Chia sẻ bất ngờ từ thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực 2020
Trúng tuyển vào ngôi trường mơ ước, Trần Công Huy Hoàng mong muốn sẽ có thể tạo ra những sản phẩm công nghệ thông tin hỗ trợ nhiều hơn cho con người trong cuộc sống.
Những ngày qua, cái tên Trần Công Huy Hoàng, cựu học sinh Trường THPT Châu Thành (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã được nhiều người và báo chí nhắc đến sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố điểm thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 (và cũng là đợt chính) năm 2020.
Vượt qua khoảng hơn 23.000 thí sinh dự thi, Huy Hoàng đã trở thành thủ khoa với 1.118 điểm (thang điểm 1.200).
Chính vì là thủ khoa của kỳ thi nên đương nhiên Huy Hoàng cũng trở thành thủ khoa đầu vào của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) ở phương thức xét điểm thi ĐGNL.
Huy Hoàng đã dùng kết quả này để xét tuyển vào ngành Kỹ thuật máy tính của trường.
Huy Hoàng cho biết, ngoài đạt thành tích cao tại kỳ thi ĐGNL, em cũng đạt 27,65 điểm khối A1 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Trong ba năm cấp ba, Huy Hoàng đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và đạt giải nhì học sinh giỏi Vật lý khối 12 cấp tỉnh.
Trần Công Huy Hoàng. Ảnh: FBNV
Huy Hoàng chia sẻ em khá bất ngờ với kết quả thi và khi biết mình trở thành thủ khoa của kỳ thi.
Video đang HOT
Theo Huy Hoàng, yếu tố quan trọng nhất để đạt điểm cao trong các kỳ thi vẫn là trong quá trình học em luôn cố gắng tiếp thu các kiến thức cơ bản, từ đó học hỏi và phát triển lên những kiến thức nâng cao.
“Một người thầy của em vẫn luôn dặn dò em phải phát triển tư duy giải quyết bài toán chứ không quan trọng số bài tập mà mình đã vượt qua. Em luôn lấy lời đó làm kim chỉ nam cho phương pháp học tập của bản thân” – Hoàng nói.
Bên cạnh đó, Huy Hoàng cho biết học cách giữ bản thân bình tĩnh trong các kì thi cũng là điều vô cùng quan trọng. Để giữ sức khỏe tốt, em luôn đi ngủ đúng giờ vì khi ngủ đủ giấc sẽ giúp nhớ bài tốt hơn và giúp não hoạt động một cách tốt nhất. Em cũng hay dành thời gian rảnh để ôn những câu toán logic. Khi làm bài cố gắng không mắc lỗi sai từng gặp.
Huy Hoàng chụp hình cùng những người thân trong gia đình
Huy Hoàng trong lần chụp kỷ yếu với cô giáo và bạn bè. Ảnh: NVCC
Chia sẻ về ước mơ của mình, Hoàng cho hay từ nhỏ em luôn mơ ước được vào trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) vì em thấy chất lượng đào tạo tốt, nhiều sân chơi cho sinh viên thể hiện, khẳng định bản thân, học hỏi thêm kinh nghiệm.
Huy Hoàng xét tuyển vào trường này với ba ngành là Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật ô tô và Kỹ thuật điện, may mắn em đậu nguyện vọng một, ngành mà em rất thích.
“Từ nhỏ em đã được tiếp xúc với máy tính, ngay khi bước vào tiểu học. Dần dần em nhận ra được những lợi ích mà máy tính có thể mang lại cho cuộc sống con người. Từ đó em luôn muốn trở thành một người có thể tạo ra những sản phẩm có thể hỗ trợ cho con người nhiều hơn trong cuộc sống” – Huy Hoàng chia sẻ.
Huy Hoàng cho rằng, khi đã bước được chân vào ngôi trường mơ ước rồi, em sẽ tập trung vào học thật tốt, nâng cao chuyên môn. Bên cạnh đó, em sẽ cố gắng tham gia thêm các hoạt động ngoại khóa để phát triển thêm những kĩ năng cần thiết cũng như kết thêm nhiều bạn bè mới.
“Em sẽ cố gắng trao dồi chuyên môn lẫn các kỹ năng cần thiết vì đích đến của em sẽ tạo ra những sản phẩm về công nghệ thông tin có thể giúp ích cho con người, có ích cho xã hội. Chính vì vậy, em sẽ luôn cố gắng hết sức để có thể đạt được mục tiêu của mình” – Huy Hoàng hứng khởi.
Chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp ít, điểm chuẩn sẽ cao?
Chưa năm nào các trường đại học sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh và giảm mạnh chỉ tiêu xét điểm kỳ thi chung như năm nay. Thay đổi này khiến thí sinh cần cân nhắc nhiều hơn trong việc lựa chọn phương thức xét tuyển.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển bằng học bạ năm 2020 - ĐÀO NGỌC THẠCH
Đề thi có phần dễ hơn nên tỷ lệ chọi cao hơn
Theo đề án tuyển sinh chính thức các trường đã công bố, năm nay chỉ tiêu tuyển sinh dàn trải đều cho nhiều phương thức, trong đó có những trường chỉ tiêu xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 còn tỷ lệ rất nhỏ.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tuyển sinh tới 5 phương thức, trong đó chỉ dành 20 - 30% chỉ tiêu xét điểm kỳ thi tốt nghiệp (tương đương 1.160 - 1.740 thí sinh (TS) trong tổng 5.800 chỉ tiêu). Trong khi đó, năm 2019 trường này dành tới 70% tổng chỉ tiêu cho việc xét kết quả kỳ thi chung, tương đương 3.500 TS. Như vậy, xét về tỷ lệ chọi, sự cạnh tranh giữa các TS theo phương thức này có thể tăng gấp đôi năm trước đó.
Các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM gần đây cũng giảm dần chỉ tiêu xét kỳ thi chung, thay thế bằng kỳ thi đánh giá năng lực và các phương thức khác. Năm nay, chỉ tiêu một số trường dành cho kỳ thi chung giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay. Cụ thể, Trường ĐH Khoa học tự nhiên còn 35% tổng chỉ tiêu, Trường ĐH Công nghệ thông tin tối thiểu 25% tổng chỉ tiêu, Trường ĐH Bách khoa tối thiểu 30% chỉ tiêu...
Trong 4.100 chỉ tiêu của Trường ĐH Mở TP.HCM, có tới 70% chỉ tiêu xét tuyển học bạ, 30% chỉ tiêu còn lại dùng để xét điểm thi tốt nghiệp và xét điểm bài thi tú tài quốc tế. Đại diện trường này cho biết chỉ tiêu xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT vào trường năm nay ít nên dự kiến sẽ có sự cạnh tranh rất cao.
Tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cũng cho rằng năm nay sự cạnh tranh giữa các TS trong phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ cao hơn. Tiến sĩ Phương cho biết điều này sẽ thể hiện bằng điểm trúng tuyển có thể cao hơn do tác động của đề thi có phần dễ hơn các năm trước và cũng do chỉ tiêu ít nên tỷ lệ chọi cao hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng nhìn nhận khả năng TS cạnh tranh gay gắt với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay có thể xảy ra. Điều này được dự đoán dựa trên bối cảnh năm nay số TS đạt điểm cao nhiều hơn khi độ phân hóa đề thi thấp hơn các năm trước. Đặc biệt là do chỉ tiêu các trường ĐH dành cho phương thức này giảm mạnh ở nhiều trường, nếu các phương thức xét tuyển khác không bị "ảo" thì điểm trúng tuyển bằng phương thức này được dự đoán sẽ rất cao.
Trong khi đó, tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng sẽ không có thay đổi nhiều trong sự cạnh tranh của các phương thức. "Sự cạnh tranh luôn gay gắt ở những ngành, trường thu hút nhiều TS quan tâm. Do vậy, không chỉ phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, cạnh tranh cũng sẽ luôn cao ở các phương thức khác", ông Hạ nói.
"Khó lường" ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, TS năm nay sẽ khó khăn ở chỗ khó lường trước được việc xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT có cơ hội trúng tuyển cao như các phương thức khác không. Nhất là trong 3 phương thức tuyển sinh chính, việc xét điểm kỳ thi tốt nghiệp có bất lợi về thời gian khi diễn ra sau cùng (27.9 mới có kết quả). Trong khi đó, phương thức xét học bạ diễn ra nhiều đợt, thời điểm này đã có trường công bố kết quả trúng tuyển. Phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực cũng được công bố vào đầu tháng 9.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa nhận định: "Như vậy, trừ những TS có điểm rất cao thì mới yên tâm chờ đợi đến đợt xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Ngược lại, TS có khả năng mất đi cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường yêu thích nếu chờ đến cuối cùng khi không còn phương thức khác trong khi điểm xét bằng điểm thi cạnh tranh gay gắt".
Tiến sĩ Nghĩa đưa ra lời khuyên với các TS: "Quan trọng là chọn được ngành học yêu thích, khi đó TS nên cân nhắc phương thức xét tuyển phù hợp với mình".
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ cũng cho rằng quan trọng nhất với TS là lựa chọn được ngành học, trường học yêu thích và chọn phương án an toàn nhất để nộp hồ sơ.
ĐH Bách khoa TP.HCM công bố phương án tuyển sinh chính thức Năm 2020, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thực hiện xét tuyển theo 5 phương thức, trong đó phần lớn xét từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Trường ĐH bách khoa TP.HCM vừa công bố các phương thức xét tuyển năm 2020. Theo đó trường thực hiện xét...