Chỉ có 1 điểm sàn?
Khi đưa ra dự thảo 2 mức điểm sàn trên và dưới, Bộ GD-ĐT đã bị dư luận chỉ trích vì cho rằng như vậy không hợp lý, đầu vào đại học quá thấp… và đề nghị chỉ có một mức điểm sàn áp dụng cho tuyển sinh ĐH, CĐ.
Việc Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo 2 mức điểm sàn để lấy ý kiến góp ý cho mùa tuyển sinh 2013 cũng có cái cớ. Bởi, theoThứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, trên cơ sở phân tích ý kiến đóng góp ở Hội nghị tuyển sinh, qua diễn đàn “điểm sàn” và đề xuất của các trường ngoài công lập, Bộ dự kiến phương án điểm sàn 2 mức. Đây mới chỉ là phương án dự kiến đưa ra để tham khảo vì Bộ muốn có nhiều ý kiến đóng góp tìm phương án tối ưu cho điểm sàn mà thôi. Thứ trưởng Ga cho rằng, nếu có được sự đồng tình đông đảo thì phương án xác định điểm sàn mới có thể sẽ được áp dụng ngay năm nay.
Thí sinh dự thi đại học 2012.
Tại kỳ tuyển sinh 2012, xã hội chứng kiến cảnh hàng loạt trường ngoài công lậpkhông tuyển đủ chỉ tiêu và có nguy cơ tan rã. Nhiều ý kiến cho rằng, điểm sàn là một trong những nguyên nhân khiến các trường ngoài công lập không tuyển được thí sinh. Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đã nhiều lần gửi công văn cầu cứu và đề nghị Bộ GD-ĐT phải bỏ điểm sàn, hoặc có 2 mức điểm sàn nhằm cứu vãn tình thế khó khăn cho các trường ngoài công lập.
Video đang HOT
Năm nay, lường trước tiếp tục một mùa tuyển sinh khó khăn, Hiệp hội các trường ngoài công lập đã gửi đơn kiến nghị khẩn cấp lên Thủ tướng “cứu” trường ngoài công lập không rơi vào cảnh tan rã. Việc đưa ra 2 mức điểm sàn này của Bộ GD-ĐT nhằm mục đích “cứu vãn” những trường không tuyển sinh được.
Đa số các ý kiến cho rằng, Bộ GD-ĐT không chỉ vì một số trường ngoài công lập không tuyển sinh được mà đưa ra 2 mức điểm sàn. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, giải pháp mà Bộ GD-ĐT đưa ra chỉ giúp một số trường giải quyết được khó khăn tạm thời. Dù có hạ điểm sàn mà chất lượng đào tạo không bảo đảm thì người khôn ngoan cũng sợ lãng phí thời gian và tiền bạc, không vào học vì học xong cũng không làm được việc gì. Do vậy, GS Thuyết đề nghị: “Bộ GD-ĐT không nên lập 2 mức điểm sàn. Nếu chiều theo một số trường ĐH-CĐ ngoài công lập, hạ điểm sàn xuống nữa để họ tuyển đủ chỉ tiêu thì thử hỏi mục đích đào tạo của chúng ta là gì?”.
Được biết, khi Bộ GD-ĐT đưa ra 2 mức dự kiến điểm sàn này, ngay chính lãnh đạo nhiều trường ngoài công lập không đồng ý và cho rằng nếu đưa ra như vậy Bộ sẽ đẩy các trường ngoài công lập xuống công dân hạng 2. Các trường đề nghị Bộ chỉ có một mức điểm sàn và đầu tư khâu ra đề. Đề không ra kiểu đánh đố và thay đổi barem điểm cho phù hợp là được.
Trao đổi với một số tờ báo, ngày 9/4, Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ sẽ không áp dụng hai điểm sàn trong kỳ thi đại học vì điểm sàn chỉ có một.
Như vậy, có thể khẳng định, dự kiến phương án 2 mức điểm sàn đưa ra của Bộ GD-ĐT không có khả thi và không thực hiện được trong mùa tuyển sinh 2013.
Theo Dân trí
Khuyến khích mở cơ sở giáo dục ĐH trong các doanh nghiệp lớn
Đó là một trong những nội dung chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 -2020. Theo đó, khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học trong các doanh nghiệp lớn.
Cụ thể, trong giai đoạn 2013 - 2015, Bộ GD-ĐT đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội. Theo đó, triển khai tích cực các hợp đồng, thỏa thuận đào tạo, sử dụng nhân lực đã ký kết. Quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để mở rộng các hình thức, nội dung liên kêt giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nhân lực và nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Đặc biệt, khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học trong các doanh nghiệp lớn nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp; huy động tối đa sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng và đánh giá chương trình, tổ chức đào tạo, hỗ trợ trong việc bố trí chỗ thực tập và tuyển dụng học sinh, sinh viên tốt nghiệp.
Chủ động đào tạo và cung ứng, đáp ứng nhu cầu nhân lực về số lượng, chất lượng theo ngành nghề, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động tại vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, công nghệ cao; chú trọng việc phối hợp, liên kết trong đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp, gắn chặt với nhu cầu ngành, địa phương và toàn xã hội.
Ảnh minh họa
Tiếp tục thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đem lại từ hợp tác quốc tế cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ưu tiên nguồn vốn ODA cho các cơ sở giáo dục, vùng còn nhiều khó khăn, các trường/đại học, viện nghiên cứu và đào tạo trọng điểm. Ưu tiên các chỉ tiêu cho các trường/đại học, viện nghiên cứu và đào tạo trọng điểm đi học tại nước ngoài theo các đề án sử dụng ngân sách nhà nước và các chương trình học bổng của nước ngoài, đào tạo tiến sĩ cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng. Mở rộng các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu giáo dục đủ tầm để xây dựng nền khoa học giáo dục Việt Nam, tham mưu cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách giáo dục. Ưu tiên cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài về khoa học giáo dục; đầu tư nhằm nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học của các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục. Có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà khoa học nước ngoài có uy tín và kinh nghiệm, các trí thức Việt kiều tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.
Hoàn thành và trình Chính phủ Nghị định về phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học và triển khai thực hiện. Phát triển các chương trình đào tạo trình độ đại học theo 2 hướng: nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng. Vận dụng có chọn lọc một số chương trình đào tạo tiên tiến của các đại học có uy tín trên thế giới vào đào tạo của một số trường đại học ở Việt Nam.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Sẽ có thêm nhiều ngành học mới trong lĩnh vực Luật Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt Đề án tổng thể "Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM thành các trườngtrọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật". Theo đó, đến 2016 sẽ có khoảng 22.000 sinh viên Luật. Đến năm 2016 cần 900 giảng viên Luật Mục tiêu của Đề án,...