Chiếc đồng hồ chính xác nhất thế giới thay đổi thuyết vật lý cơ bản
Nhà khoa học người Mỹ Jun Ye cùng các cộng sự của mình đã phát minh ra một thiết bị có độ chính xác gấp 50 lần những chiếc đồng hồ nguyên tử tốt nhất ngày nay.
Đồng hồ nguyên tử stronti được đánh giá là đồng hồ chính xác nhất thế giới. Ảnh: AFP
Vào năm 1915, thuyết tương đối của nhà khoa học Albert Einstein chỉ ra rằng một vật thể khổng lồ giống như Trái đất có thể uốn cong không-thời gian, gây ra lực hấp dẫn và khiến thời gian giãn nở. Một người sống trên đỉnh núi có tốc độ già đi nhanh hơn một chút so với người ở ngang với mực nước biển.
Theo hãng tin AFP, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh được lý thuyết này ở cấp độ nhỏ nhất từ trước đến nay, cho thấy các đồng hồ có thể hoạt động ở nhiều tốc độ khác nhau khi bị dịch chuyển, cho dù đó chỉ là một phần trăm của milimet.
Nhà khoa học Jun Ye làm việc tại Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) và Đại học Colorado Boulder, khẳng định chiếc đồng hồ mới của họ là chiếc đồng hồ chính xác nhất từng được chế tạo tính đến thời điểm này. Phát minh có thể mở đường cho những khám phá mới về cơ học lượng tử.
Những kết quả mà nhà khoa học Ye và các cộng sự tìm ra đã được giới thiệu trên tạp chí khoa học Nature xuất bản ngày 16/2.
Mãi cho đến khi đồng hồ nguyên tử được phát minh, các nhà khoa học mới có thể chứng minh thuyết đối năm 1915 của Albert Einstein.
Các thí nghiệm ban đầu bao gồm Tàu thăm dò Trọng lực A năm 1976, một tàu vũ trụ cách bề mặt Trái đất 10.000 km. Các nhà nghiên cứu nhận ra đồng hồ trên tàu chạy nhanh hơn đồng hồ tương đương trên Trái đất một giây sau 73 năm. Năm 2010, các nhà khoa học NIST theo dõi sự chuyển động của thời gian khi dịch chuyển đồng hồ của họ lên cao hơn 33 cm.
Bước đột phá quan trọng trong phát minh của các nhà khoa học NIST là kết hợp mạng lưới ánh sáng, được gọi là mạng tinh thể quang học, nhằm cố định các nguyên tử sắp xếp có trật tự. Điều này ngăn tình trạng nguyên tử rơi xuống do lực hấp dẫn hoặc chuyển động khác, dẫn đến mất đi độ chính xác.
Bên trong chiếc đồng hồ mới của nhóm khoa học NIST là 100.000 nguyên tử stronti, xếp chồng lên nhau với độ cao tổng cộng khoảng một milimet. Đồng hồ chính xác đến mức khi các nhà khoa học chia chồng nguyên tử stronti thành hai nửa, họ có thể phát hiện ra sự khác biệt về thời gian ở nửa trên và nửa dưới. Ở mức độ chính xác này, đồng hồ về cơ bản hoạt động như một máy cảm biến.
Video đang HOT
“Không gian và thời gian có mối quan hệ với nhau. Và với mức độ đo chính xác, bạn có thể thực sự nhận ra cách mà không gian biến đổi trong thời gian thực. Trái đất là một cơ thể sống, sinh động”, nhà khoa học Ye bày tỏ.
Những chiếc đồng hồ chính xác như trên có thể được sử dụng tại các vùng núi lửa hoạt động mạnh để giúp các nhà địa chất dự đoán chính xác các vụ phun trào hay nghiên cứu xem hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến các sông băng tan chảy và mực nước biển dâng cao như thế nào.
Tuy nhiên, điều khiến nhóm khoa học của ông Ye quan tâm nhất là cách mà đồng hồ tương lai có thể mở ra một lĩnh vực vật lý hoàn toàn mới.
Đồng hồ nguyên tử hiện tại có thể phát hiện sự khác biệt về thời gian trên 200 micrômet. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ đó được đưa xuống 20 micrômet, phát minh này có thể bắt đầu thăm dò thế giới lượng tử, một kiến thức mà thuyết tương đối không thể giải thích được.
Người làm trang phục chuyển động
Cameron Hughes sử dụng kỹ thuật để tạo ra trang phục công nghệ cao. Các thiết kế của anh được làm tỉ mỉ từ khâu chọn lựa chất liệu, dựng phom.
Hình ảnh váy lông vũ có thể "hít vào thở ra", mẫu chân váy với những phần vải xoay vòng... đang thu hút sự quan tâm trên mạng xã hội. Cameron Hughes, 28 tuổi, đã làm ra các thiết kế công nghệ cao này.
Trước đại dịch, Cameron Hughes coi việc làm ra các mẫu váy có thể chuyển động là thú vui. Mọi thứ bắt đầu trở nên nghiêm túc hơn khi anh có lượng lớn người theo dõi.
Cameron Hughes tạo ra những thiết kế có thể chuyển động. Ảnh: cameronhughes.
Khi kỹ sư may váy
"Tôi làm trang phục để dành cho những buổi đi chơi. Đại dịch xảy ra, những thiết kế của tôi không được mọi người chiêm ngưỡng. Vì vậy, tôi quyết định chia sẻ về các mẫu trang phục trên mạng xã hội", Cameron Hughes nói.
Nhà thiết kế 28 tuổi tích lũy kinh nghiệm khi tham gia một lớp học kỹ thuật. Ngoài ra, anh tự học thêm kiến thức từ blog của các nhà sản xuất. Cameron Hughes từng tạo nên một số tác phẩm điêu khắc có thể chuyển động. Hiện tại, anh làm điều này với vải vóc.
Cameron Hughes áp dụng kinh nghiệm khi còn là kỹ sư để may váy. Ảnh: Vogue.
Cameron Hughes cho biết: "Tôi không có phong cách cụ thể. Các ý tưởng tìm đến và tôi thực hiện mọi thứ". Anh đam mê những công nghệ mới. Cameron Hughes dành nhiều thời gian tìm hiểu những dự án của các nhà sản xuất để tham khảo về một số loại linh kiện có thể sử dụng với trang phục.
Bên cạnh đó, nhà thiết 28 tuổi yêu thích thời trang. Những show diễn trở thành nguồn cảm hứng lớn để Cameron Hughes sáng tạo.
Các tác phẩm của Cameron Hughes có chất liệu hiện đại, phom dáng cơ bản. Việc các thiết kế có thể chuyển động trở thành điểm nhấn giúp trang phục của Cameron Hughes được ưa chuộng.
Khả năng tạo ra những thiết kế có thể chuyển động bắt nguồn từ kỹ năng mà Cameron Hughes đã học khi còn là kỹ sư công nghiệp. Anh cho biết có nhiều kỹ sư đi học may và làm thời trang. Đối với họ, vải vóc chỉ là một chất liệu, tương tự đinh vít và nhựa.
Việc phác thảo các thiết kế cũng giống như quá trình tạo ra bản vẽ của những bộ phận trong máy móc. "Tôi có thể chuyển những kỹ năng liên quan đến kỹ thuật sang may vá. Tôi học cách may trang phục khá nhanh", Cameron Hughes nói.
Các tác phẩm khó quên
Đối với Cameron Hughes, mẫu váy thay đổi màu sắc là tác phẩm khó quên. Anh đã áp dụng nhiều kỹ thuật để chiếc váy thực sự hoạt động. Cameron Hughes mất 4 tháng để tạo nên thiết kế.
Các mẫu váy có thể chuyển động đang thu hút sự quan tâm từ người dùng mạng xã hội.
Bên cạnh đó, nhà thiết kế 28 ưu ái mẫu váy in hóa đơn. Anh yêu thích chất liệu để làm ra những tờ hóa đơn được in từ váy.
Trong số các tác phẩm của Cameron Hughes, tờ Vogue đánh giá cao mẫu váy lông vũ màu tím. Thiết kế mất nhiều thời gian để hoàn thiện. Việc làm cho những chi tiết lông vũ cử động là bước khó khăn nhất.
Cameron Hughes đã tìm hiểu về một hệ thống điều khiển bằng động cơ đủ nhỏ để chúng giống họa tiết của mẫu váy. Sau đó, nhà thiết kế 28 tuổi bắt đầu dựng phom váy với lớp lót bằng chất liệu cao su tổng hợp và dây buộc. Lớp vải bên ngoài váy làm từ satin trơn.
Vỏ bọc của hệ thống điều khiển bằng động cơ in 3D và phun sơn, lắp ráp bằng lông vũ. Sau đó, Cameron Hughes đính phần còn lại của mẫu váy lên lớp vỏ hệ thống điều khiển bằng động cơ. Nhà thiết kế đã lập trình mọi thứ để phần lông vũ trên váy có thể di chuyển.
Bên cạnh việc sáng tạo nên những tác phẩm để đời, Cameron Hughes muốn trang phục của mình được mặc bởi Lady Gaga. Ngoài ra, anh muốn những tác phẩm có cơ hội được tỏa sáng tại Met Gala.
Trong tương lai, nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, Cameron Hughes sẽ trình diễn bộ sưu tập tại New York Fashion Week vào tháng 9.
Sau khi nổi tiếng, Cameron Hughes đẩy mạnh việc kinh doanh quần áo may sẵn.
Các nhà khoa học Mỹ: Cần sớm phát triển các vaccine mang tính toàn cầu ngừa virus corona Các nhà khoa học thuộc Các Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH - cơ quan chính phủ về nghiên cứu y sinh học và y tế cộng đồng) ngày 16/12 nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm ra các loại vaccine mang tính toàn cầu ngừa tổng thể virus corona. Hình ảnh minh họa chủng mới của virus corona bao quanh quả...