Chỉ tiêu thăng hạng là nguyên do bi kịch giáo viên bằng cử nhân lương trung cấp
Hầu hết giáo viên từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đều thất vọng vì không thể được xét thăng hạng theo đúng vị trí việc làm, theo đúng chức danh nghề nghiệp.
Bất cập lớn nhất của việc trả lương giáo viên hiện nay là giáo viên tốt nghiệp đại học sư phạm chính quy thậm chí cao hơn nhưng nếu dạy ở tiểu học, mầm non thì chỉ được hưởng lương trung cấp có hệ số lương khởi điểm 1.86, dạy ở bậc trung học cơ sở chỉ được hưởng lương cao đẳng có hệ số lương 2.1.
Đây là vấn đề gây bức xúc rất lớn trong giáo viên hiện nay, thiệt thòi rất lớn cho giáo viên.
Sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành các thông tư, văn bản về thăng hạng, hướng dẫn thăng hạng để giáo viên được chuyển lên các hạng cao hơn theo đúng vị trí việc làm.
Tuy nhiên, sau một thời gian lâu dài hồi hộp chờ đợi để được xét thăng hạng, người viết nhận thấy hầu hết giáo viên từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đều rất thất vọng vì không thể được xét thăng hạng theo đúng vị trí việc làm, theo đúng chức danh nghề nghiệp,…
Bởi vì một số giáo viên tuy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của các Thông tư số 20, 21, 22 năm 2015 về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên các hạng tuy nhiên đã hết cơ cấu, chỉ tiêu thăng hạng III, II của mầm non, tiểu học hay thăng lên các hạng II, I của khối trung học cơ sở.
Do chỉ tiêu, cơ cấu,… giáo viên không có cửa thăng hạng
Sau khi đạt hầu hết các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo các hạng thì gáo viên mới “ngã ngửa” vì biết mình sẽ không được xét và hầu như không thể xét vì trường đã đủ chỉ tiêu.
Video đang HOT
Việc từ năm 2011 đến nay gần 10 năm dài đằng đẵng không được xét thăng hạng đã là một thiệt thòi, mất mát rất lớn đối với giáo viên, sau đó Bộ Giáo dục và Đào tạo lại ban hành các tiêu chuẩn mới.
Thực tế, các tiêu chuẩn này “hành” giáo viên vừa phải đi dạy, vừa học tập nâng cao trình độ tay nghề lại vừa chạy ngược, chạy xuôi để đạt được các tiêu chuẩn như Ngoại ngữ bậc 2 chuẩn châu Âu, Tin học theo chuẩn Bộ Thông tin – Truyền thông, nghiệp vụ sư phạm hạng III, II,….
Giáo viên phải phấn đấu đạt các tiêu chuẩn đạt sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên giỏi, bằng khen, giấy khen, chủ trì họp chuyên môn, nghiệp vụ,… cho đạt tất cả các tiêu chuẩn để được thăng hạng.
Rồi sau đó, sau khi đạt hết các tiêu chuẩn thì tiến hành nộp hồ sơ thăng hạng, kèm minh chứng, phô tô công chứng tất cả các hồ sơ,… để xét thăng hạng.
Cuối cùng, nhiều giáo viên tại nhiều địa phương chỉ nhận được chỉ đạo là đã không còn chỉ tiêu để xét thăng hạng cho giáo viên trung học cơ sở từ hạng III lên hạng II, I hay các chỉ tiêu thăng hạng của giáo viên hạng IV lên các hạng III, II của giáo viên tiểu học.
(Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Xin được trích cơ cấu, chỉ tiêu thăng hạng theo vị trí việc làm ở một địa phương [1] như sau: Giáo viên tiểu học hạng II (hệ số lương từ 2.34) là 5% tổng số giáo viên, giáo viên tiểu học hạng III (hệ số lương 2.1) là 15%, giáo viên tiểu học hạng IV (hệ số lương 1.86) là 80%.
Giáo viên trung học cơ sở hạng I (hệ số lương 4.0) là 5%, giáo viên trung học cơ sở hạng II (hệ số lương 2.34) là 15%, giáo viên trung học cơ sở hạng IV (hệ số lương 2.1) là 80%.
Ví dụ tại một trường trung học cơ sở có 50 giáo viên thì phải có đến 40 người được xếp lương hạng III, chỉ còn lại 7,5 người xếp hạng II và chỉ có 2,5 người được xếp hạng I.
Có nghĩa là muốn được thăng lên hạng cao hơn thì phải còn trong chỉ tiêu.
Mà hiện nay, do trước năm 2011 giáo viên có bằng nào thì được chuyển xếp lương tương ứng với bằng cấp, nên hầu hết các trường giáo viên được chuyển xếp lương hạng III của tiểu học, hạng II của trung học cơ sở đã từ 60- 70%, do đó nên hầu như đã hét chỉ tiêu thăng hạng, nếu vẫn giữ quy định này thì giáo viên trên phải chờ 60 – 70% đó nghỉ hưu hết mới được thăng hạng.
Trước đây, các giáo viên chỉ cần có bằng đại học không kể từ xa, tại chức từ năm 2011 về trước hầu như đã chuyển ngạch theo bằng cấp nên số lượng giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hưởng lương đại học (tương ứng hạng II, III hiện nay) rất nhiều, ngay bây giờ khi họ không có đủ các tiêu chuẩn, chứng chỉ,… họ vẫn nghiễm nhiên hưởng lương hạng II, còn lực lượng giáo viên bây giờ đã học đại học chính quy, đầy đủ chứng chỉ,… vẫn phải chờ các giáo viên trên nghỉ hưu để tranh 1 suất thăng hạng nhỏ nhoi.
Tôi tin rằng nếu địa phương nào áp dụng cách xác định chỉ tiêu như trên thì các trường đều dư chỉ tiêu, ít nhất là trong 5 – 10 năm tới cũng khó có giáo viên nào được thăng hạng, chuyển ngạch nên rất thiệt thòi, bất cập.
Như vậy, người có bằng đại học hoặc cao hơn vẫn mãi mãi hưởng lương trung cấp, rất bức xúc.
Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo hãy tham mưu cho Chính phủ ban hành văn bản cụ thể về việc thăng hạng giáo viên, giáo viên có đủ tiêu chuẩn được thăng hạng, mong Bộ cởi bỏ chỉ tiêu rất khó trên, giáo viên không được chuyển ngạch theo đúng vị trí việc làm hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
[1] Trích Quyết định về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức tại Tiền Giang.
Thi tốt nghiệp THPT: 90 thí sinh, giám thị Quảng Ninh liên quan vùng dịch âm tính với SARS-CoV-2
90 thí sinh, giáo viên tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 ở Quảng Ninh có liên quan đến vùng dịch Covid-19 đã được xét nghiệm và kết quả âm tính.
90 thí sinh, giáo viên tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Quảng Ninh liên quan đến dịch Covid-19 đã âm tính với SASR-CoV-2 - ẢNH N.H
Ngày 7.8, thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh cho biết, đơn vị đã lấy mẫu xét nghiệm 90 trường hợp là thí sinh, giám thị coi thi tốt nghiệp THPT năm 2020 có liên quan đến vùng dịch Covid-19 đã được xét nghiệm và kết quả âm tính.
Theo Sở GD-ĐT Quảng Ninh, địa phương này có trên 14.600 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT; trong đó không có thí sinh nào đến, trở về từ Đà Nẵng kể từ 1.7 đến nay. Quảng Ninh đã thành lập 34 điểm thi với 767 phòng thi tại 13/13 địa phương cấp huyện, trong đó có 68 phòng thi dự phòng.
Để đảm bảo an toàn cho kỳ thi, tỉnh Quảng Ninh huy động hơn 2.400 người làm nhiệm vụ gồm giám thị coi thi, công an, thanh niên tình nguyện... Đáng chú ý, để đảm bảo mỗi thí sinh, giám thị có một khẩu trang mới trước khi bước vào phòng thi, tỉnh Quảng Ninh đã huy động được hơn 20.000 chiếc để phát miễn phí.
Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, cho biết với quan điểm vì học sinh thân yêu, bằng mọi biện pháp phải kiểm soát tốt nhất tình hình để không thí sinh nào phải thi đợt 2; hay không được thi vì lý do hoàn cảnh, tài chính, rủi ro, cũng như trong vấn đề di chuyển.
Đến thời điểm này, Quảng Ninh đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, địa phương này có 8.000 người từng đến, đi qua vùng dịch Covid-19, chủ yếu là Quảng Nam, Đà Nẵng như qua test nhanh và xét nghiệm thì tất cả đều âm tính.
Thanh Hóa có 319 học sinh liên quan đến các vùng dịch Qua rà soát trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện cố 319 học sinh và 533 cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục trở về từ vùng dịch, hoặc liên quan đến người từ vùng dịch trở về. Nhân viên y tế phun khử khuẩn ở điểm thi chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT - ẢNH MINH HẢI Ngày...