất tử, người bảo vệ biên giới phía Đông của Ấn Độ.
Video đang HOT
Jaswant Singh hy sinh trong cuộc chiến tranh Trung-Ấn năm 1962.
Theo nguồn tin chính thức của quân đội Ấn Độ, quân Trung Quốc đem súng máy hạng nặng đến quyết tiêu diệt Tiểu đoàn Garhwal số 4. Điều này khiến đơn vị Ấn Độ phải hứng chịu hỏa lực rất mạnh từ đối phương.
Jaswant Singh cùng hai người lính Naik Trilok Singh và Gopal Singh quyết định thực hiện nhiệm vụ cảm tử. Họ bò về phía quân Trung Quốc, vượt qua đất đá, bụi cây cho đến khi nhìn thấy hỏa lực của quân địch.
3 người lính ném lựu đạn ở cự ly gần để loại bỏ binh sĩ Trung Quốc. Jaswant Singh tìm cách giật khẩu súng máy hạng trung từ người lính Trung Quốc đã bị thương. Người lính này vẫn ôm chặt khẩu súng và bò về chiến hào.
Nỗ lực của Jaswant Singh không những giúp Tiểu đoàn Garhwal số 4 cướp được súng máy hạng nặng đối phương mà còn đẩy lùi được quân Trung Quốc và giúp Ấn Độ kiểm soát Arunachal Pradesh đến tận ngày nay.
Một mình tiêu diệt 300 quân địch
Theo lời người dân địa phương, trong đợt tấn công thứ 4 của quân Trung Quốc, Jaswant Singh tình nguyện ở lại cầm chân đối phương để chờ cứu viện.
Jaswant Singh cùng với hai cô gái người địa phương, đã thiết lập hệ thống phòng thủ với nhiều vũ khí đặt ở các vị trí khác nhau. Điều này giúp họ duy trì hỏa lực dày đặc, khiến cho quân Trung Quốc tin rằng họ đang phải đối mặt với một tiểu đoàn, chứ không phải một vài người lính.
Súng máy sử dụng trong trận đánh Nuranang ngày 17.11.1962.
Theo lời người dân địa phương, Jaswant Singh đã cố thủ trong suốt 3 ngày, tiêu diệt 300 quân địch. Phía Trung Quốc chỉ biết chính xác thực lực của Jaswant Singh khi họ bắt được một người dân địa phương để tra hỏi.
Các vị trí trong cứ điểm sau đó lần lượt thất thủ, một cô gái bị bắt sống còn người kia tử trận vì trúng lựu đạn. Jaswant Singh cảm thấy mình sắp bị bắt, nên ông đã tự kết liễu mình bằng viên đạn cuối cùng.
Nguồn tin khác nói một mình Jaswant Singh đã cố thủ và di chuyển liên tục qua nhiều boong-ke khác nhau để khai hỏa. Tổng cộng có 300 kẻ địch ngã xuống trước khi Jaswant Singh bị địch bắt giữ và treo cổ.
Đó cũng là lúc quân cứu viện Ấn Độ có mặt kịp thời với vũ khí hạng nặng, ngăn quân Trung Quốc kiểm soát Arunachal Pradesh.
Nhưng dù diễn biến chiến trận có xảy ra như thế nào, người dân địa phương mong muốn Jaswant Sing trở thành vị thần hộ mệnh cai quản biên giới phía đông, nên đã xây miếu thờ ông.
Sau này, quân đội Ấn Độ đã truy tặng Jaswant Singh huân chương Mahavir Chakra (huân chương Chiến binh Vĩ đại). Đây là huân chương cao quý thứ hai trong quân đội Ấn Độ.
Tấm bia đá tưởng nhớ công lao của Jaswant Singh ở quê nhà Baryun, tỉnh Uttarakhand, Ấn Độ.
Một chiếc chòi đã được dựng nên ở nơi ông tử trận, trong đó đặt một chiếc giường được 5 binh lính canh gác dọn dẹp hàng ngày. Giầy của ông được đánh bóng còn thư từ thăm hỏi gửi ông được trình lên thường nhật và được cất đi sau mỗi ngày.
Theo lời người em trai Vijay Rawat, sau cái chết của anh trai, gia đình đã chuyển đến sống ở thủ phủ Dehradun, thuộc tỉnh Uttarakhand. Người mẹ của hai anh em mới qua đời vào năm ngoái.
Hiện chỉ còn 9 gia đình sống tại ngôi làng Baryun, quê nhà của Jaswant Singh. Căn nhà của ông giống như nhiều căn nhà khác trong làng đã bị phá hủy hoàn toàn.
Gangotri Devi, 75 tuổi, người thân của Jaswant Singh nói: “Chính phủ nên bảo tồn ngôi làng quê hương của Jaswant, để khách du lịch có thể biết đến người lính anh dũng đã xả thân bảo vệ lãnh thổ quê hương”.
Theo Danviet
Hàn Quốc phóng tên lửa đủ sức quét sạch Bình Nhưỡng
Quốc gia láng giềng gần nhất với Triều Tiên ngày 23.6 đã phóng thử tên lửa đạn đạo bay xa 800km, đủ sức tấn công mọi mục tiêu trên lãnh thổ Triều Tiên.
Hàn Quốc gửi thông điệp cảnh báo Triều Tiên sau vụ phóng thử tên lửa đạn đạo mới nhất.
Theo Daily Star, Triều Tiên đã nhiều lần phóng thử tên lửa trong năm nay và đe dọa hủy diệt Mỹ, Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân.
Trong một động thái mới nhất, Hàn Quốc tuyên bố đã phóng thử tên lửa đạn đạo bay xa 800km, do nước này tự sản xuất.
800km cũng là tầm bắn xa nhất của một quả tên lửa Hàn Quốc cho đến nay, theo thỏa thuận ký với đồng minh Mỹ.
Đây được coi là sự thay đổi chính sách của Tổng thống Moon Jae-in, người từng tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên.
Ông Moon đã trực tiếp chứng kiến vụ phóng thử tên lửa tại bãi thử ở Taean, khu vực ven biển phía tây nam Seoul.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (giữa) quan sát vụ phóng tên lửa ngày 23.6.
"Tôi là người tin vào đối thoại, nhưng tôi biết đối thoại chỉ có thể trở thành hiện thực nếu chúng tôi tăng cường năng lực phòng thủ", ông Moon nói tại bãi phóng tên lửa. "Chúng tôi sẽ sở hữu năng lực phòng thủ vượt xa Triều Tiên".
Theo thỏa thuận ký với Mỹ năm 2012, Hàn Quốc được phép phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa 800km, mang đầu đạn tối đa 500kg.Tuy vậy, Hàn Quốc có thể nâng trọng lượng của đầu đạn lên 2 tấn nhưng tầm bắn ngắn hơn.
Những quả tên lửa đạn đạo như vậy dù không mang đầu đạn hạt nhân nhưng vẫn có thể gây ra thiệt hại nặng nề với thủ đô Bình Nhưỡng nếu được phóng theo loạt.
Theo giới quan sát, loại tên lửa Hàn Quốc phóng thử ngày 23.6 là phiên bản Hyunmoo-2C mới nhất. Seoul hiện còn cất giữ trong kho vũ khí tên lửa Hyunmoo-2A tầm bắn 300km và tên lửa Hyunmoo-2B bắn xa 500km.
Theo Danviet
Ký ức 17/2/1979 ở Cao Bằng: Khi người dân cũng đánh trả quân bành trướng vì căm phẫn Quá căm phẫn, họ cầm súng đứng lên chiến đấu bảo vệ cuộc sống bình yên trên quê hương mình. Cao Bằng những ngày tháng 2 vẫn chìm trong những đợt sương mù bất chợt. Khung cảnh miền biên viễn này khiến người ta nhớ đến những ngày 38 năm trước. Hòa bình rồi, những người dân Cao Bằng lại kể cho nhau...