Chỉ tiêu tuyển sinh 2015 của ĐH Bách khoa TPHCM
ĐH Bách khoa TPHCM công bố chỉ tiêu tuyển sinh chi tiết từng nhóm ngành như sau:
Nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin (bao gồm: Khoa học máy tính; Kỹ thuật máy tính): Môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; chỉ tiêu: 345
Nhóm ngành điện-điện tử (Kỹ thuật điện tử, truyền thông; Kỹ thuật điện, điện tử; Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá): Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; chỉ tiêu: 690
Nhóm ngành cơ khí-cơ điện tử (Kỹ thuật cơ – điện tử; Kỹ thuật cơ khí; Kỹ thuật nhiệt): Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; chỉ tiêu: 520
Nhóm ngành dệt-may (Kỹ thuật dệt; Công nghệ may): Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; chỉ tiêu: 80
Nhóm ngành hóa-thực phẩm-sinh học (Công nghệ sinh học; Kỹ thuật hoá học; Công nghệ thực phẩm): Toán, Lý, Hóa; Toán, Hóa, Anh; chỉ tiêu: 450
Nhóm ngành Xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông; Kỹ thuật công trình biển; Kỹ thuật cơ sở hạ tầng; Kỹ thuật công trình thuỷ): Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; chỉ tiêu: 565
Kiến trúc (kiến trúc dân dụng & công nghiệp): Toán, Lý, năng khiếu; Toán, Văn, năng khiếu; chỉ tiêu: 60
Nhóm ngành kỹ thuật địa chất-dầu khí (Kỹ thuật địa chất; Kỹ thuật dầu khí): Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; chỉ tiêu: 160
Quản lý công nghiệp (quản lý công nghiệp, quản trị kinh doanh): Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; Toán, Văn, Anh; Toán, Hóa, Anh; chỉ tiêu: 170
Nhóm ngành môi trường (Kỹ thuật môi trường; Quản lý tài nguyên và môi trường): Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; Toán, Hóa, Anh; chỉ tiêu: 170
Nhóm ngành kỹ thuật giao thông (Kỹ thuật hàng không; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Kỹ thuật tàu thuỷ): Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; chỉ tiêu: 190
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; chỉ tiêu: 80
Kỹ thuật vật liệu (vật liệu polyme, vật liệu silicat, vật liệu kim loại): Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; Toán, Hóa, Anh; chỉ tiêu: 210
Video đang HOT
Kỹ thuật trắc địa – bản đồ (kỹ thuật địa chính, trắc địa bản đồ): Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; chỉ tiêu: 70
Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng: Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; chỉ tiêu: 70
Nhóm ngành vật lý kỹ thuật-cơ kỹ thuật (Vật lý kỹ thuật; Cơ kỹ thuật): Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; chỉ tiêu:160
Các ngành đào tạo cao đẳng:
Bảo dưỡng công nghiệp: Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; chỉ tiêu: 150
- Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước
- Phương thức tuyển sinh: Trường tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.
- Điểm trúng tuyển và chỉ tiêu theo nhóm ngành/ngành. SV được phân ngành vào năm 2.
- Môn thi chính ngành Kiến trúc: môn Toán (nhân 2)
- Môn năng khiếu ngành Kiến trúc: Vẽ đầu tượng
- Học phí chính quy theo quy định của nhà nước.
- Chương trình kỹ sư tài năng: tuyển từ năm 2 dành cho SV giỏi 11 ngành thuộc 5 Khoa: Máy tính, Điện-Điện tử, Hóa học, Cơ khí và Xây dựng.
- Chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt Pháp (PFIEV): Viễn thông; Hệ thống năng lượng; Cơ diện tử; Hàng không; Vật liệu tiên tiến; Polyme và composite; Công trình dân dụng và hiệu quả năng lượng
- Chương trình tiên tiến: tuyển sinh ngành Điện – Điện tử, học bằng tiếng Anh theo chương trình đào tạo của Đại học UIUC của Hoa kỳ.
- Chương trình chất lượng cao với học phí tương ứng: Kỹ thuật máy tính; Khoa học máy tính; Quản lý công nghiệp; Kỹ thuật dầu khí; Kỹ thuật hóa học; Quản lý tài nguyên và môi trường.
Theo Infonet
Những confession Bách khoa lấy nước mắt dân mạng
Trong số những confession gây xúc động, ảnh hưởng đến cộng đồng nổi bật nhất vẫn đến từ diễn đàn của sinh viên Bách khoa
Confession là hoạt động thú vị và có ý nghĩa được sinh viên Bách khoa duy trì với 70.000 lượt người thích. Đã có 8.346 lời tự thú được chia sẻ trong suốt 2 năm qua. Những câu chuyện về tình yêu, học tập, cuộc sống được sinh viên, thầy cô và phụ huynh cùng chia sẻ.
Mối tình dang dở
Trong ngày cuối cùng của năm 2014, câu chuyện về mối tình dang dở đăng trên fanpage confession ĐH Bách khoa khiến nhiều người bật khóc.
Một nam sinh trường ĐH Bách khoa đã mất vì căn bệnh ung thư, để lại một câu chuyện tình yêu không trọn vẹn khi hai người chưa hề gặp mặt. Sau khi chàng trai này mất, người em gái đã viết confession cho M.H (bạn gái trong mộng) của anh trai mình. Trong đó, cô bộc lộ tình cảm của anh trai mình, những khó khăn trong thời gian chữa bệnh...
Chuyện tình khiến nhiều người cảm động.
"Cứ ngày nào cũng thế, thói quen của anh là đọc Bách khoa confession, cùng xem phim với em qua Youtube, hát, đánh đàn cho em nghe, thuốc và hóa trị. Rồi một ngày em thấy anh ít nói. Anh không cười nữa. Anh bảo với em, anh làm chị buồn và giận. Chị không thích kiểu ấu trĩ khi anh cứ viết confession cho chị mà không nhắn tin, anh cũng không đủ can đảm để lại Facebook cho chị hay gặp chị vì thời gian của anh không còn nhiều.
Anh đi trong mùa đông lạnh và gió rét quá. Chị đừng quên anh nhé. Vì anh đáng được nhiều thứ tốt đẹp hơn trong đời. Từ hôm anh mất em mới lại vào Facebook của anh và viết confession cho chị. Rồi em sẽ lại khóa nó lại, giống như anh trai em, anh ấy cần được nghỉ ngơi và yên bình.
Cô gái M.H cũng viết những dòng chữ như vỡ òa tâm sự:
"Chị vẫn giữ lại các confession của anh trai em viết cho chị và coi như đó là một kỉ niệm đẹp của chị khi ở Bách khoa. Rồi dến một dòng chia sẻ của anh em nói bị bệnh, linh cảm cho chị biết hai người là một. Chị và admin có tên M.F lại một lần nữa tìm, và chắc anh biết nhưng do anh bị bệnh nên âm thầm chịu đựng một mình. Khoảng thời gian ấy chị khóc nhiều, thấy sợ và hoang mang vì nhiều lúc nghĩ chuyện của anh và chị như chuyện cổ tích".
Sau khi đăng tải thời gian ngắn, chia sẻ này nhận được gần 10.000 lượt thích và hàng trăm bình luận trên Facebook: "Confession đầu tiên khiến mình rơi nước mắt", "Không thể cầm nổi nước mắt", "Có lẽ mạng xã hội là ảo nhưng cảm xúc là thật. Nghẹn"...
Nam sinh từng có ý định tự tử
Ngày 6/5/2014, lời tâm sự về cuộc sống của một nam sinh khiến nhiều người xúc động. Ngay sau khi đăng tải đã có nhiều sinh viên đồng cảm, mong muốn giúp đỡ bạn sinh viên trên. Từ một câu chuyện có thực ở ngoài đời, qua mạng xã hội đã được nhiều thế hệ chung tay.
Chuyện được kể chân thực khi một nam sinh đã từng bị bố đuổi ra khỏi nhà, có ý định tự tử nhưng vẫn quyết tâm thi đỗ ĐH Bách khoa. Chàng trai kể lại: "Sáng hôm sau, ông gói gọn sách vở, quần áo đồ dùng em, đuổi em ra khỏi nhà, và bảo không còn đứa con mất dạy như em, mặc dù mọi người khuyên ngăn rất nhiều. Lúc sau ông còn cầm dao đuổi đánh em như kẻ thù".
Lời chia sẻ của nam sinh Bách khoa.
Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, nam sinh này đã thi đỗ đại học Bách khoa và vượt qua nhiều khó khăn của cuộc sống sinh viên: "Ngày nhập học, trong túi em còn hơn 600 nghìn, không đủ tiền ở ký túc. Cũng may gặp anh cùng trường, lại cùng quê K53, nghe xong chuyện anh cho đến ở cùng phòng. Anh đã giúp em rất nhiều, tìm giúp cho việc gia sư, ổn định cuộc sống bỡ ngỡ đời sinh viên.
Sau 1 thời gian học ở Bách khoa cũng thấy yêu trường nhiều, cảm giác trống vắng xa nhà cũng không còn nữa. Kỳ 1, trong 1 tuần thì đến 5 buổi tối, từ 7-9 giờ tối, em đi gia sư. Một tháng cũng được 2 triệu, ăn mặc dành dụm, cũng đủ tiền mua con xe cào cào huyền thoại đi lại, đóng học phí và sinh hoạt hàng tháng.
Em còn làm thêm ở quán net, trông quán cho cô chủ từ 12h đến 3h đêm (tuần 3 buổi). Anh K53 ra trường đi làm, không có đủ điều kiện thuê riêng phòng học, cô chủ biết nên cho ở cùng nhà miễn phí".
Tâm sự của người mẹ
Trang fanpage confession của ĐH Bách khoa không chỉ là những tâm sự về cuộc sống, học tập, tình yêu lứa đôi của sinh viên trong trường mà còn thu hút thầy cô, phụ huynh. Cuối năm 2013, lời tâm sự của một người mẹ gửi viết về con trai mồ côi bố, đã từng muốn bỏ học, ham chơi. Những cảm xúc từ tự hào, thất vọng, đau đớn của người mẹ khiến nhiều sinh viên nghĩ đến gia đình của mình.
Trong câu chuyện, người mẹ một mình nôi con sau khi chồng tai nạn và gánh nợ nần trong 10 năm đằng đẵng. Con trai cô đỗ ĐH Bách khoa nhưng có lúc lại khiến cô buồn:
Người mẹ cũng là một cô giáo có những lời chia sẻ chân thực.
"Năm nhất do sự mải chơi và bỏ bê học, con cô đã bị cảnh cáo. Nó viết một bức thư gửi về cho cô và nói không muốn học nữa, muốn bỏ học rồi tìm việc gì đó kiếm tiền nuôi mẹ. Suốt một đêm suy nghĩ, cô không biết là mình làm sai hay do không hiểu tâm lý con cái mà bị đối xử như vậy. Mang nặng đẻ đau, nuôi con từ tấm bé. Không có cha mẹ nào không mong điều tốt đẹp nhất cho con, dù có khó khăn thì cũng cố gắng để con không phải lo mà tập trung học tập. Có mắng mỏ hay đánh nó cũng chỉ là cho nó thành người.
Cô bắt xe từ lúc mờ sáng lên chỗ con mình ở. Cô biết tâm lý giới trẻ không muốn nghe những câu nặng nề, ngồi tâm sự với nó từ cái ngày bố nó mất cho đến giờ, đây là lần đầu tiên cô cảm thấy đau lòng và thất vọng nhất về nó. Đồng tiền kiếm từ mồ hôi đâu dễ, chắt chiu dành dụm nuôi con, chỉ mong nhận lại là sau này nó sống tốt, là con người biết cư xử, học tốt, chứ đâu có kể công nuôi con vất vả hay bắt nó sau này phải cho mình nhà cửa thênh thang. Tấm lòng cha mẹ nào cũng chỉ vậy thôi, dù đôi khi giận quá mà nói những câu cay nghiệt với con mình làm nó tủi thân thì khi ngẫm lại bố mẹ vẫn thương con mình nhất".
Người mẹ viết tâm sự này để mong con hiểu ra sự quan trọng của việc học và nỗi lòng của phụ huynh. Lời chia sẻ chân thành khiến nhiều sinh viên giật mình nghĩ lại bản thân và hướng về gia đình.
Theo Zing
Sắp có con đường tình yêu độc đáo tại ĐH Bách khoa Một con đường dài 50m được bao phủ bởi 100m2 hoa giấy nghệ thuật sẽ có tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội vào ngày 17-18/1 tới. Tại Hà Nội, nhắc đến con đường tình yêu nhiều người sẽ nghĩ đến Kim Mã, Phan Đình Phùng hay đường Hàn Quốc, Nhật Bản bao xung quanh Hồ Tây. Tuy nhiên, chưa có con đường...