Chỉ tiêu, học phí và điểm chuẩn ngành Tài chính ngân hàng
Ngành Tài chính ngân hàng tuyển sinh các khối A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh)… Điểm trúng tuyển hàng năm của ngành học này tương đối cao.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
Ngành tài chính ngân hàng có nhiều chuyên ngành: Tài chính công, Quản lý thuế, Ngân hàng,Tài chính, Thị trường chứng khoán, Quản trị rủi ro tài chính, Đầu tư tài chính, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng quốc tế, Thuế trong kinh doanh, Quản trị hải quan – ngoại thương
Điểm trúng tuyển của trường năm 2019 là 23,1. Năm 2020, trường tuyển sinh 1.000 chỉ tiêu.
Học phí một năm hệ đại trà khoảng 20 triệu đồng, hệ chất lượng cao là 32-40 triệu đồng, cử nhân tài năng khoảng 50 triệu đồng.
Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2020
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
Điểm trúng tuyển năm 2019 là 21,75. Năm 2020 tổng chỉ tiêu tuyển là 800, trong đó xét từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT là 760, 40 chỉ tiêu từ kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Học phí Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM với hệ đại trà là 9 triệu đồng/năm, hệ chất lượng cao là 16 triệu đồng/năm, hệ quốc tế song bằng là 20-40 triệu đồng/học kỳ.
Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Điểm trúng tuyển năm 2019 là 23,65. Năm 2020, chỉ tiêu là 250 bao gồm hệ đại trà và chất lượng cao.
Học phí một năm cho hệ đại trà 10 triệu đồng, hệ chất lượng cao từ 22-40 triệu đồng.
Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM
Điểm trúng tuyển năm 2019 của trường là 17 điểm. Năm 2020, trường có 200 chỉ tiêu.
Học phí khoảng 30 triệu đồng/học kỳ.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM
Video đang HOT
Điểm trúng tuyển của trường năm 2019 là 16. Học phí một năm dao động từ 26-46 triệu đồng.
Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Điểm trúng tuyển năm 2019 của trường là 20.
Học phí do trường ĐH Quốc tế cấp bằng là 42 triệu đồng/năm. Với chương trình liên kết, học phí 2 năm đầu ở Việt Nam là 56 triệu đồng/năm. Ở các năm tiếp theo do trường liên kết quy định.
Trường ĐH Thương mại
Điểm trúng tuyển của trường năm 2019 là 22,1. Năm 2020, trường có 250 chỉ tiêu cho 2 chuyên ngành tài chính ngân hàng thương mại và tài chính công.
Học phí một năm cho hệ đại trà 15,7 triệu đồng, hệ chất lượng cao là 30,4 triệu và chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù là 18,9 triệu đồng.
Trường ĐH Ngoại thương
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2019 là 25,75. Năm 2020, trường có 490 chỉ tiêu cho ngành đào tạo này.
Học phí một năm cho hệ đại trà 18,5 triệu đồng; chương trình tiên tiến là 60 triệu đồng.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2019 là 25. Năm 2020 ngành Tài chính ngân hàng tách thành 3 ngành mới gồm Ngân hàng, Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp với tổng chỉ tiêu 400.
Học phí một năm cho hệ đại trà 16,5 triệu đồng, hệ tiên tiến – chất lượng cao hoặc học bằng Tiếng Anh là 40-80 triệu đồng.
Học viện Ngân hàng
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2019 là 22,5. Năm 2020, trường có 1.150 chỉ tiêu.
Học phí hệ đại trà là 9,8 triệu đồng/năm.
Học viện Tài chính
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2019 là 22 điểm. Năm 2020, chỉ tiêu cho ngành học này của trường là 1.740 thí sinh.
Học phí một năm hệ đại trà là 12 triệu đồng, hệ chất lượng cao là 45 triệu đồng.
Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2019 là 28,08 (tính theo thang điểm 40). Năm 2020, chỉ tiêu là 170, học phí là 35 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế)
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2019 là 15. Năm 2020 chỉ tiêu tuyển sinh 100.
Học phí một năm hệ đại trà khoảng 10 triệu đồng, chương trình liên kết đào tạo với Trường ĐH Rennes I (Pháp) là 30 triệu đồng.
Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng)
Điểm trúng tuyển năm 2019 là 20,5. Năm 2020, trường có 60 chỉ tiêu cho ngành học Tài chính ngân hàng, học phí là 19,5 triệu đồng/năm.
Dạy và học trực tuyến: Trường đầu tư mạnh tay, trường gặp khó!
Dạy trực tuyến ở nhiều trường học không còn là giải pháp tạm thời mùa dịch COVID-19, sinh viên không được dạy bù nếu không theo học.
Gần hai tháng qua, hầu hết các trường học đã triển khai dạy học trực tuyến vì dịch COVID-19. Nhiều trường ngày càng đầu tư chất lượng và bắt buộc người học phải tham gia. Tuy nhiên, để việc dạy và học trực tuyến thực chất, công nhận được kết quả cho người học không phải đơn giản.
Đại học tăng tốc, phổ thông còn lúng túng
Sau một tháng triển khai dạy học trực tuyến, trên 90% giảng viên của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã hưởng ứng thực hiện. Do đây là hình thức học bắt buộc nên gần như tất cả sinh viên phải theo học.
Phó Hiệu trưởng nhà trường, PGS-TS Nguyễn Đức Trung, cho hay thông qua hệ thống LMS, giảng viên và các lớp học phần đã tổ chức dạy online face-to-face thông qua ứng dụng Zoom meeting. Theo cách này, giảng viên và sinh viên có thể tương tác trực tiếp khi giảng bài, thuyết trình, thảo luận... như trên lớp học truyền thống.
Tuy nhiên, theo PGS-TS Trung, do điều kiện kết nối mạng ở mỗi nơi mỗi khác nên một số em bị gián đoạn khi học. Hơn nữa, do cũng mới thực hiện, nhà trường cũng chủ trương lùi việc thi của các em đến tháng 7 thay vì tháng 4. Để khi các em quay trở lại học ở trường, các thầy cô sẽ dạy một số buổi để hệ thống kiến thức giúp các em có kết quả tốt hơn.
Tương tự, Trường ĐH Luật TP.HCM cũng triển khai dạy trực tuyến bắt buộc ở tất cả môn học, ngành học, kể cả môn thể dục. Do đó, nhà trường không bố trí học bù hay học lại những bài đã dạy online. Trường chỉ tổ chức hệ thống, ôn tập kiến thức, giải đáp thắc mắc cho sinh viên trước khi kết thúc học phần.
Để việc dạy hiệu quả, nhà trường cũng yêu cầu giảng viên cần giảng dạy trực tuyến phải đảm bảo sự tương tác với sinh viên như giao bài tập, tiếp nhận bài, sửa bài, gợi mở, đưa ra các vấn đề thảo luận,...
Tại Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), tất cả thầy cô đã thực hiện ghi hình những tiết giảng dạy tại phòng dạy học số hoặc thực hiện thông qua một số ứng dụng trực tuyến. Giảng viên sẽ thực hiện giảng dạy online theo thời khóa biểu của từng môn học và có thể thống nhất với người học để tăng cường vào những ngày nghỉ cuối tuần nhằm đảm bảo kế hoạch năm học vì tất cả giờ học online đều được tính vào giờ giảng chính thức. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có điều kiện để học online nên nhà trường quyết định hỗ trợ mỗi sinh viên của trường 50.000 đồng cho việc tăng cường dung lượng tốc độ cao trên Internet.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tự học tại thư viện và qua trực tuyến trong thời gian dịch COVID-19. Ảnh: TRƯỜNG THỊNH
Khó để công nhận kết quả học trực tuyến
Ở phổ thông, việc dạy trực tuyến cũng được nhiều trường triển khai nhưng còn gặp nhiều trở ngại.
Ông Nguyễn Văn Đông, Hiệu trưởng Trường THPT Lý Thường Kiệt (Bình Thuận), cho biết dù trường đã triển khai dạy online nhưng qua theo dõi số lượng học sinh vào học rất ít. Có những môn có từ 5-10 em tham gia.
Theo ông Đông, để công nhận kết quả dạy trực tuyến rất khó với tình hình hiện nay của trường. Bởi nhiều em chưa có ý thức trong việc học, trừ những em có đam mê. Hơn nữa, điều kiện để học online không phải gia đình nào cũng có thể đáp ứng được. Giáo viên cũng khó có thể kiểm soát quá trình học của học sinh.
Đó cũng là thực tế tại Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.HCM khi triển khai dạy học trực tuyến.
Do đó, theo ông Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng nhà trường, việc công nhận kết quả dạy trực tuyến là điều cần thiết trong thời gian này vì chưa thể xác định được ngày nào học sinh sẽ trở lại trường.
Thế nhưng muốn thực hiện, theo ông, thứ nhất là Sở GD&ĐT cần có sự chỉ đạo thống nhất về nội dung cũng như về chương trình dạy. Các trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể thống nhất để sắp xếp thời gian học tránh mỗi giáo viên mỗi kiểu. Thứ hai, cần có quy định cụ thể một tiết học trực tuyến cần đảm bảo tiêu chí như thế nào, tránh nhà trường, giáo viên làm qua loa để chạy chương trình. Thứ ba, sở cần có hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh tương ứng vì hình thức này không giống tiết dạy truyền thống và khó giao bài kiểm tra trực tuyến.
Về vấn đề này, ThS Nguyễn Văn Tài, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho rằng để có thể làm tốt được công tác đào tạo trực tuyến thì giảng viên vẫn là người quyết định. Nó không chỉ liên quan đến tỉ lệ học sinh tham gia lớp học mà còn chất lượng buổi học đó đối với học sinh, sinh viên sau các bài giảng. Do đó, trường đang tập trung xây dựng và chuẩn hóa chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện tốt hình thức dạy này.
Để công nhận kết quả học trực tuyến, theo ThS Tài, cần có thời gian để đưa ra một quy định cụ thể một cách khách quan, khoa học, đảm bảo việc thẩm định chương trình và khung chương trình hiệu quả. Tránh tình trạng đưa ra quy định sau đó lại chạy theo để sửa đổi khi vấp phải khó khăn hay sai lầm. Hơn nữa, việc dạy trực tuyến hay không chỉ là vấn đề sớm hay muộn, bởi thực tế các trường đại học hiện nay chủ yếu là đã tự chủ rồi. Cho nên họ cũng có thể triển khai và tự công nhận kết quả của trường mình bằng hình thức học này.
Khi học sinh trở lại trường mới cho kiểm tra chính thức
Theo PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT), muốn được công nhận kết quả dạy học trực tuyến, nhà trường phải triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục. Trong đó có kế hoạch dạy học bằng ứng dụng công nghệ thông tin, có phân công nhiệm vụ cụ thể để quản lý, giám sát học sinh thực hiện, có kế hoạch kiểm tra, đánh giá khi trở lại trường.
Với đặc thù của giáo dục phổ thông, nhà trường không chỉ cung cấp kiến thức mà cần nhiều phẩm chất, năng lực. Do đó học sinh phải đến trường vì phẩm chất, năng lực chỉ có thể hình thành trong môi trường giáo dục trực tiếp.
Còn đối với dạy học qua truyền hình, các trường cần xây dựng kế hoạch quản lý, kiểm soát học sinh. Giáo viên có trách nhiệm thông tin đến học sinh, phụ huynh về lịch học các tiết dạy. Giáo viên sẽ dựa trên nội dung bài dạy để giao nhiệm vụ cho các em qua các group học tập...
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo việc đánh giá, công nhận kết quả học qua Internet, qua truyền hình cũng như học thông thường, những bài đã được thầy cô giảng, giáo viên giao làm, khi trở lại trường, học sinh phải trình bày lại kiến thức đó.
Từ đó, giáo viên có thể thay cho các bài kiểm tra thông thường hoặc giao bài kiểm tra về các kiến thức học sinh đã học. Nhưng việc kiểm tra đánh giá chính thức phải được thực hiện khi học sinh trở lại trường.
PHẠM ANH - NGUYỄN QUYÊN
Năm 2020: Trường đại học nào có mức học phí thấp? Với mức học phí bình ổn 11 triệu đồng/năm, không tăng suốt quá trình học, Trường đại học Gia Định đang là trường đại học ngoài công lập có mức học phí thấp hiện nay. Học phí bình ổn suốt chương trình học Năm 2020, Trường đại học Gia Định áp dụng mức học phí là 11 triệu/đồng/học kỳ cho tất cả ngành...