Chỉ thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức ở nơi có nhu cầu, đủ điều kiện
Môn tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ được thí điểm là ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông.
A 4: Học sinh Trường THCS Hoa Lư (Q.9, TP.HCM), một trong số những trường THCS có dạy tiếng Hàn – BẢO CHI
Ngày 9.2, Bộ GD-ĐT có Quyết định số 712 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức – ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm.
Theo đó, môn tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ được thí điểm là ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông. Thông tin này thu hút sự quan tâm của dư luận, nhiều ý kiến cho rằng việc ban hành quyết định này sẽ đưa tiếng Hàn, tiếng Đức trở thành môn học “bắt buộc”?
Ngày 4.3, Bộ GD-ĐT cho biết, việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Theo đó, ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc (gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật); ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn (trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn).
Sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương và đạt hiệu quả, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các cơ sở giáo dục phổ thông và học sinh có nguyện vọng chọn môn học này là ngoại ngữ 1.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, từ các nhu cầu thực tế nói trên, đồng thời để giảm áp lực cho học sinh khi chọn tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 vẫn phải học song song ngoại ngữ 1 khác, Bộ GD-ĐT quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh chọn theo nhu cầu. Đây cũng là nội dung thoả thuận khung giữa VN với Hàn Quốc, Đức về việc dạy tiếng Hàn, tiếng Đức ở trường phổ thông VN.
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT khẳng định: “Việc thí điểm sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT sẽ giám sát quá trình thực hiện để đảm bảo tính hiệu quả và quyền lợi cho người học”.
Sau thời gian dạy thí điểm là ngoại ngữ 1, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ đánh giá tính hiệu quả và khả thi, qua đó xem xét việc đưa 2 môn học tiếng Hàn, tiếng Đức chính thức trở thành ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện bình đẳng như các môn ngoại ngữ 1 khác
Bộ GD-ĐT giải thích thông tin tiếng Hàn thành môn học 'bắt buộc'
Đại diện Bộ GD-ĐT vừa lý giải về nghĩa của từ "bắt buộc" trong quyết định thí điểm đưa môn Tiếng Hàn trở thành một trong các môn Ngoại ngữ 1.
Cụ thể, theo quyết định số 712/QĐ- BGDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ ký ngày 9/2/2021.
Ở phần đặc điểm môn học, quyết định nêu "môn Tiếng Hàn - Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12.
Văn bản gây hiểu lầm của Bộ GD-ĐT
Thông tin này, đặc biệt là từ "bắt buộc" khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí băn khoăn bởi tại sao lại là tiếng Hàn mà không phải là một thứ tiếng nào khác?
Về điều này, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay, đây là quyết định về việc thí điểm Tiếng Hàn trở thành một trong những Ngoại ngữ 1. Còn chương trình Tiếng Hàn - Ngoại ngữ 2 thì đã được Bộ GD-ĐT ban hành trước đây.
Với từ "bắt buộc", ông Thành cho hay không có nghĩa Tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc, mà từ này dùng để bổ ngữ giải nghĩa cho cụm "Ngoại ngữ 1".
Tức Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, học sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng được xác định là Ngoại ngữ 1.
"Như vậy, học sinh có thể chọn bất cứ môn học nào trong các môn thuộc nhóm Ngoại ngữ 1 mà không cứng nhắc bắt buộc phải học môn Tiếng Hàn", ông Thành nhấn mạnh.
Thí điểm trong vài năm để đánh giá
Theo ông Thành, theo quyết định này, Bộ GD-ĐT đang thí điểm đưa thêm 2 ngoại ngữ là Tiếng Hàn và Tiếng Đức vào nhóm những Ngoại ngữ 1 trong chương trình phổ thông.
Hiện nay, theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất.
Ông Thành cũng cho hay, việc thí điểm ít nhất cũng phải diễn ra trong vài năm để xem xét, đánh giá tính khả thi, chất lượng của việc dạy học, đào tạo.
"Sau khi thí điểm mà thấy có nhu cầu và chất lượng thì Bộ sẽ triển khai đưa vào để người dân, người học thêm các cơ hội lựa chọn".
Sau quá trình thí điểm, nếu việc đưa vào trở thành chính thức bằng việc ban hành thông tư, Tiếng Hàn và Tiếng Đức sẽ "bình đẳng" như Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc ở chương trình phổ thông.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Về việc thí điểm, theo ông Thành hiện nay số học theo nhóm ngoại ngữ này trong các trường phổ thông rất ít. "Trường hoặc địa phương nào đăng ký thí điểm thì phải đăng ký với Bộ GD-ĐT về số lượng học sinh, đảm bảo chất lượng ra sao rồi mới bắt đầu dạy", ông Thành nói.
Tuy nhiên, hiện nay, với quyết định này, ông Thành cho hay, những học sinh có sở thích, năng lực đã có thể chọn môn Tiếng Hàn và điểm của môn học này ở kỳ thi tốt nghiệp THPT được bình đẳng và tính là điểm môn Ngoại ngữ.
Hiện nay, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội đang tổ chức dạy học Tiếng Hàn.
Bỏ văn bằng chứng chỉ thay bằng "hội đồng thi" liệu có "đổi vế" tiêu cực? Những tiêu cực trong đào tạo, cấp văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khiến dư luận đặt vấn đề bỏ hay giữ? Cẩn trọng bởi tiêu cực dễ phát sinh tại hội đồng thi địa phương tổ chức. Ảnh minh họa Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học vốn gây "lùm xùm" tại không ít cơ sở đào tạo (như...