Chi phí học đại học ở Mỹ
Ngoài khoản học phí từ 5.000 đến 50.000 USD mỗi năm tùy từng trường, sinh viên du học Mỹ phải tính đến nhiều chi phí khác như ăn ở, mua sắm, vui chơi.
Dưới đây là thống kê của Times Higher Education (THE) để phụ huynh, học sinh tham khảo:
Học phí
Mỹ là một trong những địa điểm du học phổ biến nhất nhưng cũng đắt đỏ nhất. Học phí trường đại học ở quốc gia này từ 5.000 đến 50.000 USD mỗi năm. Hầu hết chương trình đại học kéo dài trong bốn năm. Điều này đồng nghĩa sinh viên phải chi trả từ 20.000 USD đến 200.000 USD cho đến khi tốt nghiệp, tùy từng trường. Theo tính toán của THE, học phí trung bình dựa trên số liệu từ các trường đại học là khoảng 132.860 USD cho bốn năm.
Trong khi một số quốc gia có sự chênh lệch học phí giữa sinh viên trong nước, thuộc EU hay quốc tế, trường đại học Mỹ lại áp dụng học phí khác nhau giữa sinh viên trong và ngoài bang. Một đại học công lập thu 10.230 USD mỗi năm đối với sinh viên trong bang nhưng sinh viên ngoài bang sẽ phải trả gấp 2,5 lần – 26.290 USD. Có đại học tư nhân phi lợi nhuận thu 35.830 USD mỗi năm.
Ảnh: Shutterstock.
Chỗ ở
Nhìn chung, chi phí sinh hoạt dành cho sinh viên sinh sống và học tập ở Trung Tây Mỹ thấp hơn, còn ở Đông và Đông Bắc nước Mỹ đắt đỏ hơn. Chi phí trung bình cho một căn hộ từ 500 USD mỗi tháng (căn hộ một phòng ngủ ở nông thôn) đến 3.500 USD (căn hộ một phòng ngủ ở thành phố lớn), không biến động so với năm ngoái.
Video đang HOT
Chỗ ở trong khuôn viên trường là ký túc xá với hai hoặc ba người một phòng. Sinh viên sẽ phải dùng chung phòng tắm và nhà vệ sinh. Các phòng trong ký túc xá giá trung bình từ 5.304 đến 8.161 USD, bao gồm tất cả tiện ích và chi phí liên quan đến nhà ở. Giá thấp nhất được tìm thấy ở trường công lập đào tạo hai năm và cao nhất tại các trường đại học tư thục. Sinh viên có thể tham khảo trên web trường bằng công cụ tính toán chi phí chỗ ở và ước tính học phí.
Sinh hoạt phí
Chi phí Internet là 35-60 USD mỗi tháng, tiện ích trong nhà và điện thoại hàng tháng khoảng 50 USD. Các tiện ích trong nhà có thể có hoặc không bao gồm tiền thuê nhà như tiền điện 50-100 USD mỗi tháng, lò sưởi 50-100 USD. Tiền nước, hệ thống nước thải, thu gom rác được trả bởi chủ nhà, tuy nhiên người thuê cũng có thể phải chi trả 50-75 USD mỗi ba tháng.
Một số khoản chi tiêu khác
Xăng giá 2,3 USD mỗi gallon (4,5 lít). Thẻ giao thông công cộng hàng tháng khoảng 50-60 USD, một số khu vực ưu đãi cho sinh viên.
Chi phí mua sắm ở các cửa hàng tạp hóa hàng tuần từ 20 đến 70 USD tùy thuộc vào chế độ ăn uống, giá rau quả tươi. Nhiều trường sẽ đưa phí các bữa ăn vào chi phí ký túc xá, gọi chung là phí ăn ở.
Một bữa ăn trong nhà hàng giá khoảng 15 USD. Một chai rượu vang giá khoảng 15 USD và một cốc bia giá 6-8 USD.
Chi phí một đêm đi chơi tùy thuộc và địa điểm và hoạt động nhưng trung bình ở Mỹ khoản này là 81 USD mỗi đêm. Một lần đi xem phim tại rạp khoảng 9 USD. Nếu tập gym ở phòng tập, trung bình mỗi tháng sinh viên phải trả 58 USD.
Các loại hỗ trợ tài chính
Khoảng 85% sinh viên đại học tại các trường công lập và 89% tại trường tư thục phi lợi nhuận được hưởng lợi từ một số loại hỗ trợ tài chính. Các trường uy tín nhất ở Mỹ, với chi phí học tập thuộc hàng cao nhất lại mang tới cho sinh viên sự hỗ trợ tốt nhất. Ví dụ, khoảng 91% sinh viên tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) được nhận hỗ trợ tài chính.
Hỗ trợ tài chính có nhiều dạng như học bổng, trợ cấp. Một số dạng chỉ dành cho sinh viên Mỹ nhưng cũng có nhiều gói hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế. Nhiều đại học cung cấp công việc trong khuôn viên trường cho sinh viên.
Ngoài ra, có một vài chương trình học bổng nổi tiếng do chính phủ Mỹ tài trợ cho sinh viên quốc tế như Fulbright và học bổng Hubert Humphrey.
ID sinh viên cũng giúp các bạn được giảm giá 10-50% cho quần áo, vé xem phim, vào bảo tàng, đi xe bus Greyhound và thuê nhà ở trên Airbnb.
Chất lượng thế nào?
Hiện nay, mỗi cơ sở giáo dục H đều có nhiều hình thức đào tạo, trong đó có Chương trình chất lượng cao (CTCLC). Hệ tại chức được gọi là "nồi cơm" của các trường H hiện đã nhường chỗ cho các CTCLC, chương trình tiên tiến và các chương trình dạy bằng tiếng Anh.
Chương trình chất lượng cao hiện nay trong các trường H cần phải được hiểu cho đúng bản chất Ảnh: Như Ý
Mô hình của nhà nghèo vượt khó
CTCLC bắt đầu tuyển sinh rộng rãi vào năm 2014 với mục tiêu thúc đẩy năng lực cạnh tranh của sinh viên Việt Nam trên thị trường lao động khu vực. Theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH FPT, các trường ĐH công lập thu học phí theo mức trần do nhà nước quy định nên rất "bí". Để tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ GD&ĐT đã mở "lối thoát" bằng cách ban hành thông tư về CTCLC. Chính vì thế nên trường nào cũng mở CTCLC. Đại diện trường ĐH Ngoại thương cho biết, khi chuyển sang thực hiện tự chủ, trường đã gặp không ít khó khăn vì cơ sở vật chất còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tích lũy tài chính ở mức độ khiêm tốn... Do đó, trường đã phải đa dạng hóa và phát triển các chương trình đào tạo, phát triển các CTCLC, chương trình tiên tiến, mở rộng các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho biết, trường mở hệ CLC trước tiên giải bài toán tài chính, sau đó là giải bài toán chất lượng.
Đang học năm thứ 3 hệ CLC ngành Kinh tế quốc tế trường ĐH Ngoại thương, sinh viên H.A. N cho biết, do mức học phí gấp đôi hệ đại trà (học phí mà A.N đang đóng là 890.000đ/tín chỉ) nên sinh viên CTCLC được ưu tiên về mọi mặt: lớp học tín chỉ khoảng 60 sinh viên/lớp (lớp đại trà từ 120-180 sinh viên); chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh trừ một số môn; giảng viên của hệ đại trà là người Việt, CLC có 20-30% giảng viên người nước ngoài. Theo sinh viên này, nội dung chương trình các môn học không khác nhiều so với hệ đại trà. Điểm khác lớn nhất là một hệ học tiếng Việt, 1 hệ học tiếng Anh nên sinh viên của CTCLC có lợi thế hơn khi đi xin việc.
Tuy nhiên, tiếng Anh vừa là thuận lợi và cũng là trở ngại đối với sinh viên CTCLC. Nhiều sinh viên theo học CTCLC khóa 2017-2020 của trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết, đối với các lớp được đào tạo CLC của những khóa trước, các môn chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh, nhưng từ khóa 13 lại dạy toàn tiếng Việt. Nhà trường lý giải là do một số năm gần đây, trường nhận thấy việc giảng dạy bằng tiếng Anh chưa ổn vì một số sinh viên không theo kịp giáo trình bằng tiếng Anh. Qua thăm dò ý kiến, trường quyết định thay đổi cách dạy bằng tiếng Việt và trình chiếu powerpoint bằng tiếng Anh, để phù hợp hơn và giúp sinh viên dễ tiếp thu hơn. Ngoài ra, trường tăng cường thêm cho CTCLC 10 tín chỉ tiếng Anh để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên.
Cần "trả lại tên" cho đúng
Hiện nay, quy mô sinh viên cũng như các ngành học của các cơ sở giáo dục ĐH hướng đến đào tạo CLC ngày càng tăng. Từ trường công lập cho đến các trường tự chủ. Tại Trường ĐH Mở TP HCM, CTCLC cũng được trường triển khai từ vài năm nay. Hiện có khoảng 25% sinh viên chính quy học CTCLC.
Tỷ lệ này tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM là 50%. Tại trường ĐH Bách khoa TP HCM đến nay đã có 15 CTCLC. Năm 2020, trường dự kiến mở thêm 5 CTCLC nữa. Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH quốc gia TP HCM) cũng có 8 CTCLC; Trường ĐH Kinh tế TP HCM năm nay cũng dành 30% chỉ tiêu các ngành cho chương trình CLC; Trường ĐH Ngân hàng 800 chỉ tiêu (gần 25%); Trường ĐH Tài chính- Marketing 1.400 chỉ tiêu cho 6 chuyên ngành; Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng có 10 lớp CLC; Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) có 6 ngành đào tạo nhưng từ năm 2019-2020, trường đã chuyển 5/6 ngành sang CTCLC.
Tuy nhiên, cách thức tuyển sinh CTCLC hiện nay của nhiều trường rất khác nhau. Có trường sau khi sinh viên trúng tuyển rồi mới vận động học CTCLC, có trường công khai điểm xét tuyển - điểm trúng tuyển, chỉ tiêu rõ ràng ở từng ngành, chuyên ngành. Điều đáng nói, hiện cả nước không có chương trình CLC nào có điểm chuẩn tuyển sinh cao hơn chương trình đại trà. Thậm chí, nhiều trường điểm CTCLC còn thấp hơn chương trình đại trà.
Hiện nay, có những trường công lập gần như đào tạo hoàn toàn theo CTCLC khiến người học muốn vào học thật sự gặp khó khăn, tạo ra sự bất bình đẳng. Một phó giáo sư cho biết, ủng hộ tinh thần chung là cần tăng dần học phí ĐH lên để có điều kiện đầu tư nâng cao chất lượng. Nhưng ông không ủng hộ việc một trường công lập có 2 chương trình với hai mức học phí khác nhau vì như vậy là "trường tư trong trường công".
Khi tranh luận với các trường H về CTCLC, ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Giáo dục H, Bộ GD&T lại cho biết, Kiểm toán Nhà nước khi làm việc với Bộ GD&T đã chỉ đích danh các trường tuyển chất lượng cao, học phí cao nhưng ngưỡng đầu vào thấp hơn. Do đó, không thể gọi là chất lượng cao mà chỉ là dịch vụ cao hơn, có máy lạnh, giảng viên được tuyển chọn hơn.
Hút thí sinh bằng uy tín đào tạo Trong điều kiện cơ sở GD đại học, cạnh tranh bình đẳng trong tuyển sinh, việc không ngừng cập nhật nội dung, thay đổi phương thức đào tạo và thực hiện kiểm định chất lượng mới là "chìa khóa" tạo dựng uy tín lâu dài với người học và xã hội. SV Trường ĐH Đông Á thực tập tại khách sạn Muashi (Nhật...