Chia sẻ của giáo viên sau thời gian triển khai Chương trình mới lớp 3
Chương trình GDPT 2018 ở lớp 3 rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề gắn với tình huống thực tiễn trong cuộc sống.
Cô Võ Thị Phương Liên – Khối trưởng khối 3, Trường Tiểu học Phenikaa cùng học sinh của mình. Ảnh NT.
Học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề phù hợp sở thích
Sau gần 2 tháng triển khai chương trình GDPT 2018 ở lớp 3, theo đánh giá của nhiều giáo viên, ngữ liệu trong sách giáo khoa đã gợi mở để giúp học sinh khai thác tối đa các thế mạnh của mình. Học sinh là trung tâm; giáo viên là người đồng hành, hướng dẫn, hỗ trợ.
Đồng quan điểm đó, cô Võ Thị Phương Liên – Khối trưởng khối 3, Trường Tiểu học Phenikaa (Hà Nội) đánh giá: “Chương trình GDPT 2018 ở lớp 3 đã rèn luyện cho học sinh cách giải quyết vấn đề bằng những tình huống thực tế. Do vậy, các em sẽ mạnh dạn và bản lĩnh hơn trong quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm hay xử lý các tình huống trong cuộc sống mà bản thân gặp phải.
Bên cạnh đó, một số môn học được tích hợp, lồng ghép những nội dung liên quan để tránh chồng chéo. Do đó quá trình học, học sinh được lựa chọn chuyên đề phù hợp sở thích, năng lực nhằm phát huy hết thế mạnh của bản thân”.
“So với chương trình hiện hành, ngoài những điểm kế thừa thì chương trình mới có một số điều chỉnh nhằm hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực cốt lõi cho học sinh như: tự chủ, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo…. Giáo dục không chỉ là quá trình truyền thụ kiến thức mà còn hướng dẫn, định hướng cho học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống nảy sinh trong cuộc sống”, cô Võ Thị Phương Liên – Khối trưởng khối 3 – Trường Tiểu học Phenikaa.
Cũng chính mục tiêu mà chương trình hướng tới, sau thời gian triển khai giảng dạy cô Liên nhận thấy học sinh có sự phân hóa rõ nét.
“Theo đó, căn cứ vào năng lực của mỗi học sinh/nhóm học sinh tôi sẽ được giao việc, kiểm tra theo các tiêu chí nhằm đánh giá đúng năng lực học tập”, cô Liên nói.
Để đạt hiệu quả như chương trình đề ra, bản thân cô Liên cũng phải linh hoạt điều chỉnh phương pháp giảng dạy để hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
Đồng thời, cô Liên sử dụng kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học như: Phòng tranh, Walk and talk, đóng vai, làm nhóm… để tạo sự hứng thú, sáng tạo cho học sinh, học đi đôi với hành.
Video đang HOT
Mô hình về phương pháp dạy của cô Võ Thị Phương Liên:
Học sinh Trường Tiểu học Phenikaa cùng cô tham gia các hoạt động trải nghiệm. Ảnh TN.
Những thuận lợi và khó khi triển khai chương trình GDPT 2018 ở lớp 3
Theo chia sẻ của cô Nguyễn Thu Hiền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Phenikaa, những thuận lợi mà Trường Tiểu học Phenikaa có được trường trong quá trình triển khai chương trình GDPT 2018 ở lớp 3 là: “Trường chúng tôi mới thành lập cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư hiện đại đáp ứng được yêu cầu của chương trình đề ra. Đặc biệt, đối với môn tin học, chúng tôi có hệ thống phòng máy được kết nối mạng Internet để phục vụ học sinh học tập.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy là người có kinh nghiệm, năng động và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để áp dụng vào giảng dạy.
Trước đó, giáo viên chúng tôi đã có thời gian nghiên cứu chương trình tổng thể và dạy thử, quá trình này thầy cô đã nắm được những điểm mới của chương trình vì vậy khi dạy chính thức họ sẽ không bị bỡ ngỡ, áp lực và có thể triển khai được chương trình tốt nhất”.
Bên cạnh những thuận lợi, cô Hiền cũng chỉ ra một khó khăn mà quá trình triển khai chương trình GDPT 2018 ở Trường Tiểu học Phenikaa gặp phải như: Một số thuật ngữ, nội dung được điều chỉnh so với chương trình cũ nên đòi hỏi giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ tránh nhầm lẫn.
“Trước đó, để chuẩn bị tốt cho quá trình triển khai chương trình GDPT 2018, Trường Tiểu học Phenikaa đã cho giáo viên tham gia dạy chương trình lớp 3 đi tập huấn, dạy thử để biết được những điểm mới, khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình triển khai thực tế.
Đặc biệt, chúng tôi cũng mời các chuyên gia đầu ngành về hỗ trợ, đào tạo thêm kiến thức chuyên môn cho giáo viên, demo giáo án, chuẩn bị cơ sở vậy đáp ứng cho chương trình mới… Do vậy, các giáo viên lớp 3 đã chủ động trong giảng dạy.
Đối với các hoạt động học tập đều được thiết kế theo hướng học đi đôi với hành để khơi gợi cảm hứng và phát triển năng lực của học sinh”, cô Nguyễn Thu Hiền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Phenikaa.
3 năm triển khai CT 2018, thầy và trò nhiều nơi vẫn 'dạy chay, trải nghiệm chay'
Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp nghe tên rất hay nhưng giáo viên không có mô hình, dụng cụ, đồ dùng dạy học, vừa dạy 'chay' vừa trải nghiệm 'chay'.
Năm học 2022-2023, là năm thứ 3 triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong bộn bề lo toan, nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.
Mục tiêu chương trình mới là tăng tính trải nghiệm, học qua thực tế, tăng thực hành, thí nghiệm,... nhưng đến giai đoạn hiện nay ở nhiều địa phương vẫn chưa có đồ dùng dạy học ở các môn học.
Ảnh minh họa - P.L
Nhiều địa phương chưa được trang bị, cấp phát đồ dùng dạy học các môn học mới
Chương trình mới đã triển khai và đang thực hiện ở cấp tiểu học (lớp 1, 2, 3), cấp trung học cơ sở (lớp 6, 7), cấp trung học phổ thông (lớp 10).
Đến giai đoạn này nhiều lớp theo chương trình mới ở nhiều địa phương vẫn chưa được cấp đồ dùng dạy học, giáo viên vẫn phải "dạy chay", học sinh phải "học chay".
Nhiều môn học, quá trình dạy học phải đi từ thực nghiệm mới rút được kết luận làm niềm tin cho học sinh như Khoa học tự nhiên ở trung học cơ sở, Vật lý, Hóa học, Sinh học ở lớp 10 trung học phổ thông,... nhưng giáo viên đến thời điểm này vẫn phải dạy chay.
Các môn học xã hội cần nhiều tranh ảnh, minh họa,... nhưng đến giai đoạn này chưa được cấp phát đồ dùng dạy học.
Các môn học Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất rất cần đồ dùng minh họa nhưng vẫn không được trang bị, cấp phát.
Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp nghe tên rất hay nhưng giáo viên vẫn không có mô hình, dụng cụ, đồ dùng dạy học, vừa dạy "chay" vừa trải nghiệm "chay".
Các môn học mới, sách giáo khoa mới nên khó có thể tận dụng các đồ dùng dạy học của các môn trước đây, bên cạnh đó bộ đồ dùng theo chương trình 2006 đến thời điểm này đa số hư hỏng, khó sử dụng được.
Hiện nay vẫn không có được bộ đồ dùng dạy học cho thấy sự chậm trễ trong việc sản xuất, thiết kế và cấp phát đồ dùng dạy học để thực hiện chương trình mới, khó đòi hỏi chất lượng.
Giáo viên mong muốn không còn cảnh "dạy chay, học chay"
Hiện nay, các trường vẫn chủ yếu "dạy chay, học chay", cũng không thể dùng ngân sách của trường để mua đồ dùng vì phải chờ cấp phát từ cấp có thẩm quyền (Sở Giáo dục và Đào tạo).
Có trường chia sẻ với người viết, khi liên hệ sở giáo dục thì được trả lời là phải chờ vì phải trải qua quá trình đấu thầu phức tạp và liên quan kinh phí.
Chương trình mới đa số dạy học theo nhóm, mỗi lớp chia làm 6 nhóm, như vậy việc trang bị đồ dùng mỗi trường phải có ít nhất 12 bộ (2 lớp dạy song song).
Nếu mua toàn bộ đồ dùng cho tất cả các trường thì kinh phí sẽ vô cùng lớn, nếu mua không đủ thì chấp vá, khó dạy.
Mà kinh phí thì ngành giáo dục không thể tự quyết định, phải kiến nghị ngành tài chính, không hề đơn giản.
Bên cạnh đó, mỗi địa phương lại có tình trạng dạy theo các bộ sách khác nhau, mỗi bộ sách lại có cách thiết kế không giống nhau nên cùng 1 địa phương lại phải có các bộ đồ dùng khác nhau.
Theo tìm hiểu của người viết, đồ dùng dạy học được sản xuất từ các công ty sách, thiết bị trường học rất nhỏ lẻ, không đáp ứng nhu cầu của các trường trong việc thực hiện chương trình mới.
Các sở giáo dục và đào tạo hiện nay vẫn phải chờ chỉ đạo của cấp trên vì ngân sách khó đáp ứng việc mua sắm đồ dùng, thiết bị dạy học cho chương trình mới.
Vì thế, hiện nay, đã bước sang năm thứ 3 triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, tình trạng "dạy chay, học chay" vẫn đang diễn ra.
Giáo viên rất mong trong thời gian tới không còn cảnh "dạy chay, học chay" vì không được cấp phát đồ dùng dạy học.
Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các ban ngành, địa phương nhanh chóng vào cuộc giải quyết những tồn tại, bất cập của chương trình mới trong đó có việc trang bị đồ dùng dạy học mới cho các địa phương và các trường.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên thi đua sáng tạo dạy học Chương trình mới Giờ học với những bài giảng sáng tạo theo Chương trình GDPT 2018 diễn ra sôi nổi ở Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Bắc Giang). Học sinh thuyết trình trong giờ Giáo dục địa phương môn Lịch sử. Giúp học sinh làm chủ kiến thức Vào những ngày này, ngành GD&ĐT cả nước ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ...