Chìa khóa sức khỏe rẻ đến không ngờ: Gần 80% chức năng miễn dịch của cơ thể tồn tại ở đây
Rất nhiều người đã bỏ qua cơ chế quan trọng này, từ đó làm suy giảm hiệu quả miễn dịch, để lại gánh nặng sức khỏe, cơ thể chịu tổn thương.
Trong những năm gần đây, người ta nghiên cứu ra rằng: Hệ tiêu hóa quyết định 80% tình trạng miễn dịch và tham gia vào quá trình phát triển não bộ. Điển hình là ruột non chiếm gần 70% chức năng miễn dịch, trong khi ruột già chiếm gần 10%, tức là gần 80% chức năng miễn dịch tồn tại trong ruột. Do đó, để có hệ miễn dịch tốt, chúng ta cần một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Ngược lại, nếu đường ruột có vấn đề, cơ thể rất dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn liên miên và rối loạn tiêu hóa kéo dài. Không những vậy, chúng ta còn dễ bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể do khả năng hấp thu dinh dưỡng kém đi.
Về cơ bản, không nhiều người biết rằng, bản thân hệ tiêu hóa chính là cơ quan mang trách nhiệm “đào tạo” các tế bào miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là với người già và trẻ nhỏ.
Ít ai biết rằng hệ tiêu hóa chính là cơ quan mang trách nhiệm “đào tạo” các tế bào miễn dịch vì trên thành ruột có vô số các hạch bạch huyết (còn gọi là mảng Payer). Chúng sẽ giúp cơ thể ngăn chặn và chống lại tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
Để làm được điều này, chúng ta cần có một hệ vi sinh vật đường ruột bao gồm cả vi khuẩn gây hại và vi khuẩn có ích với tình trạng cân bằng lẫn nhau. Được biết, tổng lượng vi khuẩn ở đây có thể lên tới 100 nghìn tỷ tương đương gần 1,5kg vi sinh bao gồm cả các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn 85%) và các vi khuẩn gây bệnh (15%). Các vi khuẩn có ích sẽ cạnh tranh với vi khuẩn gây hại để niêm mạc đường tiêu hóa phát triển tốt hơn, đồng thời tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn gây hại.
Vì vậy, đường ruột không chỉ là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn là trạm kiểm soát ngăn chặn sự xâm nhập của các dị vật, vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại nên rất có tác dụng trong vai trò phát huy sức đề kháng.
Như vậy, chìa khóa sức khỏe mà vô số người từ cổ chí kim đều tìm kiếm nằm ở ngay trong đường ruột. Sở hữu một hệ tiêu hóa khỏe mạnh với vi sinh vật đường ruột cân bằng chính là cách nhanh nhất để duy trì và bảo vệ sức khỏe.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 98% chức năng miễn dịch ở trạng thái ngủ và không phát huy hết tác dụng, nguyên nhân là do thiếu vi khuẩn có ích trong đường ruột. Số lượng vi khuẩn có ích phải đủ sức để cạnh tranh và chiến thắng các vi khuẩn gây hại thì khi đó, chức năng “đào tạo” hệ miễn dịch của đường ruột có thể được kích hoạt hết mức.
Chìa khóa để kiểm soát sức khỏe là đường ruột, vì vậy chất xơ và enzyme trong thực phẩm trở nên rất quan trọng.
Làm thế nào để cải thiện sức khỏe đường ruột – hệ tiêu hóa?
Chìa khóa của sức khỏe là ruột, nên gia tăng số lượng vi khuẩn tốt để cải tạo môi trường đường ruột. Khi cơ thể chứa càng có nhiều vi khuẩn tốt thì khả năng miễn dịch càng cao.
Ở người có các dấu hiệu sau đây, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hiệu quả, làm giảm sự sản sinh các lợi khuẩn: việc lạm dụng thuốc kháng sinh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bệnh lý phát triển, môi trường sống bị ô nhiễm, cuộc sống nhiều căng thẳng, chế độ ăn uống không bảo đảm vệ sinh…
Video đang HOT
Điều này khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng vi khuẩn; dễ nhiễm bệnh; rối loạn tiêu hóa và hấp thu; tiêu chảy; đi ngoài phân sống; gây bón; đầy bụng; khó tiêu;…
Nếu các chất độc hại do vi khuẩn xấu sinh ra được hấp thụ qua đường ruột, máu sẽ bị “ô nhiễm”, gây ra tình trạng mệt mỏi mãn tính, da dẻ sần sùi hoặc sinh ra các vấn đề về chức năng gan, điều này cũng ảnh hưởng đến nguy cơ tăng huyết áp và xơ cứng động mạch gây lão hóa toàn thân.
Nếu bạn muốn giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh, điều quan trọng nhất là tăng cường vi khuẩn có ích trong đường ruột của bạn. Những lợi khuẩn này được gọi là vi khuẩn axit lactic và vi khuẩn Bifidobacterium, chúng có chức năng nâng cao khả năng miễn dịch chống lại vi khuẩn có hại xâm nhập từ bên ngoài.
Mặt khác, các vi khuẩn xấu như Clostridium hay Staphylococcus có thể làm hỏng môi trường trong ruột, sản sinh ra chất gây ung thư và độc tố cùng các chất có hại khác, làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể.
Cũng cần lưu ý rằng, liên tục sử dụng những thức ăn khó tiêu, hoặc ăn ba bữa quá no trong ngày sẽ làm tăng vi khuẩn xấu trong đường ruột. Tổng lượng vi khuẩn trong ruột thường cố định, khi vi khuẩn tốt tăng lên thì số lượng vi khuẩn xấu sẽ giảm đi, nhưng cũng có thể có sự gia tăng của vi khuẩn xấu và giảm số lượng vi khuẩn tốt.
Việc bổ sung men vi sinh là bổ sung thêm 1 nguồn lợi khuẩn vào cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn thì cần hết sức chú ý tới chất lượng của men vi sinh. Bởi nếu sử dụng các men vi sinh không rõ nguồn gốc, không được xử lý đúng quy trình… thì việc sử dụng men vi sinh không có lợi mà còn sinh ra những vi sinh khuẩn có hại.
Ngoài ra, hãy sử dụng 9 cách tự nhiên sau đây để giúp tăng cường hệ tiêu hóa ngay từ bên trong:
1. Tăng cường hệ tiêu hóa bằng chất xơ
2. Bổ sung vào thực đơn chất béo tốt, ví dụ như chất béo không bão hòa axit omega-3… có rất nhiều trong các loại thực phẩm như hạt lanh, hạt chia, quả óc chó và các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi
3. Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể
4. Tránh thực phẩm gây hại cho tiêu hóa ví dụ như carbs tinh chế, chất béo bão hòa và phụ gia thực phẩm
5. Tăng cường hệ tiêu hóa bằng cách nhai kỹ
6. Kiểm soát stress để ngăn ngừa căng thẳng
7. Duy trì lịch tập thể dục thường xuyên, tránh vận động mạnh ngay sau khi ăn xong,
8. Bổ sung chất dinh dưỡng hỗ trợ tiêu hóa: Probiotic, Glutamine, kẽm… có trong các loại thực phẩm lên men như sữa chua, đậu nành, trứng, gà, hạnh nhân…
9. Quyết tâm từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, ăn khuya…
Một dấu hiệu khi cười hé lộ nguy cơ bị ung thư phổi
Nếu bạn cảm thấy đau tức ngực khi cười, phổi của bạn có thể đang bị tổn thương nghiêm trọng.
Các triệu chứng ung thư phổi có xu hướng chỉ xuất hiện khi tình trạng tiến triển, đồng nghĩa bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một số người mới bị ung thư phổi vẫn có các biểu hiện khác lạ nên bạn cần lưu tâm để ý.
Ảnh minh họa: Shape
Ung thư phổi có thể ảnh hưởng đến một loạt chức năng của cơ thể, trong đó có cả tiếng cười của bạn. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, hiện tượng đau ngực thường nặng hơn khi cười là triệu chứng phổ biến của ung thư phổi.
Đau ngực có thể cho thấy phổi của bạn bị tắc nghẽn, chẳng hạn như tích tụ chất dịch, các hạch bạch huyết phát triển và có khối u. Đau ngực cũng có thể tồi tệ hơn khi hít thở sâu và ho.
Các triệu chứng phổ biến khác của ung thư phổi:
- Ho không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn
- Ho ra máu hoặc đờm màu gỉ sắt
- Khàn tiếng
- Ăn mất ngon, giảm cân không giải thích được
- Hụt hơi, thở khò khè
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu
- Các bệnh nhiễm trùng như viêm phế quản và viêm phổi không khỏi hoặc tái phát
Khi di căn đến các bộ phận khác, ung thư phổi gây ra các triệu chứng:
- Đau xương (lưng hoặc hông)
- Ảnh hưởng tới hệ thần kinh (nhức đầu, yếu hoặc tê cánh tay, chân, chóng mặt, các vấn đề về thăng bằng hoặc co giật), do ung thư di căn đến não
- Vàng da và mắt do ung thư di căn đến gan
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc trên xương đòn
Một số triệu chứng trên cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra nhưng bạn vẫn nên cẩn trọng bởi việc phát hiện ung thư phổi sớm có thể giúp điều trị dễ dàng hơn.
Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh cũng tư vấn về các triệu chứng hiếm gặp của ung thư phổi: "Một số người bị sưng ngón tay và móng tay. Họ cũng có thể bị đau và sưng khớp. Tình trạng này được gọi là thoái hóa xương khớp phì đại".
Một hiện tượng rất hiếm khác là một số tế bào ung thư phổi sản xuất ra các hormone đi vào máu. Những hormone này có thể gây ra các triệu chứng dường như không liên quan đến ung thư phổi.
Đó là cảm giác kim châm, tê ở ngón tay, ngón chân, yếu cơ, buồn ngủ, chóng mặt và lú lẫn, sưng vú ở nam giới hoặc cục máu đông.
Một dạng ung thư phổi khác phát triển ngay trên đỉnh phổi được gọi là khối u Pancoast. Triệu chứng phổ biến nhất là đau vai dữ dội hoặc đau di chuyển xuống cánh tay. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy sụp mí hoặc yếu một mí mắt, mất mồ hôi ở một bên mặt.
4 dấu hiệu này ở cổ cho thấy tế bào ung thư đã xuất hiện trong cơ thể Cổ của chúng ta chủ yếu kết nối với cơ thể và não bộ, trên cổ có rất nhiều động mạch, mạch máu và các hạch bạch huyết phân bố. Do đó, nếu thấy 4 dấu hiệu này ở cổ thì phải nghĩ ngay đến việc tế bào ung thư đã xuất hiện. Do đó, trong trường hợp trên cổ xuất hiện một...