Chi phí bôi trơn vẫn cao, cần giảm nữa
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, điểm cần lưu ý trong Báo cáo PCI năm 2019 do VCCI công bố là số lượng doanh nghiệp (DN) phải bôi trơn dù giảm nhưng vẫn ở mức rất cao. TS Doanh cho rằng, có nhiều DN phải “bôi trơn” nhưng không dám nói.
Ngoài ra, con số 59% DN gặp khó khăn trong khi thực hiện thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng và 53% số DN vướng mắc trong thủ tục liên quan đến xây dựng, quy hoạch cho thấy, cải cách hành chính, cải cách bộ máy của Việt Nam chậm chạp so với yêu cầu, so với đòi hỏi của cộng đồng doanh nghiệp. Chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật và phải thay đổi.
Cơ quan chức năng phải nhìn vào thực tế này để công khai minh bạch. Bộ máy nhà nước công khai cụ thể, các đơn vị nào làm gì? Các đề nghị, thủ tục của DN sẽ do đơn vị nào giải quyết và khi nào xong? Các bước này phải công bố rộng rãi trên mạng internet và chuyển mạnh mẽ sang kinh tế số, thể hiện rõ trách nhiệm giải trình của bộ ngành. Đây là cơ sở để có những cải thiện mạnh mẽ hơn. Tôi cho rằng, không thể hài lòng với chỉ số 50 % DN phải “bôi trơn” khi thực hiện các thủ tục hành chính và phải nỗ lực hơn nữa để con số này giảm nữa.
Trong báo cáo nêu lên thực trạng, việc cải cách bộ máy làm việc nhỏ, việc mang tính hình thức. Những cải cách cơ bản nhằm hỗ trợ doanh ngiệp nhiều hơn chưa tiến triển. Con số cải thiện, cắt giảm lớn nhưng kết quả đem lại không lớn như công bố. Chúng ta phải có bộ máy vào cuộc thực sự, hợp tác với các bộ để thay đổi.
Trong bối cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19, muốn khôi phục nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, việc đẩy mạnh cải cách bộ máy hành chính quan trọng hàng đầu. Công ty nước ngoài đang rút khỏi Trung Quốc, đây là cơ hội để Việt Nam đưa ra lời mời chào đến các DN này. Nếu không có hành động cụ thể, Việt Nam khó có thể thu hút các tập đoàn lớn ở các nước tiên tiến ở châu Âu, Mỹ.
Video đang HOT
Thay vì kêu cứu, DN chủ động thay đổi chiến lược, phát huy nội lực
Để vượt qua và trụ vững sau đại dịch, doanh nghiệp cần thử nghiệm những mô hình kinh doanh, khai phá những thị trường mới...
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, quý I/2020 kết thúc với các con số thấp hơn nhiều so với kế hoạch và thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước. Một số ngành bị tác động trực tiếp một cách nặng nề, thậm chí đến mức tê liệt, như du lịch, vận tải... Dự báo, ảnh hưởng của dịch bệnh trong quý II sẽ còn nghiêm trọng hơn.
Dù phải vật lộn với Covid-19 nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) thay vì than vãn, kêu cứu họ đã chủ động thay đổi chiến lược, phát huy nội lực, tìm hướng kinh doanh mới để "sống sót", thậm chí là "sống khỏe" trong và sau đại dịch.
Doanh nghiệp vật lộn trong đại dịch không chờ "giải cứu" mà chủ động thay đổi chiến lược, mạnh dạn thử nghiệm mô hình kinh doanh mới... (Ảnh minh họa)
Tình hình dịch bệnh phức tạp hơn đang khiến nhiều khuyến nghị, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cần được triển khai nhanh và ít tốn kém. TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) lo ngại, nếu chậm, nhiều doanh nghiệp có thể không còn đủ sức để nhận hỗ trợ
.
TS. Nguyễn Đình Cung
Trên thực tế, doanh nghiệp mới chỉ được hỗ trợ ở mức độ nhất định về tiếp cận vốn tín dụng, hỗ trợ giảm khó khăn về thanh khoản; giảm lãi suất vay vốn. Còn các giải pháp liên quan đến hỗ trợ giảm chi phí, như chia sẻ gánh nặng về chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động, giải pháp tăng thêm sức cầu của nền kinh tế chưa được bàn rốt ráo. Trong khi đây là những hỗ trợ hết sức cần thiết để doanh nghiệp cân đối lại nguồn lực, duy trì sức chống chịu vào lúc này, TS. Nguyễn Đình Cung - thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng cho hay.
Nguyên Viện trưởng CIEM nêu rõ: Thời điểm này, các giải pháp tháo gõ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cần được tiến hành khẩn trương hơn, quyết liệt hơn và có quy mô lớn hơn. "Đặc biệt, nên cho phép doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế hạch toán chi phí phát sinh do chống dịch vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp", TS. Nguyễn Đình Cung kiến nghị.
Dịch bệnh tuy gây ra nhiều khó khăn, nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp chủ động bứt phá. Thay vì than vãn, xin hỗ trợ, các DN nên xin cơ chế phù hợp để phát huy nội lực, thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới, khai phá thị trường...
Theo ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam, bên cạnh những thách thức, khó khăn, đại dịch Covid-19 cũng tạo sức ép để doanh nghiệp tái cấu trúc, tự thân vận động một cách mạnh mẽ hơn.
Ông Lê Duy Bình
"Với những diễn tiến của tình hình dịch bện hiện nay, chúng ta phải có biện pháp để dần khôi phục lại sản xuất kinh doanh, nối lại sự vận hành bình thường của nền kinh tế. Chính phủ đã phát đi tín hiệu rất rõ ràng là phải sống chung với dịch, phải sản xuất kinh doanh an toàn, phải tiếp tục vận hành nền kinh tế ở mức độ an toàn hơn. Quan điểm điều hành này rất phù hợp", ông Bình nói.
Ông Lê Duy Bình cho rằng, DN xuất khập khẩu cần theo dõi sát tình hình dịch bệnh và mức độ đóng, mở cửa của của các thị trường... Bên cạnh đó, việc kích thích thị trường trong nước cũng rất quan trọng.
Tuy nhiên, ông Bình cũng nhấn mạnh, với thu nhập bình quân hiện tại của người dân và quy mô của thị trường trong nước, rõ ràng là không thể kỳ vọng thị trường trong nước sẽ bù đắp được những sụt giảm của cầu đối với nhiều thị trường xuất khẩu của hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của nhiều DN Việt nằm ngoài tầm tay của mình mà phụ thuộc vào sự phục hồi của cầu tại các thị trường xuất khẩu truyền thống.
Trong bối cảnh đó, việc nhanh nhạy nắm bắt những nhu cầu mới và những xu thế phục hồi của các thị trường xuất khẩu và nhanh chóng tìm cách đáp ứng được các nhu cầu và xu thế đó sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các DN của Việt Nam, ông Bình chia sẻ./.
Hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua đại dịch Để đảm bảo đời sống, hạn chế thiệt hại do dịch Covid-19, người dân và doanh nghiệp đang rất nỗ lực, khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại chim cút ở xã Long An, huyện Châu Thành cũng như nhiều hộ chăn nuôi khác ở tỉnh Tiền Giang đang gặp khó khăn về...