Chiếc ghế, chén đũa dành cho thầy giáo cũ
Nếu ai đó không có một người thầy để nhớ, đừng vội trách họ không tôn sư trọng đạo. Mỗi người có một cách để tôn sư trọng đạo của riêng mình.
Là học trò, học rất nhiều thầy cô giáo, thế nhưng đọng lại trong mỗi người, không phải tất cả thầy cô đã dạy mình.
Là giáo viên, dạy rất nhiều học sinh, thế nhưng cũng không phải họ nhớ tất cả, mà chỉ nhớ một số học trò.
Có người nói, nếu không có một người thầy để nhớ, cuộc đời bạn thật vô nghĩa; nếu không có một học trò nào nhớ mình, cuộc đời dạy học của bạn thật đáng buồn.
Nhớ thầy, nhớ trò, e là cái duyên của mỗi người. Nếu ai đó không có một người thầy để nhớ, đừng vội trách họ không tôn sư trọng đạo. Mỗi người có một cách để tôn sư trọng đạo của riêng mình.
Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (Ảnh minh họa: baophapluat.vn).
Chúng tôi thường tổ chức họp lớp hàng năm, khi thì nơi này, khi thì nơi khác. Mỗi kỳ họp lớp là một dịp nhớ lại thời thơ ấu, một dịp du lịch đến miền đất mới của tổ quốc.
Cứ mỗi lần ăn cơm, bạn Dũng (tên nhân vật đã thay đổi) lại lấy một bộ chén đũa, một cái ghế trống đặt kế bên mình. Dũng nói đây là thói quen của mình từ khi … trưởng thành đến nay.
Có những chuyện đã 40 năm rồi mới dám nói, dám thú nhận.
Ngày chúng tôi học lớp 10 (nay lớp 12), thầy giáo dạy địa lý của chúng tôi là thương binh, thầy không có điều kiện lập gia đình do thương tật; thầy sống một mình trong khu tập thể; thầy gần gũi chúng tôi vì “không chịu” học môn thầy.
Video đang HOT
Trong một lần họp lớp, các bạn nhắc đến thầy “địa” bị mất nửa nồi cơm, chuyện chiếc ghế trống kế bên Dũng mới được sáng tỏ. Chiếc ghế, chén đũa dành cho thầy giáo, ân nhân đã khuất của Dũng.
Nhà chúng tôi xa trường, thỉnh thoảng học cả ngày, lại cơm đùm mo cau ở lại; thầy “Địa” lại kêu mấy đứa vào ăn chung cùng mình cho vui; cứ mở vung ra, y như rằng nồi cơm chỉ còn một nửa.
Lúc đầu chúng tôi tưởng thầy đã ăn sáng, nửa còn lại ăn trưa, mãi sau này mới biết có “con mèo” ăn vụng cơm thầy.
Sau bốn mươi năm chôn vùi ký ức, hôm nay ông chủ Dũng mới thú nhận mình là “con mèo” ngày ấy.
Dũng mồ côi mẹ, nên sáng không ai gói cơm để ở lại học cả ngày, tiết bốn là cậu ta lại hóa “con mèo”, thầy biết, nhưng tránh không cho Dũng thấy, nhờ vậy Dũng mới học hết cấp ba.
Thành đạt, Dũng về tìm thầy trả nghĩa, chỉ gặp thầy nơi nghĩa trang liệt sĩ; thầy bị tái phát vết thương, đã mất, được công nhận Liệt sĩ; gia đình người quản trang liệt sĩ đã được Dũng nhờ hương khói hàng ngày cho thầy mười mấy năm nay.
Cũng đã mười mấy năm qua, cái ghế trống và bộ chén đũa luôn ở bên cạnh Dũng mỗi khi ăn cơm bất cứ chỗ nào, trở thành thói quen gây tò mò cho mọi người.
Tuổi học trò của chúng tôi chưa bao giờ được dự lễ 20/11, mỗi người tri ân thầy cô mình theo mỗi cách khác nhau, tận sâu đáy lòng nhớ thầy, ơn cô mới thực sự tôn sư trọng đạo.
Nhớ thầy cô giáo cũ, biểu hiện của một người trưởng thành tâm đức; xin hãy dành cho nhà giáo nụ cười cảm thông.
Chưa bao giờ nghề giáo gặp nhiều áp lực như hôm nay, sẻ chia, cảm thông với giáo viên là cách tôn sư, trọng đạo nhất, điều giáo viên cần nhất hôm nay.
Lê Mai
Theo giaoduc.net
Ngày "Tôn sư trọng đạo"
Dù cuộc sống và thời đại có thay đổi, nhưng truyền thống tốt đẹp "Tôn sư trọng đạo" đã được ông cha ta tạo dựng, bồi đắp qua bao thế hệ vẫn giữ nguyên được giá trị cốt lõi.
Kính yêu thầy, ở thời nào cũng vậy, điều đó thể hiện tình yêu con chữ, ước và mong ngày 20/11 mãi mãi là ngày tri ân các thầy cô trong sự nghiệp trồng người.
Nhưng vào những ngày này, chỉ cần nhận được một tin nhắn, một cú điện thoại của một người xa lạ: "Cô ơi, cô có còn nhớ em không? Em nhớ cô nhiều lắm! Dẫu đi khắp bốn phương trời, em cũng mãi không quên những bài học vô giá của cô. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em kính chúc cô nhiều sức khỏe và niềm vui". Chỉ bấy nhiêu thôi đã khiến nhiều giáo viên cảm thấy ấm lòng và những vất vả, lo toan đều tan biến.
Khó khăn, áp lực vẫn diễn ra hàng ngày, nhưng vẫn có hàng trăm nghìn thầy cô hàng ngày "leo núi cao, vượt sóng cả" đem cái chữ, đem tri thức và nhiệt huyết truyền đến cho học trò. Nhiều tấm gương tận tụy, hy sinh thầm lặng lớn lao rất đáng ngưỡng mộ, tôn vinh làm cả nước phải lặng người vì xúc động. Đó là các thầy cô giáo bám bản, bám làng để trẻ em vùng cao không gián đoạn việc học.
Ngoài đảo xa, nơi biên giới, những người thầy giáo quân hàm xanh ngày ngày đứng trên bục giảng, đem cái chữ đến với học sinh thân yêu. Đó là thầy cô dạy học miễn phí nhiều năm để cái chữ không trở nên xa lạ với học sinh nghèo, khó khăn, cơ nhỡ...
Nhiều và nhiều lắm những con người ngày đêm vượt qua khó khăn để hoàn thành thiên chức làm thầy. Họ có thể chấp nhận thiệt thòi bởi phần thưởng lớn nhất với người thầy là sự biết ơn và thành đạt của các em. Vì vậy, thầy cô vẫn luôn chăm lo, nuôi dưỡng, đồng hành với những ước mơ của thế hệ tương lai và đây đang là động lực cho nền giáo dục nước nhà. Có thể khẳng định, đã chọn nghề làm thầy thì cái mất, cái hy sinh nhiều hơn cái được.
Giáo dục chỉ thành quốc sách hàng đầu khi nghề làm thầy được người đời ngưỡng mộ.
Dù cuộc sống và thời đại có thay đổi, nhưng truyền thống tốt đẹp "Tôn sư trọng đạo" đã được ông cha ta tạo dựng, bồi đắp qua bao thế hệ vẫn giữ nguyên được giá trị cốt lõi. Kính yêu thầy, ở thời nào cũng vậy, điều đó thể hiện tình yêu con chữ, ước và mong ngày 20/11 mãi mãi là ngày tri ân các thầy cô trong sự nghiệp trồng người.
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Câu ca dao có lẽ đã quá quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam như đạo lý tất yếu từ ngàn đời nay. Đúng như vậy, thầy, cô những người lái đò tận tụy chở bao thế hệ học trò cập bến bờ tri thức. Thầy, cô là người đã có công soi đường, mở lối cho chúng em ngày thêm trưởng thành vững bước trên những dặm đường tương lai, thầy cô đã truyền dạy cho chúng em cả đại dương tri thức, chắp cánh cho chúng em bay cao, bay xa để thực hiện ước mơ, hoài bão tuổi trẻ của mình, để trở thành người có ích cho xã hội. Ơn của thầy, cô sánh như tình cha, nghĩa mẹ, cao cả và thiêng liêng của mọi thế hệ học trò.
"Yêu thầy" ở đây chính là coi trọng sự học, kính trọng người đã dạy dỗ mình nên người.
Vậy chúng ta đã thực sự yêu thầy hay chưa? Phải thẳng thắn trả lời, chúng ta chưa thực sự quan tâm tới người thầy, trong khi lại luôn đòi hỏi người thầy phải chuyên tâm tới sự nghiệp trồng người, phải là tấm gương mẫu mực để mọi người, nhất là học trò noi theo.
Bao năm nay, giáo dục của chúng ta chả có mấy thay đổi. Giáo dục - "quốc sách hàng đầu" mà không đầu tư về chính sách cho giáo viên, về đào tạo giáo viên, không quan tâm quản lý Nhà nước về giáo dục mà cứ hô hào khẩu hiệu thì mọi thứ vẫn quanh quẩn chỗ cũ, như bao lần cải cách, đổi mới nhưng chẳng hề tiến lên được bước nào mà có khi còn tụt hậu xa hơn.
Giáo dục chỉ thành quốc sách hàng đầu khi nghề làm thầy được người đời ngưỡng mộ, luôn được tôn vinh là một nghề cao quý và các thầy, các cô có mức sống đàng hoàng, dư giả bằng sự cống hiến của mình cho sự nghiệp "trồng người".
Trong xu thế phát triển của xã hội, sự hòa nhập với cộng đồng thế giới, tâm thế của người thầy hiện nay đứng trước nhiều khó khăn thách thức, nhiều sự cám dỗ đang đe dọa đạo đức người thầy. Hơn lúc nào hết, xã hội cần có sự cảm thông, chia sẻ, hậu thuẫn từ nhiều phía để các thầy, cô giáo vững tâm, bền chí hoàn thành nhiệm vụ góp phần đào tạo nguồn nhân lực xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp, thịnh cường.
Để ngày 20-11 mãi mãi là ngày tri ân các thầy cô, hãy yêu những người thầy, những người chắp cánh cho tương lai con em chúng ta!
Cù Tất Dũng
Theo CAND
Những nốt trầm của tình thầy - trò Người xưa đã từng dạy rằng: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cùng là thầy). Ảnh minh họa Ngày nay, dưới áp lực của cơ chế thị trường, quan niệm và cách ứng xử về cách kính thầy cũng đã thay đổi, đôi khi thầy cô lại là nạn nhân của bạo lực học...