Chỉ số huyết áp và nhịp tim thế nào là bình thường?
Đo huyết áp và nhịp tim là 2 chỉ số cơ bản được dùng làm căn cứ để đánh giá tình trạng sức khỏe của một người.
Theo BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, huyết áp ở mỗi người không giống nhau và khác nhau ở thời điểm đo, độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, chỉ số huyết áp chuẩn vẫn được tính trong khoảng mức nhất định, đó là huyết áp tâm thu từ 90-140 mmHg; huyết áp tâm trương từ 60-90 mmHg.
Chỉ số huyết áp dao động trong giới hạn này được coi là bình thường. Nếu huyết áp dưới ngưỡng hoặc vượt ngưỡng trên sẽ là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường về sức khỏe.
Cao huyết áp thường gặp ở người lớn tuổi và những người có bệnh nền. (Ảnh minh họa)
Về chỉ số nhịp tim, BS Vũ Thanh Tuấn cho biết, nhịp tim được tính là số lần tim co bóp (đập) trong khoảng thời gian 1 phút.
Ở người khỏe mạnh bình thường, nhịp tim ở các thời điểm khác nhau cũng có sự thay đổi và khác biệt nhất định. Khi ở trạng thái nghỉ ngơi hay thư giãn, nhịp tim thường thấp hơn và ngược lại, nếu vận động mạnh thì nhịp tim sẽ nhanh hơn. Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim thường liên quan mật thiết đến nhau.
Nhịp tim bình thường được tính ở mức chuẩn là 60 – 90 lần/phút với người trưởng thành khỏe mạnh. Nhịp tim trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 100 – 160 lần/phút, trẻ 1 tuổi khoảng 80 – 130 lần/phút, trẻ 6 tuổi là khoảng 70 – 110 lần/phút.
Ngoài con số này, tất cả các chỉ số nhịp tim có sự chênh lệch quá lớn so với mức chuẩn đều là những dấu hiệu cảnh báo bất thường mà chúng ta không nên chủ quan.
Thông qua chỉ số đo huyết áp và nhịp tim, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán sơ bộ về tình trạng sức khỏe của một người.
Các vấn đề về huyết áp
Huyết áp thấp: Chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là do bệnh lý về tim mạch, mang thai, trọng thương hay thiếu dinh dưỡng.
Cao huyết áp: là tình trạng chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường cho phép. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và những người bệnh nền.
Đây được cho là căn bệnh có khả năng “giết người thầm lặng” bởi những bộc phát về tăng huyết áp có thể gây tai biến, đột quỵ, tỷ lệ tử vong cao.
Video đang HOT
Các bệnh lý về tim mạch, nhịp tim
Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim thường liên quan mật thiết đến nhau. Nếu huyết áp tăng hoặc giảm cũng thường dẫn đến nhịp tim bất thường. Các bệnh lý về huyết áp cũng kéo theo bệnh lý về tim mạch. Chỉ số của nhịp tim sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của người bệnh. Chỉ số này thường gặp phải những vấn đề như:
Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim không đều, tần số nhịp tim thay đổi nhanh hoặc chậm không ổn định.
Nhịp tim chậm: Tim đập chậm
Nhịp tim nhanh: Tim đập nhanh hơn mức bình thường dẫn đến tình trạng hồi hộp, lo âu, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực.
Nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn nhịp tim thường là do người bệnh bị rối loạn dẫn truyền do một số bất thường cấu trúc của tim, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bị đái tháo đường, mắc bệnh tim bẩm sinh, cường giáp,… hoặc một số nguyên nhân khác.
Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp, nhịp tim
Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim có sự thay đổi nhất định đối với mỗi người chứ không cố định ở một mức độ nào đó. Các chỉ số này đều bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cả bên trong và bên ngoài.
Do bệnh lý
Những người bệnh nền luôn có chỉ số huyết áp và nhịp tim không ổn định, thường là huyết áp cao và rối loạn nhịp tim. Tùy theo tình trạng của bệnh mà chỉ số huyết áp và nhịp tim có sự thay đổi khác nhau. Nếu bệnh nhân có huyết áp không ổn định thì thường nhịp tim cũng sẽ không đạt ở mức chuẩn.
Do thể trạng
Những người thừa cân, béo phì thường, chỉ số đo huyết áp và nhịp tim cao hơn mức bình thường. Ngược lại, những người gầy gò, ốm yếu, xanh xao luôn có huyết áp thấp hơn. Đây đều là những thể trạng không đảm bảo về sức khỏe và cần được cải thiện.
Thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt thường ngày ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số huyết áp và nhịp tim. Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, uống rượu, bia đều có huyết áp đo được cao hơn mức bình thường. Chỉ số nhịp tim vì thế cũng cao hơn mức chuẩn.
Do lối sống
Việc duy trì thói quen thể dục thể thao đều đặn, ăn uống lành mạnh luôn là yếu tố hàng đầu giúp ổn định chỉ số huyết áp và nhịp tim trong cơ thể. Đây cũng chính là giải pháp tốt để mỗi người tự biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân.
Có thể thấy, chỉ số đo huyết áp và nhịp tim là cơ sở hàng đầu để đánh giá sức khỏe một người có đảm bảo khỏe mạnh bình thường hay không.
Những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp hoặc các vấn đề về tim mạch nên thường xuyên theo dõi các chỉ số này để có giải pháp phòng ngừa bệnh tật hay xử lý nhanh những trường hợp khẩn cấp, tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.
Bác sĩ: 4 cách đơn giản để tránh cơn đau tim 'chết người'
Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ đối với nam giới và phụ nữ và theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cứ 40 giây lại có một người lên cơn đau tim.
"Mỗi năm, khoảng 805.000 người ở Mỹ bị nhồi máu cơ tim. Trong số này, 605.000 trường hợp là cơn đau tim đầu tiên. 200.000 trường hợp xảy ra với những người đã bị đau tim. Khoảng 1/5 cơn đau tim thầm lặng - tổn thương xảy ra, nhưng người đó không biết gì".
Mặc dù những số liệu thống kê này không khiến bạn yên tâm, nhưng tin tốt là có nhiều cách để giúp tránh một cơn đau tim chết người.
Tiến sĩ Bayo Curry-Winchell, Giám đốc Y tế và Bác sĩ Chăm sóc Khẩn cấp ở Carbon Health và Saint Mary's Hospital, chia sẻ về những cách đơn giản để tránh cơn đau tim "chết người", theo Eat This, Not That!
Khám tim. Ảnh SHUTTERSTOCK
1. Tại sao các cơn đau tim lại phổ biến?
Tiến sĩ Curry-Winchell nói: "Đây là một câu hỏi được đặt ra bởi vì có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra các cơn đau tim, bao gồm nhưng không giới hạn ở lối sống, tuổi tác và tiền sử gia đình của bạn.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm huyết áp cao, cholesterol trong máu cao và hút thuốc.
Tin tốt để tránh điều này là bạn luôn có thể thực hiện các bước để giảm rủi ro bằng cách thay đổi các yếu tố bạn kiểm soát".
2. Ai có nguy cơ bị đau tim và tại sao?
"Mọi lứa tuổi đều có thể bị đau tim. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, rối loạn lipid máu (tăng cholesterol), tăng huyết áp, hút thuốc lá, uống rượu (mức tiêu thụ vừa phải) và được coi là thừa cân - bạn đang có nguy cơ cao bị sự cố về tim", tiến sĩ Curry-Winchell nhấn mạnh, theo Eat This, Not That!
3. Biết rủi ro của bạn
Tiến sĩ Curry-Winchell nhắc nhở: "Kiểm tra sức khỏe hằng năm là rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch của bạn.
Khám sức khỏe cho phép nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn có cơ hội lắng nghe trái tim của bạn (có khả năng xác định những âm thanh bất thường như tiếng thổi hoặc nhịp điệu bất thường), thảo luận về nguy cơ sức khỏe cá nhân và gia đình của bạn đối với cơn đau tim".
4. Luôn hoạt động
Chế độ tập thể dục (thậm chí đi bộ ngắn mỗi ngày) sẽ giúp trái tim của bạn khỏe mạnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
"Như cha tôi luôn nói, hãy tiếp tục vận động! Vận động là chìa khóa! Chế độ tập thể dục (thậm chí đi bộ ngắn mỗi ngày) sẽ giúp trái tim của bạn khỏe mạnh", tiến sĩ Curry-Winchell nói.
5. Ăn màu sắc của cầu vồng
"Một chế độ ăn gồm các loại thực phẩm tốt cho tim mạch như trái cây và rau quả (có màu cầu vồng là tốt nhất), giàu chất xơ, protein sạch và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp ích cho việc duy trì sức khỏe tim mạch của bạn", tiến sĩ Curry-Winchell cho biết.
6. Đừng bỏ qua một triệu chứng mới
Kiểm tra huyết áp, nhịp tim. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Curry-Winchell chia sẻ: "Hãy lưu ý nếu bạn đang cảm thấy đau hoặc khó chịu ở ngực, cổ, hàm, lưng hoặc có bất kỳ khó thở nào (thở gấp), buồn nôn, nôn mửa hoặc nhận thấy bất kỳ triệu chứng mới nào như mệt mỏi hoặc choáng váng.
Bạn là người hiểu rõ nhất về cơ thể mình, nếu bạn nghĩ có điều gì đó không ổn - hãy đi kiểm tra!", theo Eat This, Not That!
Bố mẹ bàng hoàng khi biết con gái mới 6 tuổi đã dậy thì Thấy chiều cao, cân nặng và ngực của bé gái phát triển nhanh so với bạn bè, 1 tháng trở lại đây xuất hiện mùi cơ thể, bố mẹ đưa đi khám thì mới biết trẻ dậy thì sớm. Ngày 4/11, đưa con từ Sơn La xuống Hà Nội khám, bố mẹ bé L.H.G. (6 tuổi 8 tháng) chia sẻ trong vòng 6...