Chi hội phụ nữ Nê Cắm đổi mới sinh hoạt, thu hút nhiều hội viên
Phát huy tính chủ động sáng tạo, tự chủ trong mọi hoạt động, chi hội phụ nữ thôn Nê Cắm, xã Đồng Lương (Lang Chánh) được hội LHPN cấp trên đánh giá là một trong những chi hội luôn có nhiều đổi mới trong hoạt động hội, tập hợp thu hút hội viên và có nhiều đóng góp cho hoạt động hội, hoạt động của địa phương.
Gia đình chị Hà Thị Dương, chi hội phụ nữ Nê Cắm (xã Đồng Lương) với mô hình nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nổi bật trong đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt là chi hội phụ nữ Nê Cắm đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề thông qua các cuộc tọa đàm, giao lưu theo chủ đề vào dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3), Ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20-10)…; thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, trao đổi kinh nghiệm làm kinh tế, nuôi dạy con, xây dựng hạnh phúc gia đình… quan tâm, chia sẻ với những gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, gia đình chính sách, người già neo đơn, động viên con em hội viên phụ nữ lên đường làm nghĩa vụ quân sự, tặng quà cho các cháu là con hội viên vượt khó học giỏi… Quá trình thực hiện, chi hội đã lồng ghép tổ chức các hoạt động với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”… góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, giúp chị em vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, chi hội phụ nữ Nê Cắm đã chú trọng xây dựng các mô hình hoạt động cụ thể, như: câu lạc bộ xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, câu lạc bộ phụ nữ giảm nghèo; nhóm cha mẹ chăm sóc và phát triển trẻ thơ, làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em, thành lập các đội văn nghệ, thể dục – thể thao… Qua đó, chị em được bồi dưỡng các kiến thức về chăm sóc gia đình, phát triển sản xuất để ứng dụng vào thực tiễn, dần thay đổi tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào hỗ trợ của Nhà nước và chủ động tham gia các phong trào của hội, của địa phương. Đặc biệt, thông qua thực hiện các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “ Phụ nữ làm kinh tế giỏi”; “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”… hội viên, phụ nữ trong chi hội tích cực giúp nhau bằng nhiều hình thức, như: vốn, ngày công, cây, con giống, kiến thức và kinh nghiệm sản xuất. Đến nay, chi hội phụ nữ Nê Cắm đã thành lập 7 tổ tiết kiệm với số vốn đạt 85 triệu đồng, cho 85 lượt chị khó khăn vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình; thành lập nhóm phụ nữ hoạt động trong ngành nghề dịch vụ; nhóm phụ nữ phát triển lâm nghiệp (cây keo, luồng, kết hợp chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gà, ngan, vịt, cá) để chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm; duy trì sản xuất ổn định… Trong năm, chi hội đã giúp 2 hội viên thoát nghèo bằng hình thức hỗ trợ vốn vay ngân hàng và vốn tiết kiệm tại chỗ là chị Hà Thị Bảy và Lương Thị Thẩm. Trong thôn, nhiều hộ gia đình hội viên, phụ nữ tích cực lao động, sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập, chủ yếu là các mô hình nuôi lợn, dê, gà…, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 36,4 triệu đồng.
Chị Phạm Thị Quế, chi hội trưởng thôn Nê Cắm, chia sẻ: Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhiều gia đình hội viên, phụ nữ đã chủ động hiến cây, hiến đất, ngày công làm đường nông thôn, tổng dọn vệ sinh môi trường, chỉnh trang nhà cửa. Từ năm 2016 đến nay, hội viên, phụ nữ trong chi hội đã ủng hộ trên 10.500 ngày công, 1.050m2 đất và hơn 700 triệu đồng tiền mặt; 100% gia đình hội viên có ngõ sạch, bờ rào đẹp nhà tiêu hợp vệ sinh, góp phần cùng với chi bộ, ban thôn xây dựng thôn Nê Cắm về đích thôn nông thôn mới cuối năm 2021.
Ghi nhận những kết quả nổi bật của chi hội phụ nữ Nê Cắm, đồng chí Lê Thị Vân, Chủ tịch Hội LHPN xã Đồng Lương, cho biết: “Luôn thực hiện phương châm: ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động hội, chi hội phụ nữ Nê Cắm đã luôn chủ động tiếp cận, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em, bám sát chỉ đạo của hội phụ nữ cấp trên và của chi ủy, ban công tác mặt trận thôn tổ chức các phong trào, hoạt động sát với thực tiễn bằng nhiều mô hình cụ thể, mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên, phụ nữ. Từ đó, chi hội ngày càng tập hợp, thu hút chị em tham gia sinh hoạt hội. Tỷ lệ thu hút hội viên đạt hơn 70%”.
Cuộc sống của hội viên, phụ nữ dân tộc Mường và Thái ở thôn Nê Cắm tuy vẫn còn nhiều khó khăn, song những năm qua, chị em vẫn tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả, vừa phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, xây dựng thành công thôn nông thôn mới.
Sở GD-ĐT gửi công văn khuyến khích HS lớp 2 mua sách gần 300 trang về tư tưởng Hồ Chí Minh
Vừa qua, Sở GD-ĐT tỉnh Hoà Bình và Thái Nguyên đã có công văn yêu cầu các trường trên địa bàn 2 tỉnh này trang bị tài liệu Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" cho giáo viên và khuyến khích học sinh từ lớp 2 trở lên mua sách về tham khảo.
Cuộc thi "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" do Bộ GD-ĐT chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức trong những năm qua luôn tạo được hiệu ứng rất tốt cho học sinh, sinh viên và những cán bộ, giáo viên... Cuộc thi là cơ hội để người trẻ trong và ngoài nước nhận thức sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức cách mạng, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao hiểu biết về lịch sử hào hùng của đất nước, chủ quyền quốc gia về biển, đảo Việt Nam, từ đó, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.
Video đang HOT
Cuộc thi không có gì phải bàn nhưng mới đây, nhiều trường học trên địa bàn 2 tỉnh Hoà Bình và Thái Nguyên đã nhận được công văn của Sở GD-ĐT yêu cầu mua tài liệu Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Theo đó, Sở GD-ĐT của 2 tỉnh này đã ban hành công văn triển khai, trang bị tài liệu Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trong các nhà trường. Cụ thể, đối với giáo viên: mỗi trường tiểu học, THCS, TH&THCS, THPT, phổ thông Dân tộc nội trú, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, TTGDNN-TTGDTX trang bị cho mỗi giáo viên giảng dạy môn Đạo đức, Giáo dục công dân 1 cuốn.
Văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hòa Bình về việc trang bị tài liệu Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Đối với học sinh, sinh viên, học viên: Khuyến khích các em học sinh từ lớp 2 tự trang bị mỗi em 1 cuốn để sử dụng trong học tập và tìm hiểu. Cuối mỗi công văn, Sở GD-ĐT 2 tỉnh cũng đính kém mẫu đăng ký mua tài liệu và yêu cầu các trường gửi về Sở GD-ĐT.
Được biết cuốn sách Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh" được in với số lượng 10.000 cuốn, khổ giấy 17x24 cm, gồm 276 trang do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản và giá bán là 85.000 đồng/cuốn.
Việc Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình và Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trang bị cho giáo viên tài liệu và khuyến khích học sinh từ lớp 2 trở lên mua một cuốn sách dày gần 300 trang đang khiến dư luận băn khoăn.
Văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên.
Bởi chương trình GDPT, bậc tiểu học do Bộ GD-ĐT ban hành chỉ yêu cầu "Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật".
Với học sinh lớp 2, mục tiêu cần đạt của chương trình cũng chỉ ở mức học sinh biết đọc trơn từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản. Đọc một số văn bản thông thường, mục lục sách, thời khóa biểu, thông báo đơn giản...
Như vậy, việc trang bị cho học sinh lớp 2 một cuốn tài liệu dày 276 trang trong đó có các nội dung như lịch sử Việt Nam từ 1930 đến nay, nội dung và giá trị tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh, tìm hiểu biển, đảo Việt Nam và Hồ Chí Minh với biển, đảo Việt Nam có phù hợp?
Để làm rõ những thông tin này, phóng viên VOV.VN đã liên hệ với ông Nguyễn Vinh Quang, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT Hòa Bình, ông Quang xác nhận Sở GD-ĐT Hòa Bình có ra văn bản chỉ đạo các trường trang bị tài liệu với nội dung như trên. Theo ông Quang, chỉ đạo này xuất phát từ việc Bộ GD-ĐT có phát động cuộc thi tìm hiểu về phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có kèm theo các danh mục tài liệu tham khảo và có cuốn sách Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh". "Chúng tôi muốn có tài liệu cho học sinh tham khảo tham gia cuộc thi, nên khuyến khích các em mua, còn những em nào không mua cũng sẽ không ép".
Về việc yêu cầu trang bị sách này cho học sinh lớp 2, ông Quang cho hay, tài liệu này đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt cho học sinh phổ thông, trong đó đương nhiên có học sinh tiểu học. "Tài liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh nghe to tát nhưng cuốn sách rất nhẹ nhàng, gọn gàng, rất đẹp, phù hợp chứ không phải không", ông Quang nói.
Ngày 21/9, Sở GD-ĐT Hòa Bình có văn bản gửi các Phòng GD-ĐT cũng như các trường trực thuộc về việc trang bị tài liệu trên. Nhưng đến ngày 6/12, lại có công văn về việc dừng phát thành sách Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh". Công văn này cho biết, Công ty Cổ phần Môi trường và Thiết bị giáo dục Việt Nam - đơn vị phát hành sách- sẽ có trách nhiệm thu hồi và bồi hoàn tiền sách các trường đã mua. Tuy nhiên, văn bản này cũng không nêu rõ lý do đột nhiên thu hồi sách là gì.
Còn theo ông Nguyễn Vinh Quang, việc sách này bị thu hồi có thể do vấn đề bản quyền, song đây là trách nhiệm của Nhà xuất bản và đơn vị phê duyệt sách, Sở GD-ĐT chỉ làm theo văn bản của Bộ GD-ĐT.
Tương tự, trao đổi với VOV.VN, ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Nguyên cũng xác nhận việc Sở này có văn bản gửi tới các trường yêu cầu trang bị tài liệu Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh" cho giáo viên và khuyến khích học sinh từ lớp 2 đến lớp 9 mua sách.
Ông Thịnh cũng cho biết, Sở GD-ĐT Thái Nguyên quyết định ban hành tài liệu này trong nhà trường là dựa trên danh mục tài liệu được Bộ GD-ĐT phê duyệt, phục vụ cho việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống Hồ Chí Minh. Vì là tài liệu do Bộ GD- ĐT phê duyệt nên Sở yên tâm đưa vào sử dụng trong các nhà trường.
"Tại Thái Nguyên, số nhà trường mua sách này đến nay không nhiều, có khuyến khích mua nhưng học sinh không đăng ký mua. Nhưng gần đây đột nhiên tài liệu này bị thu hồi, chúng tôi đã yêu cầu các trường thu hồi toàn bộ sách không sử dụng".
Tuy nhiên, trước câu hỏi, khi đưa tài liệu này vào nhà trường, Sở GD-ĐT Thái Nguyên có tìm hiểu về nội dung cũng như mức độ phù hợp với từng nhóm học sinh ra sao hay không, ông Thịnh cho biết, khi phê duyệt cũng không nắm rõ. Đến nay khi bộ tài liệu này đã được thu hồi, Sở cũng không biết chính xác lý do thu hồi sách là gì, chỉ biết thông tin sơ qua rằng bị vi phạm bản quyền.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin./.
Tại Công văn của Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên ghi rõ căn cứ để triển khai ban hành tài liệu Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh" vào trường học là thực hiện Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 07/9/2021 của Bộ GD-ĐT.
Theo Quyết định 2805, Bộ GD-ĐT đã cho phép ban hành tài liệu Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Bộ tài liệu để phục vụ mục đích tuyên truyền và đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong học sinh, sinh viên nói riêng và thế hệ trẻ nói chung.
Tuy nhiên, Quyết định này cũng không chỉ đạo việc sử dụng tài liệu như thế nào, có được phát miễn phí hay các cơ sở giáo dục mua phát cho học sinh, hoặc người có nhu cầu mua phải tự bỏ tiền để mua?...
Nhiều ý kiến cho rằng, cuộc thi về Bác diễn ra bao nhiêu năm nay vẫn có hiệu quả cao với giới trẻ, tại sao trong năm học giữa bộn bề khó khăn do dịch Covid-19 lại ban hành cuốn tài liệu tới 300 trang để bán vào trường học? Trong khi Sở GD-ĐT của các tỉnh có thể hướng dẫn các trường tìm hiểu trên website nào đó các nội dung, thông tin này và để các địa phương chủ động...? Việc tài liệu được in ấn, bán cho các trường và học sinh với giá 85.000 đồng/ cuốn tại thời điểm dịch bệnh diễn biến đã lâu, học sinh phải học trực tuyến, cuộc sống của giáo viên và học sinh đều gặp khó khăn... như thế liệu có phù hợp?
Chủ tịch Quốc hội: Gắn việc học tập, làm theo Bác với hệ giá trị quốc gia Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, các cá nhân, tập thể phải gắn kết chặt giữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ với việc nghiên cứu, xác định và triển khai hệ giá trị quốc gia,... Tối 5/12, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình Giao lưu...