Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy – học trực tuyến cấp tiểu học
Ngày 2-10, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng quản lý, dạy – học trực tuyến cấp tiểu học của ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm năm học 2021-2022.
Hội thảo được thực hiện theo hình thức trực tuyến, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và cán bộ quản lý, giáo viên thuộc 13 trường tiểu học trên địa bàn quận.
Quang cảnh hội thảo.
Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các trường học đã linh hoạt, chủ động trong việc chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức dạy học trực tuyến. Hiện tại, 100% cán bộ, giáo viên, học sinh đã có đủ thiết bị, thành thạo trong ứng dụng công nghệ thông tin để dạy và học trực tuyến. Hội thảo nhằm tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy, học trực tuyến.
Ý kiến của đại diện các nhà trường tiếp tục khẳng định tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh để duy trì tốt việc dạy học, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đồng hành cùng phụ huynh học sinh để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập của học sinh.
Các nhà trường cũng chia sẻ các giải pháp của đơn vị trong việc tổ chức lựa chọn các ứng dụng học trực tuyến; cách thức tăng khả năng tương tác của học sinh với giáo viên; nâng cao kỹ năng thiết kế bài giảng trực tuyến và xây dựng kho học liệu số để dùng chung…
Video đang HOT
Chia sẻ với cán bộ quản lý, giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Tài cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những hướng dẫn cụ thể trong tổ chức dạy học trực tuyến ở từng khối lớp. Để có thêm kênh học tập dành cho học sinh lớp 1 và 2, Bộ đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức phát sóng các bài dạy của 3 môn toán, tiếng Việt, tiếng Anh.
Theo ông Thái Văn Tài, so với các khối lớp khác, việc học trực tuyến đối với học sinh lớp 1 và lớp 2 khó khăn, vì vậy cần có sự đồng hành, quan tâm nhiều hơn nữa của cả gia đình, nhà trường. Những ý kiến tham luận tại hội thảo là căn cứ để Vụ Giáo dục tiểu học tiếp tục tham mưu lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để nâng cao chất lượng tổ chức dạy học trực tuyến.
Các địa phương, nhà trường cần xác định việc tổ chức dạy học trực tuyến không phải là giải pháp tình thế, mà là phương thức dạy học mới song hành cùng hình thức dạy học trực tiếp, có thể áp dụng khi thời tiết khắc nghiệt (rét đậm, mưa bão…).
Những học trò '3 không'
Đã vào năm học mới nhưng cả Thuý Ngân và Mỹ Kiều đều chưa có sách tập, quần áo còn thiết bị học lại càng không.
Men theo con đường mòn bị sạt lở khoét sâu, các thầy cô giáo trường tiểu học Long Thuận 4 dẫn chúng tôi đến nhà em Mỹ Kiều, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự. Tuyến đường huyết mạch ngày nào, giờ chẳng ai có thể nhận ra. Đất sụp đến đâu, đường xá, nhà cửa mất dần, xóm làng giờ hiu quạnh. Nhà có điều kiện thì bỏ xứ còn những người bám trụ đa phần không còn nơi nào để đi.
Gia đình em Võ Thị Thuý Ngân, học sinh lớp 5, trường tiểu học Long Thuận 4, cũng vật vờ theo từng con sóng vỗ vào bờ. Nhà không cục đất cắm dùi, phần nền nhà cũng là đất ở đậu. Cả nhà quanh quẩn làm thuê, làm mướn sống qua ngày.
Thuý Ngân được anh chị khoá trước tặng sách cũ. Em rất vui và thường lấy sách ra đọc rồi tập viết vào vở. Ảnh: Ngọc Tài
Từ nhỏ Thuý Ngân và em trai đã sống cùng ông bà còn cha mẹ đi làm thuê ở TP. Hồ Chí Minh. Ba tháng trước vì mất việc nên mẹ em, bà Võ Thị Thuý Nhi cùng chồng đùm túm về quê. Không có thu nhập lại phải nuôi hai con nhỏ và cha mẹ già, bà Nhi chỉ còn biết xin gạo từ thiện, còn chồng giăng lưới, cắm câu kiếm dăm con cá cho bữa ăn hàng ngày.
"Cuộc sống cái ăn còn thiếu trước hụt sau nói chi mua điện thoại cho con học trực tuyến. Con bé cứ theo hỏi tôi: Mẹ ơi, không có điện thoại sao mà học. Tui chỉ biết im lặng. Tôi cũng thử đi mượn tiền người quen nhưng 5.000 đến 10.000 đồng người ta còn cho, chứ dăm ba triệu họ biết mình không thể trả nổi thì ai dám cho mượn", nói rồi bà Nhi chỉ cái điện thoại "cùi bắp" mà cả nhà đang dùng.
Thuý Ngân là cô bé có đôi mắt sáng và lanh lợi. Em học rất giỏi và được thầy cô khen chăm, ngoan. Ngân khoe với chúng tôi vừa được thầy chủ nhiệm xin cho bốn quyển sách cũ của anh chị khoá trước. Mấy hôm nay cứ hễ rảnh Ngân lại mang sách ra đọc. Ngân rất sợ vì nghèo mà phải bỏ học.
Bà Nhi nhìn ra sông Tiền nước chảy cuồn cuộn rồi trông vào căn nhà sát bờ nước lở, không biết chừng chỉ một thời gian nữa phải xin đi ở đậu nơi khác. Thấy con ham học bà chỉ dám lấp lửng: "Tới đâu hay tới đó chứ biết sao giờ".
Gia cảnh khó khăn Mỹ Kiều hay phụ mẹ việc nhà. Hiện tại dù năm học mới sắp bắt đầu nhưng Mỹ Kiều chưa có sách vở, quần áo nhất là thiết bị để học trực tuyến. Ảnh: Ngọc Tài
Cách nhà Ngân không xa là cô bạn học cùng trường, cùng khối 5 - Lê Thị Mỹ Kiều. Hay tin sắp học trực tuyến Kiều cũng thường hỏi mẹ khi nào mua điện thoại. Bà Trần Thanh Thao - mẹ Kiều, cứ hẹn hết lần này đến lần khác.
Chồng mất khi con mới chập chững biết đi, bà Thao ở vậy nuôi con và người cha già. Ngoài số tiền anh chị gửi để săn sóc ông cụ, bà Thao làm thêm nghề cạo hạt điều, mỗi tháng kiếm đủ tiền sinh hoạt trong nhà. Vài tháng nay do dịch công việc duy nhất cũng mất.
Trong căn nhà tôn xập xệ, Kiều không có một chỗ học đàng hoàng. Em thường ngồi dựa vách nhà để học hoặc nằm võng lắc lẻo. Việc học của mình, Kiều cũng tự sắp xếp, chứ bà Thao không phải nặng lo nhiều. Mà có muốn lo cũng khó vì bà Thao chỉ biết mặt chữ, học chưa hết lớp 3 đã bỏ dở. "Thấy con bé nằm, ngồi khắp nhà học bài mà không có nổi cái bàn. Cũng muốn mua cho con lắm nhưng không có khả năng thì biết làm sao. Tới giờ sách tập, quần áo cũng chưa mua được. Cái điện thoại lại càng xa vời", bà Thao nói.
Sách cũ do thầy cô huy động để tặng em Võ Thị Thuý Ngân, Trường Tiểu học Long Thuận 4, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Ngọc Tài
Thầy Nguyễn Văn Thảo, giáo viên chủ nhiệm lớp của Kiều khen em còn nhỏ đã hiểu chuyện, thường hay giúp mẹ công việc trong nhà. Năm ngoái học xong em liền mang bộ sách cũ để tặng cho đứa em trong xóm cũng thiếu thốn như mình. Thầy Thảo động viên cả nhà cố gắng vượt qua khó khăn và hứa sẽ huy động sách cũ của các em khoá trên để Kiều có sách học.
Trong lớp thầy Thảo chủ nhiệm có 20 em thì 5 em hiện tại chưa có thiết bị để học trực tuyến. Học sinh lớp 5 toàn huyện sẽ học trực tuyến từ ngày 27/9 các khối lớp nhỏ sẽ học sau. Cả tuần nay thầy cô trong trường chạy ngược chạy xuôi để vận động nhiều nguồn không chỉ thiết bị mà còn sách vở, dụng cụ học tập. Giáo viên cũng khảo sát các nhà xung quanh nếu nhà nào có đường truyền Internet sẽ vận động san sẻ với những nhà hàng xóm có học trò học trực tuyến.
"Hai em học cùng lớp nhà gần nhau mà một em có điện thoại một em không có thì vận động học cùng nhau. Nhà trường, thầy cô cũng cố gắng hết sức có thể để không em nào bị bỏ lại phía sau", thầy Thảo chia sẻ.
Thầy Nguyễn Hữu Tiến, Trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Hồng Ngự, cho biết cấp tiểu học đặc biệt thiếu trang thiết bị học trực tuyến. Chỉ riêng khối lớp 5 còn gần 800 em chưa có thiết bị trong tổng số hơn 2.200 em, chiếm gần 35%. Tương tự, cấp THCS còn gần 700 em chưa có thiết bị. "Sắp tới ngoài nguồn vận động của các doanh nghiệp mạnh thường quân, giáo viên cũng trích ngày lương để mua sắm thiết bị tặng các em", thầy Tiến cho biết.
Hà Nội đề xuất giảm học phí 25% khi học trực tuyến Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất về mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến bằng 75% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành. Học sinh cấp tiểu học tại Hà Nội trong giờ học trực tuyến. (Ảnh: TTXVN phát) Chiều 22/9, tại Kỳ họp thứ 2 Hội...