Chia sẻ của Thạc sỹ quản lý giáo dục: “Vì sao tôi ủng hộ quy định mới về nguyện vọng tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội?”

Theo dõi VGT trên

Không ít phụ huynh đã rất nuối tiếc: “Biết thế em cho con vào trường gần nhà, học chuyên vừa mệt, vừa xa, lại phải học nhiều, học lệch, điểm không cao, giờ lại mất luôn cơ hội học bổng… “.

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, không thuộc về toà soạn.

Theo kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 của UBND TP.Hà Nội, năm nay học sinh sẽ được đăng ký 3 nguyện vọng, nhiều hơn năm trước 1 nguyện vọng. Tuy nhiên, học sinh phải đặt nguyện vọng 1 và 2 vào trường thuộc khu vực tuyển sinh có hộ khẩu thường trú, nguyện vọng 3 có thể thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ. Điểm mới này đã khiến phụ huynh và học sinh “sốt xình xịch” trong nhiều ngày qua.

Tuy mới đây Sở GD-ĐT Hà Nội đã có thêm 2 phương án mới cho học sinh lựa chọn khi đăng ký nguyện vọng nhưng quy định thay đổi khu vực tuyển sinh lớp 10 vẫn khiến phụ huynh lo lắng vì con sẽ bị hạn chế nhiều về việc chọn trường.

Chia sẻ của Thạc sỹ quản lý giáo dục: Vì sao tôi ủng hộ quy định mới về nguyện vọng tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội? - Hình 1

Phụ huynh lo lắng vì con sẽ bị hạn chế nhiều về việc chọn trường THPT năm nay. (Ảnh minh họa)

Trước những tranh cãi trái chiều về vấn đề này, chị Lù Thị Hồng Nhâm, Thạc sỹ quản lý giáo dục ở Hà Nội thường xuyên tiếp xúc với chính sách giáo dục của gần 20 nước trên thế giới… cho rằng, cá nhân chị có một góc nhìn khác.

“Hằng năm tiếp xúc với gần 1000 phụ huynh/ học sinh cấp 2, 3, đại học và lắng nghe cũng như hiểu được mong muốn của họ, tôi ủng hộ chính sách mới này của Hà Nội. Chỉ là cần điều chỉnh lại: Nhà bố mẹ ở đâu- đăng kí học ở đấy. Vì nếu căn cứ vào hộ khẩu thì tình trạng ở Việt Nam hiện nay có thể các bạn đã biết: Người ở một nơi, hộ khẩu có thể một nẻo, chưa kể còn sắp bỏ hộ khẩu theo chủ trương mới”.

Có 7 lý do chị Hồng Nhâm đưa ra để giải thích cho việc đồng tình này:

1. Ở các nước Úc, Anh, Mỹ không có hộ khẩu nên đăng kí học cấp 1, 2, 3 công lập – có bảo trợ của nhà nước về học phí… thì sẽ là NHÀ ở đâu ĐĂNG KÍ học ở quận đó. Muốn sang quận khác cũng mệt lắm, phải chứng minh đứa trẻ ở quận đó bằng các hợp đồng thuê nhà, có nhà ở khu đó… nên bố mẹ có khi cũng phải ngậm đắng nuốt cay chuyển vùng… thuê/ mua nhà khu muốn con học… để con được học.

2. Mấy nước Âu/ Mỹ/ Úc… cũng có quan tâm đến chất lượng trường, điểm… nhưng cũng không quá đặt nặng như châu Á. Các mẹ châu Á quá chú trọng điểm… dẫn đến nhiều hệ luỵ, không chỉ mệt mình mà hại cả con, xét trên phương diện nào đó, rất căng thẳng.

3. Mọi người cùng nghĩ đi: Học sinh giỏi vào hết Kim Liên/ Yên Hoà/ Chu Văn An/ Ams… thì tất nhiên Trần Phú/ Việt Đức/ Phan Đình Phùng/ Hai Bà Trưng/ Trương Định/ Trần Nhân Tông… làm gì còn HỌC SINH giỏi, chỉ còn khá/ trung bình đầu vào… Giáo viên cũng theo đó “được” hiểu là ở các trường điểm… tốt hơn.

Cho nên chuyện là lâu nay chúng ta tự làm khó chúng ta. Mấy trường này không phải tự thân giỏi, mà vì các phụ huynh đưa các con giỏi sẵn vào rồi nên việc các trường trở thành “giỏi” là đương nhiên. Ngược lại, các trường kia thì bị hiểu là bình thường/ tầm thường hơn (theo 1 nhóm người). Nhưng mà có ai hỏi: Họ có nhận được mấy học sinh giỏi ở đầu vào đâu mà trường có thể trở thành giỏi? Có bột mới gột nên hồ chứ. Ai mà biến được học sinh trung bình khá thành giỏi/ xuất sắc hết được?

Video đang HOT

4. Thân từng là giáo viên, tôi hiểu: Dạy học sinh giỏi, ngoan dễ hơn dạy học sinh trung bình khá rất nhiều, vì học sinh giỏi có sẵn kiến thức, ý thức… Giáo viên những trường này chỉ cần tập trung tốt vào chuyên môn và khuyến khích học sinh học; trong khi giáo viên các trường kia phải đối phó đủ thứ, có khi còn có cả nhiều học sinh nghèo trong lớp cần hỗ trợ…

Thân từng là giáo viên và là phụ huynh của hai con học hai trường THƯỜNG, tôi thấy học ở đâu cũng được, miễn là con mình có ý thức, gần nhà, học vui vẻ, cộng đồng thầy cô, bạn bè tốt…

Chị Lù Thị Hồng Nhâm

5. Cũng thân từng là giáo viên và là phụ huynh của hai con học hai trường THƯỜNG, tôi thấy học ở đâu cũng được, miễn là con mình có ý thức, gần nhà, học vui vẻ, cộng đồng thầy cô, bạn bè tốt, điểm 7,0-9,0 gì đó là ổn, nhưng nhất định không được quá thiếu các kiến thức xã hội cơ bản.

6. Trong quá trình làm tuyển sinh du học, tôi nhận thấy, trừ 1 số trường Úc/ New Zealand “bày vẽ” công nhận trường chuyên lớp chọn… còn thì GPA – điểm trung bình cộng cao là lấy được học bổng cao. Cho nên chuyện là nhiều khi “đầu gà hơn đuôi voi”.

Không ít phụ huynh đã rất nuối tiếc: “Biết thế em cho con vào trường gần nhà, học chuyên vừa mệt, vừa xa, lại phải học nhiều, học lệch, điểm không cao, giờ lại mất luôn cơ hội học bổng… “.

Các mẹ cần biết: Đa số các trường nước ngoài nhìn nhận thang điểm 10 của Việt Nam là thang điểm quốc gia, nên cứ theo chuẩn quốc gia mà quy ra thôi; chuyên hay Kim Liên mà 8,9 thì vẫn thua Trương Định 9,0 thôi.

Chia sẻ của Thạc sỹ quản lý giáo dục: Vì sao tôi ủng hộ quy định mới về nguyện vọng tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội? - Hình 2

7. Thi hết cấp 3 rồi vào đại học toàn kiến thức trong sách giáo khoa, xã hội hiện tại. Bộ GD-ĐT cũng không thể đưa kiến thức đại học hay kiến thức uyên thâm đâu đó vào đề thi, nên cứ học nhuần nhuyễn những gì trong sách giáo khoa, biến hóa được kiến thức đó xuôi ngược, ngược xuôi… là kiểu gì cũng đỗ đại học, thậm chí đỗ điểm cao là đằng khác.

Học sinh học trường thường, sức học thường hay khá, giỏi… cứ tự tin học tiếp trường thường, trau dồi bản thân toàn diện và vui vẻ với trường lớp. Cần lưu ý thêm rằng học cấp 3 chỉ là phổ cập phổ thông. Để thành công, ngoài kiến thức khoa học ở trường, các bạn còn cần các kỹ năng sống, quan hệ xã hội, thể lực, ý chí… để phát triển bản thân toàn diện, sẵn sàng cho cuộc sống và công việc sau này.

Cho nên tôi mong các phụ huynh bình tâm, dạy con mình ứng phó tốt với hoàn cảnh mới. Có con giỏi đừng tự coi mình là quá giỏi rồi cho là trường này không xứng với con mình.

Đừng nhồi vào đầu con những suy nghĩ thất vọng, chán chường kẻo con tự loại mình ra khỏi “cuộc chơi”; đừng cố cạy cục xin xỏ chuyển hộ khẩu chuyển nọ chuyển kia… gây ra tệ nạn xã hội không đáng có. Quan trọng hơn là tổn hại tinh thần con mình, bản thân mình và kinh tế gia đình.

Chị Lù Thị Hồng Nhâm là Cử nhân Văn khoa, ĐH Sư phạm HN1; Cử nhân Anh văn ĐH Sư phạm ngoại ngữ HN; Thạc sỹ ngôn ngữ học, ĐH Sư phạm HN1 và là Thạc sỹ quản lý giáo dục, ĐH New South Wales, Úc.

Chị có gần 40 năm làm việc trong lĩnh vực giáo dục, 19 năm làm việc trong khối nhà nước với tư cách là giáo viên cấp 3, giảng viên đại học bán thời… Từ năm 2000 đến nay, chị là giám đốc công ty TNHH Tư vấn du học và dịch thuật Đức Anh.

Phụ huynh áp lực vì con phải thi 4 môn vào lớp 10

Sau khi Hà Nội có quyết định tổ chức thi 4 môn để tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022, nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng với áp lực lên con em mình bởi lứa học sinh này đã 2 năm "dính" học trực tuyến.

Chị Hoàng Minh Ngọc (quận Đống Đa) cho rằng, năm nay, việc lứa học sinh 2006 phải thi 4 môn là rất áp lực và thiệt thòi.

"Đây là lứa học sinh đã phải học trực tuyến tới 2 năm, toàn những phần quan trọng phải học trực tuyến, hiệu quả sẽ khó có thể cao bằng học trực tiếp. Chưa kể, năm ngoái cũng điều kiện dịch bệnh nhưng lịch thi được dời đến tận giữa tháng 7, năm nay cuối tháng 5 các con đã phải thi rồi".

Chị Ngọc cho hay, trong trường hợp không giảm được số môn, chị mong các cấp xem xét lại lịch thi.

Còn chị Nguyễn Linh Chi, có con năm nay thi vào lớp 10 ở quận Thanh Xuân chia sẻ: "Hiện, các thầy cô giáo đã rất vất vả để đảm bảo truyền tải kiến thức cho học sinh, giờ thêm 1 môn thi đồng nghĩa với việc giáo viên và học sinh phải dàn trải học nâng cao kiến thức của 6 môn học nữa".

Chị Chi cũng cho rằng, năm học trước thời gian học trực tuyến chiếm gần hết học kỳ II. Còn năm nay, theo nhận định từ Bộ trưởng Bộ Y tế, dịch Covid có thể kéo dài cả năm.

"Do đó, tôi nghĩ lãnh đạo các cấp của Hà Nội cần cân nhắc có nhất thiết phải tổ chức 4 môn thi trong kỳ thi vào 10 năm nay không?", chị Chi nói.

Phụ huynh áp lực vì con phải thi 4 môn vào lớp 10 - Hình 1

Phụ huynh bên con trước giờ thi lớp 10 ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng

Đồng quan điểm, phụ huynh Lê Thị Ngọc Ánh (Ba Đình) cho rằng, chất lượng của học trực tuyến khó có thể bằng trực tiếp bởi lãng phí từ thời gian điểm danh, nhắc mở camera đến vấn đề kỹ thuật như đường truyền rơi rớt, tắc nghẽn... xảy ra thường xuyên.

"Có ngồi học cùng con mới thấy được nhiều vấn đề vướng mắc làm ảnh hưởng chất lượng học tập.

Có lẽ kiến thức của 5 buổi trực tuyến mới bằng kiến thức của 1 buổi trực tiếp. Dù các giáo viên rất nỗ lực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế từ cách truyền đạt, nội dung giáo án, chưa kể học sinh không tập trung, mỏi mệt do học nhiều trên máy tính...", chị Ngọc Ánh tâm sự.

Mặc dù vậy, không ít ý kiến cho rằng phụ huynh đang tự tạo áp lực cho chính mình và các con.

"Thay vì cùng con thích nghi với hoàn cảnh thì chính phụ huynh lại đang rối lên" - một ý kiến bày tỏ.

Có thể điều chỉnh?

Trước đó, trao đổi với VietNamNet , ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở đã trình phương án thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022 với 4 môn lên UBND TP Hà Nội bởi chương trình học vẫn vậy và việc dạy học trực tuyến được tổ chức và có kiểm soát chất lượng.

"Quan điểm của Sở GD-ĐT Hà Nội là thi 4 môn, trong đó 1 môn tự chọn công bố sau (cuối tháng 3/2021) để học sinh học đều tất cả các môn, tránh chuyện vì thi cử mà học lệch, học tủ", ông Đại nói.

Phụ huynh áp lực vì con phải thi 4 môn vào lớp 10 - Hình 2

Tuy nhiên, ông Đại cũng cho hay, trong trường hợp tình hình dịch phức tạp, Sở có thể xem xét trình UBND TP giảm bớt số môn.

"Dù là phương án nào, Sở GD-ĐT và UBND TP Hà Nội đều sẽ đáp ứng tốt nhất, đảm bảo làm sao có lợi nhất cho học sinh. Phụ huynh cũng không nên quá lo lắng bởi số lượng tuyển đầu vào (khoảng 62%) không thay đổi so năm ngoái" - Ông Đại nói.

Ông Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều cho hay, nếu như đến ngày 1/3/2021 mà học sinh đến trường đi học trở lại bình thường thì việc thi 4 môn là hợp lý. Còn nếu hết tháng 3 mới đi học trở lại thì việc thi 4 môn sẽ là áp lực cho các em.

"Do đó, tôi nghĩ UBND TP Hà Nội cũng cần căn cứ thực tiễn, bởi theo lịch thì ngày 29, 30/5 đã thi, như vậy học sinh thực sự sẽ phải chạy đua với thời gian".

Ông Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa) cho hay: "Với trường tôi thì phụ huynh, học sinh không quá bất ngờ bởi đã xác định và vừa rồi họp cha mẹ học sinh cuối học kỳ 1 cũng đã triển khai các biện pháp để ôn thi hiệu quả. Tuy nhiên, một số phụ huynh vẫn có tâm lí lo lắng bởi nếu việc học trực tuyến kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng ôn tập. Những khu vực ngoại thành, nơi khó khăn thì quả thực thầy trò sẽ phải rất cố gắng".

Ông Cường cho hay, hiện, nhiều cha mẹ học sinh vẫn hy vọng trong trường hợp nếu dịch bệnh kéo dài, UBND TP Hà Nội sẽ có điều chỉnh.

"Còn với trách nhiệm của các trường, các thầy cô sẽ nỗ lực tối đa để học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới dù 3 hay 4 môn", ông Cường nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tang thương bao trùm Cbiz: Thêm nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27Tang thương bao trùm Cbiz: Thêm nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27
10:53:44 04/02/2025
Vụ con gái vứt nhầm kim cương 1 tỷ đồng của mẹ: Chủ nhân tắt hy vọng khi nhìn thấy núi rác trước mặtVụ con gái vứt nhầm kim cương 1 tỷ đồng của mẹ: Chủ nhân tắt hy vọng khi nhìn thấy núi rác trước mặt
10:41:35 04/02/2025
Mẹ và em gái Từ Hy Viên nhảy múa tiệc tùng ngay trước khi nữ diễn viên qua đời tại Nhật BảnMẹ và em gái Từ Hy Viên nhảy múa tiệc tùng ngay trước khi nữ diễn viên qua đời tại Nhật Bản
10:57:35 04/02/2025
Chồng ôm thi thể Từ Hy Viên gào khóc, hôn vĩnh biệt trước khi vợ bị hỏa tángChồng ôm thi thể Từ Hy Viên gào khóc, hôn vĩnh biệt trước khi vợ bị hỏa táng
11:21:39 04/02/2025
Ai thừa kế tài sản hàng trăm triệu USD của Từ Hy Viên?Ai thừa kế tài sản hàng trăm triệu USD của Từ Hy Viên?
13:58:03 04/02/2025
Truy tìm nghi phạm sát hại con rồi bỏ trốnTruy tìm nghi phạm sát hại con rồi bỏ trốn
12:44:16 04/02/2025
Mẹ 80 tuổi tai biến nằm liệt giường, các con vẫn làm hơn 30 mâm cỗ mừng thọMẹ 80 tuổi tai biến nằm liệt giường, các con vẫn làm hơn 30 mâm cỗ mừng thọ
09:55:52 04/02/2025
Mai Ngọc lần đầu tiên làm rõ 1 bí mật trong cuộc sống hôn nhân với thiếu gia Bắc GiangMai Ngọc lần đầu tiên làm rõ 1 bí mật trong cuộc sống hôn nhân với thiếu gia Bắc Giang
14:02:13 04/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Neymar trở lại nơi bắt đầu và cơ hội cuối ở World Cup 2026

Neymar trở lại nơi bắt đầu và cơ hội cuối ở World Cup 2026

Sao thể thao

15:55:25 04/02/2025
Ngôi sao tuyển Brazil là Neymar trở lại Santos sau 12 năm để mong được trở lại tuyển Brazil và dự VCK World Cup cuối cùng trong sự nghiệp
Bức ảnh gây sốc của HIEUTHUHAI và bạn gái bị lộ?

Bức ảnh gây sốc của HIEUTHUHAI và bạn gái bị lộ?

Sao việt

15:36:17 04/02/2025
Song song với sự nghiệp nghệ thuật, HIEUTHUHAI còn gây chú ý bởi chuyện tình không công khai, cũng không giấu diếm với một cô gái xinh xắn, giàu có tên Tăng Mỹ Hàn.
Công bố thời điểm chồng ca sĩ đưa tro cốt Từ Hy Viên về nước, mẹ gấp rút về nước hôm nay lo hậu sự

Công bố thời điểm chồng ca sĩ đưa tro cốt Từ Hy Viên về nước, mẹ gấp rút về nước hôm nay lo hậu sự

Sao châu á

15:28:44 04/02/2025
Ngày 4/2, tờ Sohu đưa tin gia đình Từ Hy Viên cho biết tro cốt nữ diễn viên nổi tiếng sẽ được đưa về Đài Loan (Trung Quốc) vào ngày 6/2.
Ấn Độ: Vệ tinh NVS-02 gặp trục trặc kỹ thuật trong quá trình nâng quỹ đạo

Ấn Độ: Vệ tinh NVS-02 gặp trục trặc kỹ thuật trong quá trình nâng quỹ đạo

Thế giới

15:19:09 04/02/2025
Bất chấp sự cố này, ISRO đảm bảo rằng các hệ thống của vệ tinh vẫn hoạt động tốt và hiện tại vệ tinh đang ở quỹ đạo hình elip. Tổ chức hiện đang tìm hiểu các chiến lược nhiệm vụ thay thế để sử dụng vệ tinh cho mục đích dẫn đường trên qu...
Không thời gian - Tập 34: Hùng quyết tâm không chia tay Hạnh

Không thời gian - Tập 34: Hùng quyết tâm không chia tay Hạnh

Phim việt

15:15:24 04/02/2025
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 34, biết bác Nậm - bố của thủ trưởng Đại cũng chính là thủ trưởng của cô Hồi - mẹ Hạnh, Hùng ngay lập tức sang có đôi lời xin trợ giúp.
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 28: Suýt bị chồng tát, Thắng đòi ly hôn

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 28: Suýt bị chồng tát, Thắng đòi ly hôn

Hậu trường phim

15:04:31 04/02/2025
Dù ba Thắng, Ngân, Thành Công có hợp sức để bảo vệ tổ ấm cho Thắng Lộc trước nguy cơ đổ vỡ, nhưng xem chừng không đơn giản.
Gần chục năm tuổi, tựa game này vẫn được coi là "tuyệt tác", tất cả chỉ nhờ một điều

Gần chục năm tuổi, tựa game này vẫn được coi là "tuyệt tác", tất cả chỉ nhờ một điều

Mọt game

14:59:23 04/02/2025
Ngành công nghiệp game thế giới luôn rất tàn nhẫn khi theo thời gian, số lượng các trò chơi rơi vào quên lãng, bị đào thải ngày càng nhiều.
Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lại gây sốc vì 'mặc cũng như không'

Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lại gây sốc vì 'mặc cũng như không'

Sao âu mỹ

14:57:23 04/02/2025
Tờ PEOPLE xác nhận thông tin chính xác liên quan tin đồn Kanye West và Bianca Censori bị cảnh sát hộ tống khỏi lễ trao giải Grammy 2025 vì trang phục gây sốc.
Lên đồ trẻ trung đầy ấm áp với áo cardigan

Lên đồ trẻ trung đầy ấm áp với áo cardigan

Thời trang

13:52:35 04/02/2025
Cardigan - món đồ thời trang dễ dàng kết hợp, không bao giờ lỗi mốt, đang trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều tín đồ thời trang trong những ngày xuân se lạnh này.
Chấn động đầu năm: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK công bố tổ chức show tại Hà Nội!

Chấn động đầu năm: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK công bố tổ chức show tại Hà Nội!

Nhạc quốc tế

13:40:12 04/02/2025
Sáng 4/2, BLISSOO - công ty của chị cả BLACKPINK Jisoo cập nhật tin chấn động. Theo đó, Jisoo sẽ tổ chức tour fanmeeting toàn châu Á Lights, Love, Action - đi qua 7 thành phố bao gồm cả Hà Nội.
Chuyện rút ruột quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Công ty Bách Khoa Việt

Chuyện rút ruột quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Công ty Bách Khoa Việt

Pháp luật

13:30:07 04/02/2025
Công ty này mới nộp hơn 1,6 tỷ đồng, không còn khả năng nộp lại hơn 105 tỷ đồng, khiến ngân sách Nhà nước bị thất thoát.