Chiếc cặp căng phồng… và nỗi lo giáo viên “mất quyền” giáo dục học sinh
Có những lỗi lầm, sai phạm cần được nghiêm khắc xử phạt để trò nhận ra lỗi lầm và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Thông tư khen thưởng, kỷ luật học sinh được Bộ GD&ĐT triển khai đang nhận được sự quan tâm của dư luận với nhiều điểm mới tích cực. Một trong số đó là hủy bỏ hình thức đuổi học và khiển trách, phê bình trước lớp, trước trường đối với học sinh vi phạm.
Đây thật sự là một quan điểm tiến bộ, nhân văn phù hợp với xu hướng giáo dục tôn trọng cá tính học sinh. Tuy nhiên, không ít ý kiến trái chiều vẫn lo ngại về việc giáo viên mất quyền giáo dục học sinh và học sinh vi phạm nhiều lần sẽ bị “nhờn thuốc” khi các hình thức kỷ luật dần bị tước bỏ.
Mặc dù báo chí suốt mấy hôm nay đã bàn luận sôi nổi về các hình thức kỷ luật tích cực, hiến kế không ít cách làm hay đã thực hiện và đem lại hiệu quả giáo dục học sinh.
Tuy nhiên, lòng trăn trở của mọi người, đặc biệt là giáo viên và phụ huynh xoay quanh những đổi mới trong dự thảo vẫn đang diễn ra. Tôi xin chia sẻ câu chuyện nhỏ ở trường tôi xung quanh việc kỷ luật học sinh vi phạm.
Ba năm trước, trên hành lang về các lớp trước giờ sinh hoạt lớp, tôi tình cờ bắt gặp một chiếc cặp căng phồng của một cô giáo chủ nhiệm lớp 6. Tò mò, tôi hỏi chị sao tay xách nách mang nhiều thứ như thế. Chị mở cặp và khoe tôi về vô số quyển vở, bút chì, thước kẻ, cục tẩy… mới tinh, đủ màu sắc.
Chị kể rằng lớp chị chủ nhiệm đã thống nhất với phụ huynh ngay từ đầu năm học sẽ không đánh mắng các em. Thay vào đó, cứ hễ học sinh vi phạm sẽ phải “đóng phạt” bằng hình thức bốc thăm vở, bút, thước, tẩy và nộp vào đầu tuần sau.
Đồng thời, những em nào có thành tích xuất sắc trong tuần như đạt điểm số cao ở các môn học, tích cực phát biểu xây dựng bài hoặc làm được nhiều việc tốt sẽ được thưởng. Phần thưởng cho các em là vở, bút, thước và tẩy từ chính những vật các bạn nộp phạt vào. Và các em cũng sẽ được bốc thăm nhận quà.
Chị hào hứng kể về những tiết sinh hoạt lớp rộn ràng niềm vui của học trò đầu cấp. Bằng cách thưởng phạt này, học sinh vi phạm không quá buồn nản, nhụt chí khi bị xử phạt. Các em lại luôn ganh đua nhau trong học tập để được cô giáo khen và nhận phần của lớp.
Bàn tay chị lắc nhẹ hộp giấy cứng màu hồng đựng dùng để bốc thăm, mắt chị long lanh niềm vui. Và chị sắp bước vào lớp sinh hoạt cuối tuần với tâm thế rất nhẹ nhàng.
Tôi đã nghĩ về lớp chủ nhiệm của mình, khá nhiều em đang chờ cô giáo về lớp trong nơm nớp nỗi lo về những vi phạm trong tuần với đánh giá khắt khe và bản kiểm điểm… Dù thương trò nhưng tôi không thể không uốn nắn các em không học bài, không làm bài và liên tục phạm lỗi về nề nếp. Tôi có yêu thương học sinh sai cách không?
Và nhìn chiếc cặp căng phồng món quà tặng của người đồng nghiệp, tôi giật mình nhận ra việc khiển trách trước lớp rồi thỉnh thoảng nhờ thầy tổng phụ trách phê bình học sinh trước trường dường như đang khiến quan hệ thầy – trò trở nên xấu hơn bao giờ hết.
Có những lỗi lầm, sai phạm cần được nghiêm khắc xử phạt để trò nhận ra lỗi lầm và rút kinh nghiệm cho những lần sau. Tuy nhiên, việc “bêu tên” trò trước trường, trước lớp đã không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay. Bởi một lần đứng “chào cờ” trước lớp, trước trường là một lần đau đớn và ám ảnh không dứt khi tiếng thầy trên loa rang rảng đọc lỗi vi phạm còn hàng chục, hàng trăm cặp mắt bên dưới chăm chú chỉ trỏ, xầm xì, bêu riếu.
Đặc biệt, trong bối cảnh công nghệ số thì khoảnh khắc ấy rất dễ bị rơi vào tầm ngắm của những chiếc điện thoại thông minh để rồi hình ảnh xấu xí và dấu ấn không hay lúc bị phê bình sẽ công khai cho cả thế giới cùng biết, cùng chê bai và cười cợt!
Xử phạt học sinh chứ không phải là trừng phạt. Một khi hình thức kỷ luật đi chệch mục tiêu giáo dục sẽ rất dễ đẩy thầy – trò về hai phía đối đầu, luôn thận trọng, đề phòng, giám sát và tìm cách bắt lỗi lẫn nhau!
Bởi vậy, tình cờ bắt gặp chiếc cặp căng phồng của chị đồng nghiệp hôm ấy, tôi chợt nhận ra rằng: Học sinh vi phạm phải được uốn nắn nhưng quan trọng hơn là người thầy cần tìm ra giải pháp giáo dục tích cực để trò biết sai, có ý thức sửa lỗi và có động lực phấn đấu vươn lên…
Theo điều lệ mới, hiệu trưởng tiểu học không còn thẩm quyền kỷ luật giáo viên?
Điều lệ trường tiểu học ban hành theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT còn rối rắm, bất cập khiến cho các trường tiểu học lúng túng trong quá trình thực hiện.
Điều lệ trường tiểu học ban hành theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2020) còn rối rắm, bất cập khiến cho các trường tiểu học lúng túng trong quá trình thực hiện.
Những nội dung các nhà trường đang băn khoăn, vướng mắc chủ yếu ở chương II (Tổ chức và quản lý nhà trường) và chương V (Nhiệm vụ và quyền của học sinh).
Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng chưa rõ ràng
Tại chương II, điều 11, khoản 1, mục d, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng được quy định: " Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng ."
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Báo Khánh Hòa điện tử (baokhanhhoa.vn).
Theo đó, hiệu trưởng trường tiểu học không có nhiệm vụ và quyền khen thưởng, kỷ luật giáo viên và nhân viên. Tuy nhiên, điều 12, khoản 2 (Hội đồng kỷ luật ) của Thông tư này lại quy định: " Hội đồng kỉ luật được thành lập để xét hoặc xóa kỉ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của hội đồng kỉ luật được thực hiện theo quy định của pháp luật. " .
Chưa đảm bảo công bằng về quyền lợi cho giáo viên, nhân viên cùng cấp tiểu học nhưng khác trường
Khác với quy định về nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng trường tiểu học, tại Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng trường tiểu học và trung học cơ sở (trường phổ thông có nhiều câp học) một cách rõ ràng "Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật".
Như vậy, giáo viên dạy cấp tiểu học tại trường tiểu học và trung học cơ sở nếu có thành tích xứng đáng thì được hiệu trưởng quyết định khen thưởng, cũng thành tích đó nhưng ở trường tiểu học lại không được hiệu trưởng quyết định khen thưởng. Điều này có mất công bằng?
Quy định việc kỷ luật học sinh chưa nhất quán
Mặc dù, quyết định kỷ luật học sinh của hiệu trưởng quy định tại điều 11, khoản 1, mục d trong Điều lệ trường tiểu học đã quy định: " Quản lý, tiếp nhận học sinh, cho phép học sinh chuyển trường; quyết định kỉ luật, khen thưởng học sinh; phê duyệt kết quả đánh giá học sinh, danh sách học sinh lên lớp, lưu ban; tổ chức kiểm tra công nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách ." Tuy nhiên hình thức kỷ luật, quy trình kỷ luật chưa rõ ràng.
Tại chương V, điều 38, khoản 1 yêu cầu: Thực hiện khen thưởng và kỉ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng việc thi hành thì lấy Quy định nào để làm căn cứ kỷ luật học sinh?!
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, thay thế Thông tư số 08, mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1988 nhưng đang trong thời gian dự thảo (lần 2).
Điều này có nghĩa rằng: việc thi hành kỉ luật đối với học sinh phổ thông phạm khuyết điểm trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình vẫn phải áp dụng 1 trong 5 hình thức như Quy định tại Thông tư số 08 ngày 21 tháng 3 năm 1988 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thế nhưng tại khoản 3 điều 38 của Thông tư 28 quy định: " Học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỉ luật sau: nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh .".
Mặt khác, cho dù áp dụng hình thức kỷ luật nào đi chăng nữa thì hiệu trưởng không thể tùy tiện quyết định mà cần phải thành lập Hội đồng kỷ luật.
Tuy nhiên theo quy định của Thông tư 28, Hội đồng kỉ luật được thành lập để xét hoặc xóa kỉ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc mà không áp dụng với học sinh.
Theo dự thảo Quy định về khen thưởng và kỉ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì học sinh tiểu học không chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào, vậy nên chăng bỏ tất cả nội dung kỷ luật học sinh trong Thông tư 28, không để "tượng trưng" làm gì thêm rối rắm!
Quy định cần sát với mục tiêu, nguyên lý hoạt động giáo dục của Luật Giáo dục
Chúng tôi đồng ý rằng, mục đích xây dựng các hình thức kỷ luật đối với học sinh tiểu học không nên là để răn đe hay trừng phạt nhưng phải đủ sức mạnh để bắt buộc học sinh phải tu dưỡng, rèn luyện hướng đến đích đến của mặt tích cực.
Từ đó hình thành và phát triển tính kỷ luật cho các em như lời Bác dạy " Đoàn kết tốt, lao động tốt, kỷ luật tốt ".
Tính kỷ luật phải được rèn luyện càng sớm càng tốt. Hơn nữa, rất cần thiết phải đưa một phần cuộc sống thực tiễn vào trường tiểu học để các em trải nghiệm. Trước hết là làm quen với ý thức công dân: " Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân ;" (Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019).
Giáo dục nhà trường phải giúp học sinh nhận thức đúng về kỳ thực của xã hội hiện tại để các em có trách nhiệm hơn với cuộc sống của chính mình: phạm lỗi là phải trả giá. Điều này không sai với nguyên lý giáo dục: " Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. "
Thực hiện việc giáo dục học sinh phạm lỗi nặng (mang tính lặp lại, thành một chuỗi, mang tính hệ thống và có xu thế thành khuôn, dạng nhất định) nhiều giáo viên đã triển khai hàng loạt biện pháp: nhắc nhở, hướng dẫn lại, đổi chỗ ngồi cho gần giáo viên, chú ý/khen ngợi, nói chuyện riêng với học sinh, liên lạc bố mẹ, ký cam kết, lập kế hoạch giáo dục... nhưng học sinh vẫn chứng nào tật ấy, giáo viên đành tảng lờ, bất lực và phải chọn giải pháp an toàn cho mình.
Chính vì thế chúng tôi thiết tha mong mỏi hệ thống văn bản quản lý nhà nước về Giáo dục không để giáo viên tâm huyết đầy trách nhiệm phải trở thành người vô cảm.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả, tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt lại.
Võ Phi Hùng (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quỳnh Ngọc - Quỳnh Lưu - Nghệ An)
Giáo dục trẻ, có cần hình phạt? Giáo dục học sinh theo hình thức nào, phạt hay không phạt, là điều được rất nhiều người quan tâm. Giáo dục là con đường để đưa đứa trẻ từ sơ sinh đến với cuộc sống của xã hội đương đại. Những ngày gần đây, bài chia sẻ của TS Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50
Sao việt
23:57:41 22/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương: Phim y khoa Hàn Quốc một lần nữa thắng lớn!
Phim châu á
23:50:58 22/02/2025
Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?
Hậu trường phim
23:42:16 22/02/2025
G-Dragon phát hành teaser MV mới gây phấn khích
Nhạc quốc tế
23:35:35 22/02/2025
Tân Sơn Nhất chật kín fan vì cặp đôi bách hợp hot nhất Thái Lan, nhìn đến nhan sắc mà "sốc visual"!
Sao châu á
23:29:46 22/02/2025
Hồ Quang Hiếu tiết lộ cuộc sống sau khi lấy vợ, có con
Tv show
22:47:26 22/02/2025
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?
Netizen
22:23:09 22/02/2025
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza
Thế giới
22:14:27 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025