Chỉ số SPF và cách sử dụng kem chống nắng
Mùa hè nắng gay gắt là thời điểm mà chúng ta phải sử dụng nhiều kem chống nắng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về tác dụng, chỉ số SPF và cách sử dụng kem chống nắng.
Tác dụng của kem chống nắng
Kem chống nắng có các dạng: xịt, gel, miếng dán hay thuốc bôi… nhưng nhìn chung đều chứa thành phần vật lý hoặc hoá học có khả năng ngăn chặn, hấp thu hoặc phát tán một số bức xạ tia UV trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
3 loại bộ lọc tia cực tím có thể phối hợp trong các sản phẩm kem chống nắng là:
Các hợp chất hóa hữu cơ có thể hấp thụ các thành phần nguy hại của tia UV (oxybenzone, sulisobenzone, avobenzone).
Các hạt vô cơ phản chiếu, tán xạ và hấp thụ tia UV (titanium dioxide, oxide kẽm, superoxide dismutase, phlebodium aureum).
Các hạt hữu cơ có thể phản chiếu, tán xạ hay hấp thụ ánh sáng (tinosorb M, tinosorb S, mexoryl XL.).
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyên mọi người nên sử dụng kem chống nắng vì có thể giúp ngăn chặn ung thư da loại biểu mô tế bào gai và tế bào đáy và nên dùng các loại kem chống nắng phổ rộng vì chúng có thể cung cấp bảo vệ chống lại cả 2 loại tia UVA và UVB.
Chỉ số chống nắng SPF là gì?
Video đang HOT
SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số đo lượng bức xạ UV cần thiết để tạo ra vết cháy nắng trên da. Tất cả các loại kem chống nắng đều được thử nghiệm để đo lượng phơi nhiễm bức xạ UV cần thiết để gây cháy nắng khi sử dụng kem chống nắng so với mức độ tiếp xúc với tia cực tím để gây cháy nắng khi không sử dụng kem chống nắng. Sản phẩm sau đó được dán nhãn với giá trị SPF thích hợp. Giá trị SPF cho biết mức độ chống cháy nắng được cung cấp bởi sản phẩm chống nắng. Khi giá trị SPF tăng, mức độ bảo vệ cháy nắng tăng. Kem chống nắng chỉ phát huy tác dụng khi được thoa lên da khoảng 15 – 30 phút trước khi ra nắng.
Nên chọn sản phẩm kem chống nắng có SPF trung bình, trong thành phố chỉ cần dùng sản phẩm có chỉ số SPF 20 – 30.
Quan niệm sai lầm đang rất phổ biến hiện nay là người tiêu dùng thường được giới thiệu rằng kem chống nắng SPF 15 có thể che chở dưới ánh nắng mặt trời 15 x 10 phút = 150 phút mà da không bị cháy nắng. Điều này hoàn toàn không đúng bởi SPF không liên quan trực tiếp đến thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà liên quan đến lượng năng lượng tiếp xúc với bức xạ mặt trời. Mặc dù lượng năng lượng mặt trời có liên quan đến thời gian tiếp xúc với mặt trời nhưng còn có những yếu tố khác ảnh hưởng như cường độ của năng lượng mặt trời có thể tác động đến số lượng bức xạ UV.
Ví dụ các phơi nhiễm sau đây có thể dẫn đến cùng một lượng năng lượng mặt trời tương đương (vì mặt trời gay gắt hơn vào giữa trưa so với các thời điểm khác): Ví dụ lượng năng lượng mặt trời trong 60 phút lúc 9 giờ sáng có thể tương đường với 15 phút lúc 13 giờ chiều.
Cường độ bức xạ UV trong ánh nắng mặt trời cũng liên quan đến vị trí địa lý, cường độ bức xạ lớn hơn xảy ra ở nơi có vĩ độ thấp hơn.
Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến lượng năng lượng bức xạ mặt trời tiếp xúc
- Người có làn da trắng có khả năng hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn so với người có làn da sẫm màu trong cùng điều kiện.
- Lượng kem chống nắng được sử dụng nhiều hơn sẽ giúp việc hấp thụ năng lượng mặt trời ít hơn.
- Kem chống nắng bị tiêu hao và trở nên kém hiệu quả hơn theo thời gian nên tần số thoa kem lại rất quan trọng để hạn chế sự hấp thụ bức xạ mặt trời. Tần suất sử dụng lại cũng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động mà người dùng tham gia. Ví dụ, khi bơi lội cần được bôi lại kem chống nắng thường xuyên hơn vì nước có thể tẩy rửa kem chống nắng khỏi cơ thể. Ngoài ra, mức độ hoạt động thể chất cao cũng đòi hỏi phải sử dụng kem thường xuyên hơn vì hoạt động này có thể ra mồ hôi nhiều làm trôi đi kem chống nắng.
Do có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến lượng bức xạ mặt trời nên chỉ số SPF không phản ánh thời gian mà người dùng ở dưới ánh nắng mặt trời. Nói cách khác, SPF không thông báo cho người dùng về thời gian có thể ở ngoài nắng mà không bị cháy nắng. Thay vào đó, SPF là một thước đo tương đối của lượng chống cháy nắng được cung cấp trong kem chống nắng.
Các loại kem chống nắng khác nhau sẽ có chỉ số SPF khác nhau. Hiện nay trên thị trường có các loại kem chống nắng với SPF từ 15 – 100, cho phép người tiêu dùng so sánh mức độ bảo vệ cháy nắng. SPF càng cao thì càng có khả năng bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời nhiều hơn. Nhưng khi chỉ số SPF tăng gấp 3 lần không có nghĩa là khả năng chống tia UV tăng gấp 3.
Ví dụ, kem chống nắng SPF 20 có thể hấp thu tối đa 95% tia UV, trong khi kem chống nắng SPF 60 có thể hấp thu tối đa 98,3% tia UV; SPF 15 chống được 93% tia UV; SPF 30 chống được 97% tia UV; SPF 50 chống được 98% tia UV.
Ở Việt Nam, nên chọn sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF trung bình, trong thành phố chỉ cần dùng sản phẩm có độ SPF 20 – 30, khi đi biển mới cần dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 50 .
Trên thực tế, chỉ số chống nắng đa số thường không đúng như quảng cáo. Một số khảo sát cho thấy trên 40% sản phẩm kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF không đạt đến mức độ mà nhà sản xuất đã ghi trên sản phẩm.
Máy điều hòa không khí làm tăng nếp nhăn trên da
Trong quá trình sử dụng, máy điều hòa hấp thụ hết hơi ẩm trong không khí, dẫn đến da bạn sẽ bị mất nước và dễ bị khô nẻ.
Tiến sĩ Kikam - bác sĩ da liễu tại Texas cho biết: "Máy điều hòa nhiệt độ có thể làm giảm độ ẩm không khí trong phòng khiến cho khí hậu trong phòng khô hơn. Tiếp xúc lâu dài trong môi trường này sẽ làm cho da bị mất độ ẩm và dẫn đến tình trạng da mất nước, xỉn màu, mất đi độ căng mọng, độ đàn hồi và gây ra nhiều nếp nhăn."
Ông nói thêm: Đối với những người có làn da khô, khi tiếp xúc lâu ngày trong môi trường có máy lạnh, làn da của họ thường bị nứt nẻ, chảy máu và thậm chí nhiễm trùng. Da khô còn nhanh chóng bị lão hoá, vì mất đi lượng nước cần thiết và hoạt động của làn da bị ảnh hưởng nhiều hơn so với thông thường từ đó khả năng mắc các bệnh về da cũng tăng cao.
Bác sĩ da liễu cũng khuyên rằng: Khi ở nhà, hãy tập làm thói quen không bật máy lạnh. Chỉ nên dùng điều hoà vào những ngày hè nắng nóng, oi bức. Khi thời tiết dịu mát, hãy cố gắng tận dụng nguồn không khí tự nhiên này.
Naomi Campbell cũng từng tiết lộ bí quyết để gìn giữ làn da không tuổi của cô chính là không sử dụng máy lạnh. Cô từng khoe hình ảnh ngôi nhà của mình ở Kenya rất thoáng mát, cô nói: Tôi không ngủ trong một căn phòng có máy lạnh. Tôi không thích nó bởi vì nó sẽ làm cho làn da của tôi thêm nhiều nếp nhăn.
Naomi Campbell chia sẻ hình ảnh ngôi nhà thoáng mát, không sử dụng máy lạnh để bảo vệ sức khỏe làn da
Với những cô nàng văn phòng thường xuyên ngồi máy lạnh thì cách để bảo vệ làn da tốt nhất đó là dùng kem dưỡng ẩm và uống nước. Theo tiến sĩ Kshama Vibhakar, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm trên các vùng da như da mặt, cổ, bàn tay, khuỷu tay, đầu gối... Ngoài ra, xịt khoáng cũng sẽ là một cách hữu hiệu những lúc da bị khô căng hoặc thiếu nước.
Bên cạnh đó, mỗi tuần hãy đắp mặt nạ 1-2 lần vào buổi tối để bổ sung các dưỡng chất, vitamin, độ ẩm và làm sạch sâu lỗ chân lông, giúp da thông thoáng và luôn khỏe khoắn. Tùy vào loại da bạn là da dầu, da khô hay da hỗn hợp mà bạn lựa chọn loại mặt nạ cho phù hợp.
Tiến sĩ Kikam cũng khuyến cáo chị em nên thường xuyên thoa kem chống nắng mọi lúc, mọi nơi: "Chắc chắn sử dụng kem chống nắng dù là bạn đang ở trong phòng, vì có thể da vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi các ánh sáng xanh, tia UV, đặc biệt là tia UVA, có thể xuyên qua kính sẽ phân hủy collagen trong da gây ra tình trạng nếp nhăn."
Top 3 serum dưỡng da trắng da bạn nhất định phải sở hữu, đặc biệt là khi hè về Để kem chống nắng phát huy hiệu quả tối ưu nhất, các bạn hãy nhớ dùng thêm những loại serum này nha. Đối với các chị em nghiện skincare, vitamin C hẳn là không còn xa lạ gì nữa. Ngoài công dụng giảm thâm do mụn để lại, vitamin C còn kích thích sản sinh collagen, trung hòa gốc tự do, cải thiện...