Chia cổ tức cao, Đá Núi Nhỏ “ăn” gần hết của để dành
Không có khoản thu nhập bất thường như cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận quý III/2019 của Công ty cổ phần Đá Núi Nhỏ (mã NNC, sàn HoSE) sụt giảm mạnh. Dù vậy, Công ty vẫn quyết chia cổ tức lên tới 50%, tức là đem chia gần hết phần lợi nhuận tích lũy trong mấy năm qua.
Kết quả hoạt động của Công ty Đá Núi Nhỏ từ đầu năm đến nay giảm sút khá mạnh.
Đổi ngôi
Sự đổi ngôi giữa những cổ đông có vai trò quan trọng trong Công ty Đá Núi Nhỏ thời gian gần đây tuy chưa phải sự chuyển dịch có tính quy mô lớn, nhưng ít nhiều cũng dễ gây chú ý khi bên mua vào là một gương mặt khá mới, trong khi bên bán ra là người nhà của một lãnh đạo kỳ cựu trong Công ty.
Theo đó, từ tháng 11/2019, một trong những cổ đông lớn của Công ty là bà Nguyễn Thị Mai Phương đã mua thêm cổ phiếu, nâng số lượng nắm giữ từ hơn 1,31 triệu cổ phiếu (tương đương 5,9% số cổ phiếu đang lưu hành của Công ty), lên 1,36 triệu cổ phiếu (tương đương 6,2% vốn). Đồng thời, trong thời gian bà Phương mua thêm cổ phiếu, thì một cổ đông nội bộ khác là bố ông Phạm Tuấn Kiệt đã bán toàn bộ số cổ phiếu do ông này nắm giữ.
Ông Phạm Tuấn Kiệt, ngoài vai trò là thành viên Hội đồng Quản trị, hiện còn là Giám đốc Công ty Đá Núi Nhỏ và là người nắm vị trí chủ chốt trong công ty này một thời gian khá lâu (gần 10 năm làm giám đốc Công ty). Trong khi đó, bà Phương là một gương mặt khá mới, chỉ xuất hiện trong danh sách cổ đông lớn từ tháng 8/2019, sau khi mua vào hơn 1 triệu cổ phiếu Công ty tại thời điểm đó. Tuy nhiên, sau vài đợt mua vào, bà Phương hiện là cổ đông cá nhân lớn nhất tại Công ty Đá Núi Nhỏ (sau 3 cổ đông pháp nhân khác).
Giảm lợi nhuận, nhưng vẫn hào phóng
Video đang HOT
Quý III/2019, Công ty Đá Núi Nhỏ đạt doanh thu thuần 130,7 tỷ đồng, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu thuần lũy kế 9 tháng đạt 382 tỷ đồng, giảm 12,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế bị sụt giảm khá mạnh, khi chỉ đạt 24,9 tỷ đồng, giảm tới 61,08% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đạt 83,5 tỷ đồng, giảm 45% so với 9 tháng đầu năm 2018.
Trong phần nội dung giải trình về sụt giảm lợi nhuận, ông Phạm Tuấn Kiệt, Giám đốc Công ty cho biết, sản lượng đá quý III/2019 giảm 12,07% so với cùng kỳ năm trước, giá bán cũng giảm 6,6%. Doanh thu tài chính giảm và trong quý III/2019, Công ty còn phải bổ sung tiền thuê đất năm 2018 cho mỏ đá Núi Nhỏ.
Ngoài ra, ông Kiệt còn đề cập việc trong quý III/2018, Công ty có phát sinh thu nhập khác với số tiền lên tới gần 30,2 tỷ đồng.
Khoản “lợi nhuận khác” mà Công ty Đá Núi Nhỏ có được trong quý III/2018 có giá trị lớn hơn 60% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này. Đây là một khoản lợi nhuận “trên trời rơi xuống” do Công ty phải thực hiện dồn điền đổi thửa theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước đối với khu vực chồng lấn giữa mỏ đá của Đá Núi Nhỏ và của Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Bình Dương.
Mặc dù không còn khoản lợi nhuận ngẫu nhiên như đã có được cách đây 1 năm, nhưng Đá Núi Nhỏ vẫn tỏ ra khá hào phóng trong việc chia lãi cho cổ đông. Theo đó, ngày 20/11 là thời điểm các cổ đông sẽ được nhận cổ tức bằng tiền lên tới 50% mệnh giá, tương đương mỗi cổ phiếu được nhận 5.000 đồng. Như vậy, với vốn điều lệ hiện tại là 219,2 tỷ đồng, Đá Núi Nhỏ sẽ phải móc hầu bao tới gần 110 tỷ đồng để thực hiện đợt chi trả cổ tức lần này.
Nhìn vào dòng tiền tại thời điểm ngày 30/9/2019 của Đá Núi Nhỏ thì Công ty có 85,8 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. Số tiền này chưa đủ để thực hiện đợt chi trả cổ tức và có thể Công ty sẽ phải dùng thêm tiền có được trong các hoạt động kinh doanh hoặc đi vay để bù thêm cho phần còn thiếu. Tài sản có thể đem lại nguồn tiền lớn là các khoản phải thu ngắn hạn có giá trị 143 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý III/2019.
Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty, “của để dành” tính đến ngày 30/9/2019 chủ yếu có khoản 17,6 tỷ đồng nằm trong quỹ đầu tư phát triển và 128,8 tỷ đồng từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Theo đó, sau khi chia cổ tức lần này, “của để dành” của Đá Núi Nhỏ gần như không còn bao nhiêu và nếu không có sự bùng nổ nào trong kinh doanh thời gian tới, thì doanh nghiệp khai thác đá này sẽ khó có thể có đợt chia cổ tức tương tự.
Chí Tín
Theo baodautu.vn
"Lên dây cót" thu hồi nợ thuế
Danh sách hàng trăm DN nợ thuế vừa được cơ quan thuế Hà Nội tiếp tục công khai. Điều đáng nói, trong đó có hàng loạt DN nợ thuế đã bị công khai danh tính nhiều lần nhưng vẫn chây ì hoặc chưa thu xếp được tài chính để thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Hàng loạt đơn vị bị "bêu tên" nhiều lần
Mới đây, Cục Thuế TP Hà Nội đã tiếp tục công khai danh sách 441 đơn vị nợ thuế, phí, tiền sử dụng đất với số nợ gần 105,8 tỷ đồng tính đến ngày 30/9/2019. Trong danh sách này, Cục Thuế đã công khai lại 78 đơn vị nợ hơn 61,5 tỷ đồng thuế, phí, tiền phạt và tiền chậm nộp đã từng được công khai từ các năm 2015, 2016, 2017 hoặc 2018.
Đứng đầu danh sách này là Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại - Vinawaco 25, nợ hơn 12,8 tỷ đồng. Tiếp theo là Công ty Xây dựng Trường Giang nợ hơn 5,8 tỷ đồng; Công ty TNHH Phát triển Kỹ thuật điện và viễn thông công nghệ cao nợ 5,5 tỷ đồng; Công ty CP Lisohaka nợ 5,3 tỷ đồng; Công ty CP Rosland nợ 4,7 tỷ đồng.
Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại (Vinawaco) đứng đầu danh sách về nợ thuế. Ảnh: Tiên Phong
Ngoài ra, có 363 đơn vị bị công khai lần đầu với số nợ hơn 44 tỷ đồng thuế, phí, tiền thuê đất, tiền phạt và tiền chậm nộp tính đến ngày 30/9/2019. Đứng đầu danh sách nợ thuế, phí là Công ty CP Bất động sản Thăng Long với số nợ hơn 2,7 tỷ đồng.
Sau đó là Công ty CP Tập đoàn Đất Việt nợ hơn 1,8 tỷ đồng. Có 3 đơn vị nợ hơn 7,5 tỷ đồng tiền thuê đất, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuê đất, trong đó, Công ty CP Dịch vụ đường sắt khu vực 1 nợ nhiều nhất, lên tới hơn 6,7 tỷ đồng.
Tính chung từ đầu năm 2019 đến nay, cơ quan thuế Hà Nội đã công khai lần đầu với 1.976 đơn vị nợ thuế phí, các khoản liên quan đến đất, tiền phạt và tiền chậm nộp với tổng số tiền nợ hơn 2.615 tỷ đồng. Đồng thời, công khai lại với 572 đơn vị, tổng số tiền nợ hơn 4.542 tỷ đồng. Tổng cộng đã đăng công khai 2.548 DN và dự án với tổng số tiền nợ hơn 7.157 tỷ đồng.
Tại các Chi cục Thuế quận, huyện, công tác công khai, đối thoại với các DN nợ thuế khó đòi cũng được cơ quan thuế triển khai quyết liệt. Mới đây, ngày 10/10, Chi cục Thuế Đống Đa đã gặp gỡ 120 đơn vị có số nợ thuế lớn trên địa bàn.
9 tháng năm 2019, Chi cục đã điều chỉnh và thu hồi được 220 tỷ đồng tiền nợ thuế các loại, thực hiện cưỡng chế tài khoản ngân hàng với 414 đơn vị; cưỡng chế thông báo hóa đơn với 450 đơn vị và công khai thông tin nợ thuế trên các phương tiện truyền thông với 79 đơn vị nợ thuế kéo dài.
Nợ kéo dài, đề xuất các biện pháp cưỡng chế
Cuối năm là thời gian cao điểm thu ngân sách, trong đó, thu hồi nợ thuế là một nhiệm vụ quan trọng được cơ quan thuế xác định quyết liệt triển khai. Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Mai Sơn cho hay, trong các tháng cuối năm, cơ quan thuế tiếp tục phân tích, đánh giá tình trạng nợ thuế; phối hợp với các cơ quan chức năng để tăng cường đôn đốc thu nợ.
"Đối với các đơn vị có số nợ lớn kéo dài, chây ì thuế, cơ quan thuế tham mưu đề xuất các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng người nộp thuế để thu hồi nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế và hạn chế tỷ lệ nợ mới phát sinh; thực hiện các quyết định cưỡng chế theo quy trình" - ông Sơn nhấn mạnh.
Tại các Chi cục, công tác thu nợ cũng được gấp rút thực hiện để hoàn thành mục tiêu năm 2019. Đơn cử, tại Chi cục Thuế Đống Đa, ngay từ đầu năm, Chi cục đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm thu hồi nợ cũ và không để nợ mới phát sinh. Chi cục đã giao chỉ tiêu thu nợ thuế đến từng lãnh đạo chi cục, từng đội thuế, từng cán bộ và coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng để bình xét thi đua của cán bộ, công chức.
Ban lãnh đạo Chi cục đã liên tục mời và làm việc trực tiếp với nhiều đơn vị nợ thuế để tháo gỡ khó khăn cũng như quyết liệt yêu cầu các đơn vị thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, kiên quyết thực hiện cưỡng chế nợ thuế với 100% những DN nợ trên 5 triệu đồng, công khai các đơn vị chây ì, nợ thuế kéo dài trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
"Một là, Việt Nam cần loại bỏ một số ưu đãi thuế sau khi thực hiện đánh giá tác động. Hai là, với vai trò là Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, Việt Nam nên bổ sung vấn đề về cạnh tranh thuế và ưu đãi thuế vào chương trình nghị sự của ASEAN nhằm nâng cao nhận thức và khởi xướng các thảo luận cấp khu vực về chủ đề này. Cả hai hành động này đều nhắm tới việc tăng nguồn thu ngân sách từ thuế một cách công bằng và bình đẳng." - Chuyên gia về chính sách thuế (Tổ chức Oxfarm) Johan Langerock
"Bên cạnh những đơn vị có khó khăn thực sự trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hay vướng mắc trong chính sách, vẫn còn những đơn vị chây ì nợ tiền thuế dù cơ quan thuế thường xuyên đôn đốc, thậm chí thực hiện các biện pháp cưỡng chế nhưng vẫn chưa chấp hành." - Chi cục trưởng Chi cục Thuế Đống Đa Lê Quang Hùng
Nha Trang
Theo Kinhtedothi.vn
Đá Núi Nhỏ (NNC) chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền tỷ lệ 50% Đợt này Đá Núi Nhỏ sẽ chi khoảng 110 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông. Ngày 8/11 tới đây CTCP Đá Núi Nhỏ (mã chứng khoán NNC) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 50% (01 cổ phiếu nhận 5.000 đồng). Thời gian thanh toán 20/11/2019. Trong đó tạm ứng cổ tức...