Chi tiêu Tết 2021 của hội chị em: 70 triệu đồng cho Tết đã cũ, giờ khéo co thì may ra mới ấm
Một năm kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến nhiều chị em đau đầu cân nhắc chuyện sắm Tết sao cho chặt chẽ, tiết kiệm.
Năm ngoái, câu chuyện chi tiêu của bà mẹ đơn thân xinh đẹp ở Thái Nguyên với bản kế hoạch mua sắm cho Tết Nguyên Đán lên tới 70 triệu đồng khiến không ít người bất ngờ, thì lập tức bản liệt kê 6 khoản chi tiêu Tết Nguyên Đán hết 84 triệu đồng của bà mẹ 2 con ở Hà Nội đã khiến các bà nội trợ tự hỏi liệu sắm Tết cứ phải tiền vài chục triệu mới coi là tươm tất, ấm no.
Câu chuyện chi tiêu Tết của hội chị em càng thêm sôi nổi khi tới Tết năm nay nhiều người chia sẻ, vì điều kiện gia đình, kinh tế bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh nên chỉ có thể chi tiêu từ 5-7 triệu đồng cho một gia đình trong những ngày Tết mà thôi.
Ảnh minh họa.
Thực tế cho thấy, không có một con số cụ thể nào cho việc chi tiêu Tết được xem là hợp lý mà tùy vào điều kiện kinh tế và nhu cầu của từng gia đình cụ thể. Thế nên, thời cuộc thay đổi, câu chuyện chi tiêu cho ngày Tết cũng thay đổi theo.
Cụ thể, có nhiều chị em chia sẻ chỉ dự tính tiêu từ 5-7 triệu cho những ngày Tết, đã bao gồm cả việc sắm sửa đồ trang trí nhà cửa, mua thực phẩm dự trữ, quà biếu hai bên nội ngoại và tiền lì xì trẻ con, người lớn tuổi.
Theo tính toán của chị Nguyễn Huyền (Đê La Thành, Hà Nội), chi phí dành cho Tết Nguyên đán của gia đình 2 người lớn 1 trẻ em nhà chị chỉ khoảng hơn 7,4 triệu đồng là cao nhất.
Ảnh minh họa.
Về thực phẩm:
- 200 ngàn đồng bánh chưng (50 ngàn/cái x 4 cái).
- 500 ngàn đồng/2 con gà (1 con cúng giao thừa, 1 con cúng ngày hóa vàng).
- 300 ngàn đồng thịt, xương lợn.
- 150 ngàn đồng 1 kg giò.
- 200 ngàn đồng măng miến.
- 250 ngàn đồng tiền mộc nhĩ, hành, rau thơm, rau nấu canh, dầu ăn, nước mắm, mì chính, bột canh.
- 200 ngàn đồng tiền hoa quả bày biện bàn thờ.
Tổng chi phí mục này là 1,8 triệu đồng.
Video đang HOT
Theo chị Huyền, nhà chị diện tích khá bé nên cả hai vợ chồng cũng quyết định sẽ cân đối tài chính và mua những đồ trang trí rẻ tiền.
Các đồ trang trí nhà cửa/chuẩn bị cho các thành viên trong gia đình:
- Một cành đào và một cây quất cảnh khoảng 150 – 200 ngàn mỗi loại. Chi phí mua đào, quất trang trí nhà cửa cao nhất là 400 ngàn đồng.
- Chị dành 500 ngàn đồng mua quần áo mới cho con.
- 500 ngàn đồng mua bánh kẹo, hướng dương, ô mai đãi khách đến chơi nhà.
Tổng số tiền phải chi cho các khoản trong gia đình vào khoảng 3,2 triệu đồng.
Về quà biếu hai bên nội ngoại, chị Huyền cho biết: “Nếu có điều kiện kinh tế khá giả thì việc mua đồ gì, biếu bao nhiêu tiền cho bố mẹ hai bên rất dễ dàng. Nhưng với những người kinh tế không dư dả thì lại khác, bắt buộc phải tính toán trong khả năng của mình “.
Ảnh minh họa.
Theo đó, chị Huyền dự tính dành 1 triệu đồng mua quà biếu ông bà hai bên, mỗi bên 1 giỏ quà gồm 1 chai rượu, 2 hộp bánh, 1 hộp mứt và 1 hộp trà.
Về tiền mừng tuổi, chị Huyền dự tính mừng tuổi bố mẹ 2 bên 400 ngàn đồng (100 ngàn đồng x 4 người), tiền mừng tuổi các cháu nhỏ 800 ngàn đồng (đổi ra các tờ 10 ngàn, 20 ngàn và một ít tờ 50 ngàn). Nếu có phát sinh thì chị “mượn tạm” tiền mừng tuổi của con để “luân phiên”.
Ngoài ra, tiền đi lễ chùa đầu năm khoảng 200 ngàn đồng. Như vậy, tổng chi phí tiêu Tết gia đình 3 người nhà chị Huyền khoảng 5,6 triệu đồng.
Chi phí tiêu Tết:
- Biếu ông bà hai bên 1 triệu đồng.
- Mừng tuổi bố mẹ 2 bên 400 ngàn đồng.
- Tiền mừng tuổi các cháu nhỏ 800 ngàn đồng.
- Đi lễ chùa đầu năm khoảng 200 ngàn đồng.
Tổng: 2,4 triệu đồng.
Như vậy, tổng chi phí tiêu Tết gia đình 3 người nhà chị Huyền cho các mục vào khoảng 5,6 triệu đồng.
Chị Huyền chia sẻ: ” Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mức lương của hai vợ chồng mùa dịch chỉ khoảng 7-9 triệu đồng/tháng. Có cận Tết thì thưởng cao nhất cũng chỉ được thêm một tháng lương, nên tôi phải chọn cách chi tiêu hợp lý nhất để Tết vẫn đủ, vẫn đầy, vẫn vui mà không tạo gánh nặng kinh tế cho gia đình” .
"Ngó" dự toán chi tiêu 4 ngày Tết hết 20 triệu đồng của một dâu trưởng ở Hà Nội
Với mọi người Tết đến phải lo trăm khoản chi tiêu, nhưng với người phụ nữ tuổi 42 này, do lên kế hoạch từ trước và hạn chế mua sắm các khoản không cần thiết nên chi tiêu Tết rất nhẹ nhàng.
Đó là câu chuyện chi tiêu Tết của chị Lê Thị Hà, SN 1979. Hiện vợ chồng chị Hà và 2 con đang sống tại Do Lộ, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội. Người phụ nữ này cũng đang làm việc tại Công ty thương mại và dược phẩm Sohaco.
Tính đến thời điểm này, chị Hà đã về nhà chồng làm dâu được 20 năm. Nhà chồng chị Hà gồm có 5 chị em. Trong đó chồng chị là con thứ 3 nhưng là con trai trưởng trong gia đình. Vì thế, chị Hà mặc nhiên phải đảm nhận vị trí dâu trưởng trong gia đình.
Chồng chị là thủy thủ tàu sông, thường xuyên xa nhà. Còn chị Hà hàng ngày đi làm và ở với 2 con cùng mẹ chồng. Mẹ chồng chị rất dễ tính, thoải mái. Trước đây, bà cũng hay hướng dẫn, kèm cặp con dâu dần quán xuyến mọi thứ trong gia đình. Vì thế, chị Hà cũng trưởng thành lên rất nhiều và đảm đang với mọi việc.
Gia đình nhỏ nhà chị Hà. Ảnh: NVCC
Ngay trước Tết 1-2 tuần, chị Hà tự rục rịch lên kế hoạch chuẩn bị Tết. Do có kế hoạch nên chi tiêu cụ thể nên người phụ nữ này luôn mua sắm đơn giản, tiết kiệm và rất thực tế. Bởi như bao bà nội trợ khác, chị Hà không muốn lãng phí vào mấy khoản màu mè phô trương. Với chị, chỉ cần Tết đủ đầy là được, có dư dả cũng để dành tiền cho những việc khác quan trọng hơn.
Cụ thể, kế hoạch chi tiêu Tết của chị Hà như sau:
Tiền lì xì: 5 triệu đồng
Tết đến, nhà chị Hà thường có rất đông các chị em và các cháu. Năm nào mùng 2 Tết, 4 anh chị chồng nhà chị cũng đến sum họp. Ngày này nhà chị Hà thường phải ăn Tết 5-6 mâm.
Tết đoàn viên của đại gia đình chị Hà. Ảnh: NVCC
Hơn nữa nhà chị Hà cô dì chú bác anh em họ đến rất đông. Bởi thế ngoài khoản tiền dành mừng tuổi cho mẹ chồng, các con, các cháu, chị còn phải để 1 khoản để lì xì các ông bà có tuổi, các cháu nhỏ trong họ. Tiền lì xì của chị lúc nào cũng để dành 1 khoản khoảng 5 triệu đồng.
Tiền mua đào quất: 2 triệu đồng
Năm nào chị Hà cũng mua đào quất để ngày Tết có thêm không khí. Bởi với vợ chồng chị, nhà chưa có đào, quất là Tết chưa về. Chị thường để dành khoảng 2 triệu đồng để mua cây đào, cây quất đẹp một chút.
Tiền mua đồ lễ thắp hương: 2 triệu đồng
Vì nhà con trưởng, mọi người đến gửi Tết rất nhiều. Năm nào Tết đến bàn thờ nhà chị Hà cũng không có chỗ bày vì kín đồ lễ. Do đó, chị cũng rất chú trọng mua thêm đồ lễ gồm hoa quả tươi ngon, tiền vàng, bánh kẹo, đồ cúng lễ để bày ban thờ ngày Tết vừa ấm áp, đẹp mắt nhất.
Tiền mua thực phẩm ăn Tết: 5 triệu đồng
Từ khi về làm dâu, nhà chồng chị Hà đã có thông lệ ngày Tết đến, các cô chú - em của bố chồng, các anh chị em chồng đều mang lễ Tết là giò, gà sang gửi lễ. Bởi thế nhà chị không phải mua thực phẩm nhiều nữa. Chị chỉ chú trọng mua thêm các món xào nấu hoặc những món ăn lạ miệng khác.
Tết đến dù nhà đông khách nhưng chị Hà vẫn cố gắng chu toàn nhất. Ảnh: NVCC
" Cứ mùng 2 Tết, các cô chú, anh chị em lại tập trung về nhà mình chúc Tết nội ngoại và ăn uống. Vì rất đam mê nấu ăn và có chút năng khiếu nấu nướng nên những ngày Tết mình không cảm thấy vất vả lắm. Chỉ cần phải chuẩn bị thịt hết 6-7 con gà mọi người gửi lễ ngày 30 Tết. Sau đó sắp xếp làm một số món khác như giò nạc, giò kẹp, thịt đông, cá kho, nem, măng, chè kho... ".
Ngoài ra, chị Hà thường chuẩn bị thêm 1 số món lạ miệng để cả nhà ăn vào mùng 2 Tết như ong xách xào khế, canh riêu cua, cá, tôm chiên, lẩu cua đồng...
Tiền mua quần áo cho 2 con: 2 triệu đồng
Ngày Tết, vợ chồng chị Hà vẫn thường mặc quần áo cũ nhưng vẫn dành 1 khoản tiền để mua quần áo mới cho con gái và con trai.
Tiền mua bánh kẹo, hoa quả: 1 triệu đồng
Do nhà đông khách và các cháu nhiều nên chị Hà cũng mua một số bánh kẹo, hoa quả ngon để đãi khách.
Tiền mua lễ và biếu nhà ngoại: 3 triệu đồng
Năm nào, chị cũng mua giỏ quà Tết và biếu nhà ngoại 3 triệu đồng.
Tổng chi tiêu: 20 triệu đồng
Tết nhà chị Hà thường kéo dài 4 ngày. Từ ngày 30 Tết, chị bắt đầu làm mâm cúng cuối năm. Sau đó đến hết mùng 3 Tết thì chị hóa vàng.
20 năm làm dâu trưởng này tuy vất vả nhưng vẫn nhiều niềm vui. Ảnh: NVCC
Theo chị, để chi tiêu đúng kế hoạch và không quá tay, phí phạm những ngày Tết, chị thường tự tay mày mò làm các món ăn để giảm chi phí. Ngoài ra, do thường xuyên cập nhật giá cả nên lên khi chị lên kế hoạch mua sắm Tết khá chính xác.
Đặc biệt Tết đến, với người phụ nữ 20 năm làm dâu trưởng này tuy vất vả nhưng vẫn nhiều niềm vui: " Mấy ngày Tết mình chỉ loanh quanh ở nhà làm cơm cúng, ăn uống xong lại dọn dẹp. Nhưng cả năm chỉ có mấy ngày Tết, cả gia đình đoàn viên vui vẻ và đủ đầy. Nhất là khi làm các món ăn, mọi người đến ăn ngon và khen ngợi là mình đã thấy rất vui rồi ", chị Hà khẳng định.
Tết năm ngoái chồng đưa 40 triệu mà mình vẫn phải phụ ra 10 triệu nữa mới đủ cái Tết hòm hòm, nghĩ đến năm nay mà "toát mồ hôi" Xin nói thêm, trong danh sách sắm Tết của mình không bao giờ có mục sắm quần áo, giày dép, cũng như không mua sắm được gì cho gia đình nhỏ của mình. Chào các bà nội trợ! Nghĩ đến cái Tết năm nay mà mình đang hoang mang quá, vì Tết năm ngoái sơ sơ gia đình mình tiêu hết 50 triệu....