Chỉ một tấm thiệp hay bông hoa rừng cũng chan chứa tình cảm thầy trò

Theo dõi VGT trên

Giáo dục ở vùng cao vẫn luôn trong sáng và thuần khiết như ánh nắng ban mai và màu xanh của núi rừng.

Ở đây chúng tôi tâm niệm: tất cả vì học sinh thân yêu

Vàng A Chử rón rén mang tấm thiệp thủ công tặng thầy Phạm Văn Toàn. Bức thiệp nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 được cắt gọt vụng về, dòng chữ nguệch ngoạc: “Em tặng thầy Toàn nhân ngày 20/11. Chúc thầy sống lâu trăm t.uổi”.

Thầy Toàn đón nhận tấm thiệp của học sinh bằng nụ cười tươi tắn: “Thầy cảm ơn các em!”.

Thầy Toàn lấy một xấp những tấm thiệp của học sinh, khoe: “Đây, ngày 20/11 của chúng tôi ở trên đây chỉ có những tấm thiệp, những bông hoa rừng của học sinh thôi. Nhưng ấm áp bởi cái tình, sự trân trọng và biết ơn của học sinh đối với thầy cô của mình.

Ở đây chúng tôi tâm niệm: Tất cả vì học sinh thân yêu!”.

Chỉ một tấm thiệp hay bông hoa rừng cũng chan chứa tình cảm thầy trò - Hình 1

Học sinh ở trường được thầy cô chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ. Mọi vật dụng sinh hoạt từ cái nhỏ nhất như chăn gối, bàn chải, kem đ.ánh răng… đều được nhà nước chi trả 100% (Ảnh: Vũ Ninh).

Thầy Phạm Văn Toàn, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Lư ( huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai), giới thiệu mô hình bán trú của nhà trường:

“Mỗi giáo viên phải làm bằng 2, bằng 3 giáo viên ở miền xuôi. Ở đây, chúng tôi thay cha, thay mẹ chăm sóc các em.

Đôi khi mình vẫn tự động viên nhau: Con mình ở nhà thì để ông bà chăm, lên đây chăm con người khác”.

Tuy vất vả, thiếu thốn, khó khăn nhưng theo thầy Toàn: Điều mà thầy cô nhận được đó chính là tình cảm và sự biết ơn của học sinh.

Thầy Toàn tâm sự: “Có những năm ngày 20/11 học sinh lội suối, băng rừng hái những bông hoa dại về tặng các thầy cô. Nhiều khi nghĩ mà thương học trò lắm. Cho nên khi học trò đến đây chúng tôi luôn cố gắng mang lại những gì tốt đẹp nhất cho các em từ miếng ăn cho đến giấc ngủ.

Người làm nghề giáo viên phải có chữ Tâm, có chữ Đạo thì mới có thể công tác tốt được”.

Chúng tôi hỏi cô giáo Trần Thị Hoa: “Theo cô, tinh thần giáo dục của vùng cao là gì?”.

Cô Hoa trầm ngâm rồi trả lời: “Tinh thần giáo dục vùng cao đó là vì con người. Ở đây dẫu sao mọi thứ vẫn chưa bị thị trường hóa. Chúng tôi dạy dỗ các em thực sự bằng cái tâm của người làm giáo dục chứ không phải vì mưu cầu vật chất. Đổi lại, tình cảm thầy trò rất khăng khít.

Tôi cảm nhận học sinh trân trọng, yêu quý và biết ơn thầy cô thực lòng. Đôi khi chỉ là một bó hoa dại, một chiếc thiệp các em tự làm cũng chứa chan đầy tình cảm chứ không phải vì những món quà vật chất sang trọng, đắt t.iền”.

Trong khi ngồi nghe cô Hoa và thầy Toàn chia sẻ, trong lớp Vàng A Chử đang cùng các bạn làm những bức tranh từ hạt gạo, hạt ngô… để tặng thầy cô nhân ngày 20/11.

A Chử cười tủm tỉm: “Tranh của lớp em năm nay tặng thầy cô rất đẹp. Bọn em rất biết ơn các thầy cô đã cho chúng em đến lớp, được học tập và vui chơi”.

Video đang HOT

Cuộc thiên di của những người H’Mông đi học

Mấy năm trước, khi đến những tỉnh vùng cao, chúng tôi buốt lòng trước hình ảnh những đ.ứa t.rẻ người H’Mông đầu trần, chân đất, một chữ bẻ đôi cũng không biết.

Nay trở lại mảnh đất Lào Cai, chúng tôi thực sự vô cùng bất ngờ trước những ngôi trường khang trang, nhỏ xinh nằm êm đềm trong màn sương trắng.

Trong những ngôi trường đó, các em học sinh đồng phục xúng xính, được học tập, được tạo mọi điều kiện về nơi ăn, chốn ở. Đó là những tín hiệu về cuộc thiên di của những người H’Mông xuống phố – người H’Mông nay đã có chữ rồi.

Chỉ một tấm thiệp hay bông hoa rừng cũng chan chứa tình cảm thầy trò - Hình 2

Nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, nhà nước và sự chăm lo của các thầy cô, học sinh vùng cao đã có nhiều điều kiện học tập hơn trước (Ảnh: Vũ Ninh).

Vàng A Chử từng khóc, từng bỏ về nhà khi không chịu đến lớp. Cô Hoa phải dỗ dành mãi Chử mới chịu ở lại trường.

Cô bảo anh Vàng A Sinh, bố của Vàng A Chử: “Anh cứ để cháu ở đây chúng tôi nuôi nấng, dạy dỗ, phụ huynh không phải lo lắng gì cả”.

Quả đúng như lời cô Hoa nói, A Chử ở trường được học tập, từ cái ăn đến cái mặc đều được các cô chăm chút cẩn thận.

Đến nay, A Chử đã biết đọc, biết viết và còn tăng cân sau thời gian ở trường. A Chử vui lắm, thích đi học lắm.

Cô Hoa thì mừng rỡ: “Sĩ số của trường hiện nay đều đạt từ 98-100%. Chúng tôi rất tự hào về thành tích này.

Quan trọng hơn khi chứng kiến sự thay đổi trong suy nghĩ của phụ huynh. Phụ huynh nay đã nhận thức được vai trò của việc học tập và học cũng rất hào hứng cho các con đến trường”.

Nhắc đến sự thành công của giáo dục vùng cao, ngoài sự nhiệt huyết và cái Tâm của thầy cô giáo không thể không nhắc đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Thầy Phạm Văn Toàn chia sẻ:

“Giáo dục vùng cao tuy còn nhiều thiếu thốn và không thể so với miền xuôi nhưng như thế này là tốt lắm rồi. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền các trường bây giờ đã “thay da, đổi thịt”, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Nếu bạn đến vùng cao tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi bất ngờ vì các trường giờ đẹp quá, đường sá cũng thuận tiện hơn rất nhiều”.

Trong màn sương trắng bảng lảng của núi rừng Tây Bắc những ngôi trường bán trú như những đóa hoa rừng khoe sắc.

Ở nơi đó, không khí giáo dục vẫn còn hoang sơ chưa bị tiêm nhiễm bởi những thói hư thị trường. Rong ruổi một dải vùng cao địa đầu Tổ Quốc, cuối cùng chúng tôi đã tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi: Vậy bản chất của giáo dục là gì? Xin thưa: Giáo dục là vì con người!

Vũ Ninh

Theo giaoduc.net

Đổi thay giáo dục Nậm Chảy

Chỉ cách trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai) 12km nhưng Nậm Chảy hội tụ đủ yếu tố của xã vùng khó với địa hình đồi núi phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều và lạc hậu, đời sống và thu nhập kinh tế của đồng bào chủ yếu sống dựa vào nương rẫy.

Những đặc trưng đó đã ảnh hưởng, thậm chí kéo lùi sự phát triển giáo dục nếu như đội ngũ người làm giáo dục không thực sự cố gắng.

Đổi thay giáo dục Nậm Chảy - Hình 1

Nhờ đầu tư đúng hướng, các trường học duy trì sĩ số lớp học.

Thách thức ở xã vùng cao biên giới

Xã Nậm Chảy có 17 km đường biên giới trong đó có 4 thôn giáp biên. Trên địa bàn xã có 13 thôn bản với 10 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.

Bà Nguyễn Thị Minh Xuân - Trưởng phòng GD&ĐT Mường Khương chia sẻ: Nói tới Nậm Chảy những năm trước đây người ta chỉ hình dung đến một xã còn hạn chế và khó khăn về nhiều mặt trong đó có giáo dục. Các đơn vị trường học thuộc 3 cấp học MN, TH, THCS trên địa bàn xã đối diện với vô vàn thách thức.

Đó là sự thiếu thốn về cơ sở vật chất. Các phòng học, phòng chức năng, công trình phụ trợ cho các hoạt động giáo dục đặc biệt khó khăn. Tại các điểm trường lẻ, GV và HS phần lớn "dạy chay học chay" khi trang thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, máy móc và công nghệ thông tin gần như "trắng" nên không thể triển khai ứng dụng hay có sự đổi mới sáng tạo cần thiết trong dạy học. Khuôn viên trường lớp nhỏ hẹp, những góc học tập, thư viện xanh, góc văn hóa cộng đồng, bồn hoa cây cảnh... đều thiếu.

Đội ngũ GV bảo đảm công tác dạy học tại xã Nậm Chảy không chỉ thiếu về cơ cấu mà còn chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Chính vì vậy, chất lượng giáo dục chưa cao. Đặc biệt, việc huy động học sinh ra lớp, duy trì tỷ lệ chuyên cần với cấp THCS là bài toán khó với nhà trường và GV.

"Có thời điểm, tỷ lệ HS đi học chuyên cần chỉ đạt 70 - 80%. Nhiều phụ huynh không ý thức được tầm quan trọng của giáo dục, mải làm ăn nên không quan tâm đến việc học tập của con em trong và ngoài giờ lên lớp. Cũng chính vì vậy, nhà trường gần như "đơn độc" trên hành trình giáo dục. Thậm chí, vì mưu sinh nhiều gia đình không tạo điều kiện cho con em đến trường học tập. GV dù nhiệt tình trong công tác huy động HS tới trường lớp thì tình trạng bỏ trốn học vẫn không thể khắc phục hoàn toàn..." - bà Nguyễn Thị Minh Xuân cho biết.

Đổi thay giáo dục Nậm Chảy - Hình 2


Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư khang trang tại xã Nậm Chảy huyện Mường Khương - Lào Cai

Duy trì tỉ lệ chuyên cần

Theo bà Nguyễn Thị Minh Xuân, để có được chất lượng giáo dục, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Nậm Chảy và các đơn vị trường học đã xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là nâng cao tỷ lệ chuyên cần.

Vì thế trong những năm gần đây, UBND xã và các ban, ngành, đoàn thể từ xã đến thôn đã tổ chức nhiều cuộc họp, thảo luận thống nhất các giải pháp. Song song với tham mưu, tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường còn quyết liệt thực hiện hàng loạt giải pháp duy trì tỉ lệ chuyên cần.

Khẩu hiệu trở thành một chương trình hành động của xã: "Trách nhiệm huy động HS ra lớp là của cấp ủy chính quyền địa phương, trách nhiệm của nhà trường phải đảm bảo, nâng cao chất lượng HS". Vì thế, tỉ lệ HS đi học chuyên cần đã chuyển biến tích cực, bền vững. Cấp THCS đạt 96% trở lên; MN, TH đạt từ 98% trở lên; hạn chế được tình trạng HS THCS bỏ học và chưa ra lớp.

Chia sẻ kinh nghiệm duy trì sĩ số lớp, thầy Bùi Quang Tấp - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Nậm Chảy nói: Ban giám hiệu đã tham mưu với chính quyền địa phương để cùng vào cuộc với ngành Giáo dục. Cụ thể, trong các cuộc họp giao ban, giáo dục là một nội dung để báo cáo, bàn bạc, tìm giải pháp. Từ đó phân công cho cấp ủy chính quyền, thành viên trong đảng ủy cùng phụ trách cụ thể về giáo dục ở các thôn, bản.

Trong khâu tổ chức, để duy trì tốt tỉ lệ chuyên cần, hệ thống bán trú trong nhà trường đóng vai trò quan trọng. Với HS bán trú ở xa, phải tổ chức chỗ ăn ở, nền nếp tốt để thu hút HS tới trường. Cùng đó, nhà trường và GV còn tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động thể dục thể thao, tổ chức dạy học phù hợp để HS đến trường học tập không thấy khó.

Cuối cùng, trường học chủ động trao đổi thường xuyên với phụ huynh HS, trưởng thôn, trưởng các chi bộ thôn bản để 2 bên cùng nắm bắt tình hình, từ đó có hướng đi đúng đắn trong vấn đề giáo dục.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và nhà trường, sự kết hợp nhà trường - phụ huynh, Nậm Chảy được ghi nhận t.hoát yếu về giáo dục, tỉ lệ chuyên cần hàng ngày đạt khoảng 96 - 97% trở lên. Tình trạng bỏ học, trốn lớp của HS cơ bản được loại bỏ.

Đổi thay giáo dục Nậm Chảy - Hình 3


Đội ngũ GV tâm huyết với sự nghiệp "gieo chữ trồng người" ở vùng đất khó

Đầu tư đúng hướng

Giáo dục không được quan tâm phát triển đồng nghĩa xã hội, văn hóa, kinh tế bị kéo lùi và tụt hậu. Chỉ khi nào giáo dục được tạo điều kiện để phát triển xứng tầm khi đó dân trí, xã hội và kinh tế... mới có cơ hội chuyển mình. Thực tế đã chứng minh điều đó nên các cấp chính huyện Mường Khương và xã Nậm Chảy đã có sự đ.ánh giá nhìn nhận lại vai trò giáo dục.

Bà Nguyễn Thị Minh Xuân minh chứng: Từ năm 2017, Nậm Chảy thoát khỏi danh sách 14 xã yếu về giáo dục. Công tác giáo dục của xã tiếp tục được quan tâm phát triển khá toàn diện, chuyển biến rõ nét về quy mô, số lượng, chất lượng trên nhiều lĩnh vực.

Đến nay, trường lớp của ba cấp học được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng đáp ứng nhu cầu dạy và học của các trường PTDTBT. Các đơn vị trường học có đủ phòng học, phòng bộ môn, thư viện; các phòng chức năng khác và các trang thiết bị đảm bảo cho việc dạy và học.

Cô Vũ Kim Huệ - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Chảy chia sẻ: Nhà trường được đầu tư đầy đủ các phòng dạy học Âm nhạc, Mĩ thuật, tiếng Anh, phòng khoa học. Trang thiết bị phòng học chức năng đều đạt tiên tiến và được thiết kế theo đặc trưng của từng môn học.

Từ khi có đủ các phòng chức năng, chất lượng giáo dục nâng cao đáng kể. HS đã có ý thực tự học nhiều hơn. Mặt khác, từ các phòng học chức năng giúp HS tăng cường năng lực học tập, kĩ năng ứng dụng ngoài cuộc sống và kĩ năng trong từng môn học mình yêu thích...

Đặc biệt với hệ thống thư viện tiên tiến của nhà trường càng góp phần tăng cường khả năng đọc hiểu. Hình thành ở HS phản xạ thấy sách truyện ở bất kỳ đâu (từ góc học tập tới thư viện xanh)... đều tự giác và yêu thích đọc sách mà không cần GV nhắc nhở.

Đổi thay giáo dục Nậm Chảy - Hình 4


Khám sức khỏe cho học sinh

Không chỉ đảm bảo về số lượng và chất lượng, đội ngũ GV xã Nậm Chảy còn được nhìn nhận có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề và có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy hiệu quả. Nhiều GV đã đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Các nhà trường thực hiện hiệu quả phong trào "mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, sáng tạo, tự học". HS thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và tham gia tích cực vào hoạt động giáo dục kĩ năng sống, hoạt động thể dục thể thao, hoạt động ngoài giờ lên lớp...

Bà Nguyễn Thị Minh Xuân khẳng định: Chất lượng và hiệu quả dạy học của các nhà trường đã và đang chuyển biến qua mỗi năm học. Kết quả rèn luyện và học tập của HS có nhiều thay đổi, HS tích cực, tự giác học tập, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của lớp, của trường. Công tác đổi mới quản lý, chỉ đạo cũng thay đổi tích cực, rõ nét, thể hiện ở sự vào cuộc quyết liệt của mỗi CBQL đến các tổ chuyên môn ở các đơn vị trường; công tác chính trị, tư tưởng; xây dựng trường học kỷ cương - văn hóa; chất lượng giáo dục thực chất.

Tới nay, tỷ lệ HS 3 - 5 t.uổi ra lớp đạt 100%; Tỷ lệ trẻ nhà trẻ đạt 31%. Trẻ mẫu giáo 5 t.uổi hoàn thành chương trình mầm non đạt 100%; HS hoàn thành chương trình TH hằng năm đạt 100%; chuyển lớp từ 99% trở lên. Nậm Chảy cũng đã huy động được 100% số trẻ từ 6 đến 11 t.uổi ra lớp. Huy động HS hoàn thành chương trình TH vào học lớp 6 đạt 99%; tỷ lệ phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS đạt trên 75%.

Công tác bán trú được đầu tư với quy mô, số lượng và các điều kiện chăm lo cho HS bán trú ngày càng đảm bảo. Các nhà trường luôn đảm bảo chế độ nuôi ăn bán trú cho HS, tích cực rèn nền nếp sinh hoạt với các hoạt động "một ngày bán trú"; tăng cường giáo dục lối sống và rèn kỹ năng sống. Ngoài ra do đặc thù xã giáp biên nên các trường còn quan tâm, quản lý tốt đảm bảo an toàn, an ninh trường học...

Những đổi thay tích cực của Giáo dục Nậm Chảy không chỉ ghi nhận kết quả xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể vững mạnh, mà còn là sự đổi mới từng ngày trong công tác quản lý, chỉ đạo. Sự đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức dạy học trong các nhà trường và đặc biệt đã phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS; đổi mới về mô hình trường PTDTBT, mô hình trường học gắn với thực tiễn... của các đơn vị trường học trên địa bàn xã Nậm Chảy.

Sự thay đổi tích cực giáo dục xã Nậm Chảy là p.hần t.hưởng cao quý cho những nỗ lực của thầy và trò các nhà trường trong thời gian qua. Nó cũng cho thấy, nơi đâu giáo dục được quan tâm, đầu tư xứng tầm, nơi đâu có sự đồng lòng, vào cuộc từ các cấp chính quyền đến các tổ chức xã hội và người dân... nơi đó giáo dục sẽ vươn mình phát triển.

Bài và ảnh: Đức Trí

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chị vợ khóc nấc tung clip 6 phút vạch trần Nam Thư, xé lòng câu nói của con trai
10:44:18 07/07/2024
Midu "số hưởng" có chồng thiếu gia đẹp từ trong ra ngoài, body gây "nhức nhối"
12:16:34 07/07/2024
Rộ clip Nam Thư giật chồng, bị "bắt ghen" giữa phố đến "ăn" 50 cái tát bầm dập
11:10:28 07/07/2024
Một Á hậu chưa hết nhiệm kỳ đã kéo 5 vali đi kiếm người yêu, ngồi show hẹn hò
10:51:27 07/07/2024
Vụ bộ xương dưới cống: nạn nhân U50, không liên quan đến Lương Hải Như
13:33:02 07/07/2024
Hai người đàn ông nhận kết cục thảm vì không tin lời của nhà tiên tri mù Vanga
12:00:49 07/07/2024
Triệu Lộ Tư bất ngờ có "tin vui" với tình cũ dù chia tay 2 năm, fan mong tái hợp
10:06:40 07/07/2024
Đan Trường: lười đóng MV của mình, dùng AI thay thế để lộ chi tiết đáng sợ
12:19:58 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Clip triệu view: Jang Won Young gây phẫn nộ vì ham giật spotlight trên sân khấu, chèn ép cả em út IVE

Sao châu á

16:04:57 07/07/2024
Sáng 7/7, tờ Koreaboo đưa tin nữ thần Jang Won Young vừa dính phốt thái độ sau khi 1 đoạn clip từ concert gần đây của IVE tại London (Anh) được chia sẻ rầm rộ.

Tử vi ngày 8/7/2024 của 12 cung hoàng đạo: Ma Kết dè dặt

Trắc nghiệm

16:03:54 07/07/2024
Song Ngư nhận được sự yêu mến của nhiều người trong ngày hôm nay, khi Mặt Trăng hợp thành góc 72 độ với sao Mộc bởi thái độ khiêm tốn và thân thiện.

Thiên Cầm - Vẻ đẹp huyền bí

Du lịch

15:54:57 07/07/2024
Nếu bạn đi nghỉ mát, tắm biển vào mùa hè hãy dừng chân ở bãi biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) bởi nơi đây không đơn thuần mang một vẻ đẹp hoang sơ

Vì sao nam giới dễ mắc một số bệnh hơn so với phụ nữ?

Kiến thức giới tính

15:52:01 07/07/2024
Việc sinh ra với giới tính sinh học là nam hay nữ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ mắc một số loại bệnh, cách bệnh biểu hiện và tiến triển.

"Nam thần" lấy nhiều nước mắt nhất trong Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Profile xịn xò, chuyện tình duyên vẫn là ẩn số lớn!

Sao việt

15:41:27 07/07/2024
Thiên Minh còn đăng quang Quán quân Hoa học trò Icon 2007. Sau đó, anh xuất hiện nhiều với vai trò người mẫu quảng cáo, ca sĩ diễn viên, VJ,...

Tổng tài ngôn tình gây sốt MXH chỉ nhờ bắt áo bằng một tay, netizen hú hét "hãy bắt em đi"

Phim châu á

15:38:43 07/07/2024
Bộ phim Em Đẹp Hơn Cả Ánh Sao của Đàm Tùng Vận và Hứa Khải dù không gây được tiếng vang lớn nhưng vẫn thu hút lượng khán giả nhất định.

Anh trai vượt ngàn chông gai tập 2: Thiên Minh lấy nước mắt khi hát hit của Wanbi Tuấn Anh

Tv show

15:34:05 07/07/2024
Tôi muốn mượn bài hát của anh Wanbi Tuấn Anh để gửi đến khán giả một điều, đôi khi chỉ cần được sống đã là hạnh phúc nhất rồi , Thiên Minh nghẹn ngào nói trên sân khấu Anh trai vượt ngàn chông gai.

Streamer Lily Phan: Được đề nghị "job nhạy cảm" 600 triệu, thẳng thắn chê ít quá

Netizen

15:34:02 07/07/2024
Lily Phan (tên thật Phan Thiên Kim) - nữ streamer của V Gaming nổi tiếng trong cộng đồng Liên Quân Mobile. Vừa xinh đẹp lại chơi game giỏi, cô khiến cánh mày râu không thể rời mắt mỗi khi lên sóng.

Clip: Lên nhận giải ở LHP châu Á Đà Nẵng 2024, Trấn Thành nhắn nhủ một điều đến Hari Won khiến khán giả vỗ tay rần rần

Hậu trường phim

15:30:50 07/07/2024
Màn phát biểu nhận giải dí dỏm của Trấn Thành tại LHP châu Á Đà Nẵng 2024 khiến nhiều khán giả tại hội trường thích thú.

Taylor Swift cùng bạn trai "dính như sam" sau buổi diễn, tình tứ trước mặt fan

Sao âu mỹ

15:24:13 07/07/2024
Sau khi công khai hẹn hò, Travis và Taylor Swiftluôn xuất hiện thoải mái bên nhau. Travis cũng cùng đồng nghiệp tới các đêm nhạc của Taylor và bay khắp thế giới thăm bạn gái khi cô đi lưu diễn.

Cách làm cá chim nướng muối ớt để cuối tuần cả nhà nhâm nhi của mẹ đảm Sài Gòn

Ẩm thực

15:21:17 07/07/2024
Cá nướng ăn kèm với rau xà lách và các loại rau sống, chấm nước mắm nêm đem lại cảm giác vừa thanh mát lại đậm đà, vô cùng thú vị.