Chỉ thị không viết vào SGK: ‘Không cấm mà là… giữ gìn’
Theo ông Thành, trong quá trình học, học sinh phải được giáo viên hướng dẫn làm “nháp” trước để có thể biết đáp án đúng hay sai, sau đó ghi vào vở.
Xung quanh xôn xao về chỉ thị yêu cầu học sinh không viết vào sách giáo khoa (SGK), ngày 28/9, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, dư luận chưa hiểu đúng về chỉ thị trên; bởi chị thị chỉ yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh chứ không phải là cấm học sinh không được viết vào sách.
Tuy đây không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng cần phải hướng dẫn để học sinh không chỉ biết giữ gìn, bảo quản SGK của mình mà còn tạo ý thức tốt trong việc giữ gìn, phát triển văn hóa đọc trong học sinh và toàn xã hội.
Học sinh lớp 3 viết vào sách giáo khoa. Ảnh: Zing.vn
Trong quá trình dạy học, ông Thành cũng cho rằng khi biên soạn SGK để thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm học 2002 – 2003, các tác giả đã thiết kế một số bảng số liệu để trống nhằm hướng dẫn học sinh tiến hành các thí nghiệm; xây dựng hệ thống bài tập đa dạng về hình thức (tự luận, trắc nghiệm, điền khuyết, nối đôi) nhằm rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy phù hợp với từng nội dung kiến thức, hướng dẫn học sinh tự học.
Mặt khác, trong quá trình dạy học, các giáo viên cũng cần sử dụng các dạng bài tập đó làm “tình huống học tập” để hướng dẫn học sinh ghi vào vở, dự kiến đáp án và giải thích lý do lựa chọn để trình bày, thảo luận, bảo vệ phương án đúng (có thể hiểu là làm nháp).
Video đang HOT
“Sau khi học sinh lựa chọn, giáo viên phải giảng giải tại sao nối như vậy, nghe các em nhận xét thế nào. Việc học sinh giải thích vì sao chọn như vậy mới chính là dạy học, chứ không phải là nối thế này đúng hay sai? Quan trọng là trả lời câu hỏi tại sao chứ không phải là cái gì”, ông Thành phân tích.
Cũng theo ông Thành, chỉ thị trên không chỉ hướng vào SGK mà còn đề cập đến vấn đề sử dụng sách tham khảo. Bộ yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng sách tham khảo trong trường học. Bởi vì hiên nay có tình trạng nhiều giáo viên vô tình hay cố ý đã bắt buộc học sinh mua quá nhiều sách tham khảo nhưng lại không sử dụng hết.
Trước đó, Bộ GD&ĐT ra chỉ thị sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sách, trong đó yêu cầu giáo viên không để cho học sinh viết, vẽ vào SGK. Bên cạnh đó, Bộ cũng đặt ra vấn đề về kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.
Chỉ thị này của Bộ gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận, đặc biệt với nhiều giáo viên đó được xem như là yêu cầu bắt buộc, là mệnh lệnh gây khó cho giáo viên.
Nhiều giáo viên cho rằng, chỉ thị này khó khăn trong quá trình giảng dạy, thậm chí có phần bất khả thi với sách giáo khoa được thiết kế như hiện nay. Bộ ra chỉ thị như thế đã vi phạm đến quyền sở hữu tài sản của học sinh.
Theo baodatviet.vn
Tháng 10 công bố khung chương trình Giáo dục phổ thông mới
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết chương trình giáo dục phổ thông mới đã hoàn thiện và đang chờ Bộ GD-ĐT thông qua.
Sáng 29/9, tại TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, cho hay hiện nay, các nhà chuyên môn, ban soạn thảo chương trình đã hoàn thành việc sửa chữa, hoàn thiện chương trình theo ý kiến của hội đồng thẩm định quốc gia.
"Nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới đã được chuyển sang các cơ quan của bộ để ban hành thông tư. Chắc chắn chương trình khung sẽ được ban hành trong tháng 10 năm nay", GS Thuyết nói.
GS Nguyễn Minh Thuyết nói về chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh: M.N)
GS Thuyết cũng cho biết thêm, Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản kêu gọi cá nhân có nguyện vọng viết sách giáo khoa đăng ký và tổ chức tập huấn cho các đơn vị, cá nhân này.
Hiện tại, một số đơn vị xuất bản nhiều kinh nghiệm đã tiến hành biên soạn thử sách giáo khoa một vài môn khi Bộ GD-ĐT công bố chương trình các môn học vào tháng một vừa qua.
Thông tin thêm về việc này, ông Nguyễn Viết Lộc, Chánh văn phòng Bộ GD-ĐT, cho biết hội đồng thẩm định theo thông tư 14 đã thẩm định xong chương trình. Tháng 10, Bộ GD-ĐT sẽ công bố chương trình khung giáo dục phổ thông mới.
Ông Nguyễn Viết Lộc thông tin về những nội dung công việc sau khi bàn hành khung chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh: M.N)
Cũng theo ông Lộc, trong tháng 10, theo quy trình về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành thông tư về chương trình khung giáo dục phổ thông mới. Sau đó, bộ sẽ tổ chức chỉ đạo việc biên soạn một bộ sách giáo khoa đảm bảo công khai, minh bạch.
Tiếp đó, Hội đồng thẩm định quốc gia tổ chức thẩm định sách giáo khoa, trong đó bao gồm sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT chỉ đạo và các bộ sách giáo khoa khác do tập thể và cá nhân, tổ chức biên soạn.
Sau khi thẩm định xong, Bộ GD-ĐT sẽ làm hướng dẫn biên soạn tài liệu giáo dục địa phương và phê duyệt cho phép sử dụng sách giáo khoa dựa trên kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định quốc gia.
Bộ GD-ĐT sẽ hướng dẫn cơ sở giáo dục lựa chọn và sử dụng sách. Đồng thời, bộ cũng ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên sư phạm, các chương trình đào tạo bồi dưỡng đi kèm và tổ chức đào tạo bồi dưỡng giáo viên. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT còn hướng dẫn các địa phương thực hiện đề án cơ sở vật chất sau khi Thủ tướng ban hành.
"Với một khối lượng công việc như thế, sau khi ban hành thông tư về chương trình khung, bộ sẽ báo cáo Thủ tướng về lộ trình áp dụng chương trình sao cho phù hợp nhất; làm sao phải đảm bảo chương trình có chất lượng, và khả thi. Và điều quan trọng, chúng ta phải đảm bảo thời hạn áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới mà Quốc hội cho phép trong nghị quyết 51", ông Lộc nhấn mạnh.
Theo Zing News
Hà Nội pha thêm những chất gì vào sữa học đường mà sữa ngoài không có? Phải chăng thầy Phạm Xuân Tiến đang quảng cáo, tiếp thị sữa dựa vào những cái chưa có, vượt quá chức trách, nhiệm vụ của một Phó giám đốc Sở Giáo dục? Ngày 25/9 Báo Kinh tế và Đô thị đưa tin, cùng ngày, báo cáo tại buổi giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và...