Chỉ chọn 3 môn thi, vì sao thành phố Hồ Chí Minh không sợ học lệch?

Theo dõi VGT trên

Việc thi như hiện nay dù 3 môn hay 4 môn đều đang ngược với mục tiêu của giáo dục. Học để thi chứ không phải học để biết, học để làm, học để chung sống…, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, trường phổ thông liên cấp Marie Curie bày tỏ quan điểm.

Gần 1 tháng trở lại trường nhưng Quỳnh Trang, học sinh lớp 9 trường THCS Đống Đa, Hà Nội vẫn chưa cảm nhận được nhịp học bình thường trở lại khi các bạn trong diện F1, F0 tăng nhanh khiến lớp học thường xuyên trong tình trạng xáo trộn. Thời gian kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chỉ vài ba tháng nữa sẽ diễn ra. “Chỉ riêng 3 môn: Toán, Văn, Anh đã thành áp lực khi hầu hết thời gian lớp 9 bọn em học online. Nếu thêm môn thi thứ 4, áp lực sẽ càng nâng lên và kinh khủng hơn”, Trang lo lắng chia sẻ.

Chỉ chọn 3 môn thi, vì sao thành phố Hồ Chí Minh không sợ học lệch? - Hình 1

Học sinh lo lắng khi mùa thi đến gần.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội luôn được so sánh khắc nghiệt hơn cả tuyển sinh đại học bởi số lượng thí sinh quá lớn so với đáp ứng của trường công. Phụ huynh học sinh lứa 2K7 càng áp lực khi các con học trực tuyến suốt từ cuối năm lớp 8. “Năm nay các con thiệt thòi rất nhiều so với các khóa trước. 2K6 các con còn được học trực tiếp đến hết tháng 5 mới nghỉ. Trong khi học sinh năm nay đến trường đến thời điểm này chắc đếm được trên đầu ngón tay. Nên tôi kiến nghị các bác ở trên bỏ môn thứ 4 để các cháu và gia đình bớt áp lực đã và đang đè quá nặng”, một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội nêu kiến nghị.

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội cho biết tính từ thời điểm ngành giáo dục Thủ đô quyết tâm đưa toàn bộ học sinh từ lớp 7 trở lại trường từ sau tết Âm lịch, đến nay đã bước sang tuần học thứ 5. Nhưng tình hình dịch bệnh ở Hà Nội đã khiến việc đi học trở lại gặp rất nhiều khó khăn. Rất nhiều lớp đã phải chuyển trở lại việc học trực tuyến. Một phần các lớp ít F0, F1 tiếp tục duy trì học trực tiếp với sĩ số ngày một giảm, kết hợp dạy trực tuyến cho những học sinh trong diện phải ở nhà.

Tuần thứ 5 đi học trở lại thì gần 60% xã phường trên địa bàn thành phố chuyển từ vùng xanh, vùng vàng sang vùng cam. Đồng nghĩa mức độ dịch bệnh đã ở mức buộc phải đóng cửa trường. Dịch bệnh không ưu đãi với học sinh cuối cấp, gồm cả lớp 9 và 12.

Chỉ chọn 3 môn thi, vì sao thành phố Hồ Chí Minh không sợ học lệch? - Hình 2

Video đang HOT

Học sinh nhiều nơi tiếp tục trở lại học trực tuyến, kể cả học sinh cuối cấp.

Trong bối cảnh chung về số ca lây nhiễm tăng ở nhiều tỉnh, thành phố, đa số các địa phương chọn thi 3 môn Toán-Văn- Ngoại ngữ. Cao Bằng là địa phương đầu tiên công bố sử dụng bốn bài thi để tuyển sinh vào lớp 10, gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và Vật lý. Hà Nội cũng được dự kiến sẽ thuộc nhóm các địa phương chọn thi môn thứ 4.

Về lý lẽ, các nhà quản lý giáo dục chọn môn thi thứ tư cách thời điểm thi 3 tháng là để chống học lệch ở bậc THCS, đặc biệt lớp 9. Các em học sinh phải học đều các môn. Tuy nhiên đây chỉ là cách làm “đối phó” của chính người làm quản lí giáo dục trước lo lắng học sinh Hà Nội, học sinh địa phương mình sẽ học lệch và thầy cô vì thương học sinh sẽ buông các môn không thi chứ không phải giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, thầy Xuân Khang phân tích.

Nhìn lại năm 2021, cuối tháng 3, Hà Nội chọn Lịch Sử làm môn thứ 4, giai đoạn cuối quả thực quá sức với học sinh, việc học nhồi nhét, căng thẳng và không có giá trị trong việc làm cho học sinh yêu thích hay học tốt hơn bộ môn này. Nhưng kết quả là điểm Lịch sử lại rất cao, thậm chí còn cứu kết quả cho nhiều học sinh.

Theo thầy Xuân Khang, ở đây có một sự nhầm lẫn giữa kì thi tốt nghiệp với kì thi tuyển sinh các cấp. Nếu môn thi, đề thi dễ sẽ đem tới kết quả mặt bằng điểm cũng cao chung với tất cả học sinh. Trong khi đó việc tuyển sinh vào lớp 10 hay đại học là cuộc đua của người này với người khác. Đề thi tuyển sinh yêu cầu quan trọng nhất nằm ở việc phân hóa được học sinh nhiều cung bậc để làm căn cứ lấy vào từ trên xuống.

Chỉ chọn 3 môn thi, vì sao thành phố Hồ Chí Minh không sợ học lệch? - Hình 3

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội.

Vì vậy, trong bối cảnh giáo dục Thủ đô bắt đầu năm học và kéo dài bằng hình thức trực tuyến với cùng lúc quá nhiều mục tiêu: chống học lệch, chống dạy lệch rồi chống đại dịch Covid-19 thực sự đang khiến học sinh quá tải, thầy Khang kiến nghị bỏ môn thứ 4.

Thêm vào đó, năm học 2022-2023 sắp tới, giáo dục bước vào giai đoạn định hướng nghề nghiệp, học sinh không phải học tất cả. Ngoài 3 môn bắt buộc gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ, các em được lựa chọn môn học phù hợp sở trường nên việc chọn thi thêm môn thứ 4 là không hợp lí.

“Thành phố Hồ Chí Minh, địa phương được cho là tương đồng nhất với Hà Nội trên nhiều phương diện họ chỉ cho thi 3 môn và giữ ổn định từ nhiều năm nay. Thế họ chống dạy lệch, học lệch ở THCS bằng cách gì? Tôi nghĩ rằng Hà Nội và các địa phương khác nên tìm hiểu và học tập. Toán, đại diện cho các môn khoa học tự nhiên. Ngữ văn, đại diện cho các môn khoa học xã hội và Ngoại ngữ là môn học rất thiết thực cho thời kì hội nhập. 3 môn là đủ. Sao chúng ta không tham khảo nhỉ”. Thầy Xuân Khang đặt câu hỏi.

Chúng ta nói nhiều tới thay đổi kiểm tra, đánh giá theo hướng không chạy theo thành tích, điểm số. Tức là hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của người học. “Việc thi như hiện nay dù 3 môn hay 4 môn đều đang ngược với mục tiêu của giáo dục. Học để thi chứ không phải học để biết, học để làm, học để chung sống…”, thầy Xuân Khang phân tích thêm./.

Từ đề thi học sinh giỏi môn Văn...

Mấy hôm nay, nhiều người bàn luận rôm rả về đề thi môn Ngữ văn chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2022.

Môn Ngữ văn được tổ chức thi vào sáng 4/3. Năm nay, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc g ia có hơn 4.600 học sinh tham gia, diễn ra trong 2 ngày với 12 môn thi, gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc.

Từ đề thi học sinh giỏi môn Văn... - Hình 1

Ảnh minh họa

Môn Ngữ văn có 2 câu về Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học trong thời gian 180 phút làm bài. Tuy nhiên, ngay sau khi đề thi được chia sẻ đã nhận được nhiều ý kiến từ học sinh và giáo viên trên các diễn đàn.

Đa số mọi người cho rằng đề thi này không mới, thậm chí quá lạc hậu. PGS.TS Ngô Văn Giá, viết trên trang cá nhân của mình: "Tôi chỉ nói rằng đề thi này không có lỗi gì, trừ một lỗi duy nhất thôi, là... nhạt!". PGS.TS Đỗ Ngọc Thống tán thành với nhận xét trên, đồng thời buông lời cảm thán "thấy buồn". Trong khi đó, TS Nguyễn Trọng Đức, giáo viên môn Văn, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh nhận xét: "Nhìn chung, đề Văn năm nay cũ từ nội dung đến hình thức, quá lạc hậu, đi ngược lại với xu hướng đổi mới".

Câu chuyện đề thi môn Ngữ văn lâu nay luôn được dư luận quan tâm, mổ xẻ. Và nó cũng phần nào phản ánh chất lượng dạy và học môn Văn ở bậc phổ thông. Tuy nhiên, nhìn rộng ra, về câu chuyện các cuộc thi học sinh giỏi, nhiều ý kiến đã thẳng thắn bày tỏ, không nên tiếp tục. Có ý kiến thẳng thắn cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều nơi chạy theo thành tích trong thi cử, trong đó chạy đua theo kỳ thi học sinh giỏi là minh chứng điển hình. Do vậy, họ nỗ lực đào tạo, huấn luyện những cô cậu "gà nòi" để đi thi đấu. Rồi sao? Rồi thôi! "Thi xong xuôi tất cả lại về!".

Theo GS.TS Phạm Tất Dong - nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cách thi đơn môn, học lệch, học tủ sẽ không đánh giá được con người toàn diện, trong khi đó mục tiêu giáo dục phổ thông mới là phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học.

Vị chuyên gia này cho rằng, học sinh phổ thông học thực chất giỏi là tốt, nhưng phải gắn giỏi với thực tiễn, gắn vào lao động sản xuất chứ không dừng lại học để thi. Việc thi cử đã thành nếp nên khó sửa. Báo cáo hằng năm có bao nhiêu học sinh giỏi cấp tỉnh, bao nhiêu cấp huyện nhưng thực chất những giải thưởng đó không giải quyết được vấn đề gì. Thi học sinh giỏi chính là một tác nhân gây bệnh thành tích, đang "gặm nhấm" giáo dục.

Từ lâu, câu nói "học phải đi đôi với hành" đã được nêu ra. Tuy nhiên, những kỳ thi học sinh giỏi đã cho thấy việc nỗ lực đi thi lấy giải có phần là "hư danh, không giải quyết được vấn đề gì". Sự thật ấy đã khiến bản thân những người trực tiếp làm công tác giáo dục cũng cảm thấy băn khoăn.

Ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) thẳng thắn bày tỏ: "Nên bỏ kỳ thi học sinh giỏi các cấp càng sớm càng tốt". Sự bỏ ấy, theo ông Khang, để khỏi "di căn" sang chương trình giáo dục mới đang triển khai hiện nay. Đặc biệt, ở thời điểm này, học sinh học trực tuyến đến 2/3 năm học, việc thi học sinh giỏi chắc chắn không đạt chất lượng cao, gây áp lực cho giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Vì thế, từ câu chuyện "nhạt" của đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn năm nay, ngành giáo dục cần có sự thay đổi mạnh mẽ. Mà đổi mới tư duy, theo kịp chương trình giáo dục phổ thông mới, là yếu tố quan trọng. Những gì cũ kỹ, lạc hậu, đi ngược lại với chương trình giáo dục mới, cần mạnh mẽ thay đổi, để tìm ra những hướng mới...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quan hệ bất chính với vợ người khác, trung tá công an ở An Giang bị cách chứcQuan hệ bất chính với vợ người khác, trung tá công an ở An Giang bị cách chức
20:25:36 09/02/2025
Em gái Từ Hy Viên chia sẻ hình ảnh kỷ vật của chị gái, vô tình để lộ chi tiết về lễ tang?Em gái Từ Hy Viên chia sẻ hình ảnh kỷ vật của chị gái, vô tình để lộ chi tiết về lễ tang?
17:36:02 09/02/2025
Nam sinh viên tử vong trong tư thế treo cổ tại phòng trọNam sinh viên tử vong trong tư thế treo cổ tại phòng trọ
21:56:47 09/02/2025
Nữ sinh viên "mất tích" dịp Tết và giây phút gặp lại người thân ở sân bay Tân Sơn NhấtNữ sinh viên "mất tích" dịp Tết và giây phút gặp lại người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất
17:44:10 09/02/2025
Chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy sẽ bị xử phạt đến 10 triệu đồngChở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy sẽ bị xử phạt đến 10 triệu đồng
17:31:09 09/02/2025
Phản ứng ngỡ ngàng của Hương Giang và dàn sao khi nghe "Đen xin xuống đi ngủ, Linh kêu rồi!"Phản ứng ngỡ ngàng của Hương Giang và dàn sao khi nghe "Đen xin xuống đi ngủ, Linh kêu rồi!"
17:32:42 09/02/2025
Á hậu bị bác sĩ chẩn đoán sai bệnh, xót xa nhất lý do không thể nhập viện điều trịÁ hậu bị bác sĩ chẩn đoán sai bệnh, xót xa nhất lý do không thể nhập viện điều trị
20:08:03 09/02/2025
Phanh phui sự thật đau lòng sau vụ ngoại tình của cặp đôi hot số 1 showbiz: Đàng trai sẵn sàng theo nhân tình bỏ đám cưới triệu đô chỉ với 1 điều kiện!Phanh phui sự thật đau lòng sau vụ ngoại tình của cặp đôi hot số 1 showbiz: Đàng trai sẵn sàng theo nhân tình bỏ đám cưới triệu đô chỉ với 1 điều kiện!
18:35:32 09/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kanye West - Bianca Censori: Cặp đôi lắm ồn ào

Kanye West - Bianca Censori: Cặp đôi lắm ồn ào

Sao âu mỹ

22:53:23 09/02/2025
Trong hơn 2 năm gắn bó, Kanye West - Bianca Censori liên tục xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội với những hành động gây tranh cãi.
Nghệ sĩ Châu Thanh tiết lộ hôn nhân sau khi 'nối lại tình xưa' với vợ cũ

Nghệ sĩ Châu Thanh tiết lộ hôn nhân sau khi 'nối lại tình xưa' với vợ cũ

Tv show

22:49:17 09/02/2025
Trong chương trình Nhà có khách cùng Thúy Nga, nghệ sĩ cải lương Châu Thanh có những trải lòng về cuộc sống hôn nhân từ khi nối lại tình xưa với vợ là Ngọc Huyền Châu sau 10 năm ly hôn.
Văn Thanh công khai ảnh được bạn gái hôn thắm thiết

Văn Thanh công khai ảnh được bạn gái hôn thắm thiết

Sao thể thao

22:48:00 09/02/2025
Mới đây, trên trang tiktok chính chủ, Văn Thanh gây chú ý khi đăng tải một đoạn clip kèm bài hát về tình yêu của ca sĩ Erik như cách thể hiện tình cảm với bạn gái Bích Hạnh nhân dịp lễ tình nhân sắp đến.
Ngoại hình bạn trai nhiếp ảnh gia của H'Hen Niê

Ngoại hình bạn trai nhiếp ảnh gia của H'Hen Niê

Sao việt

22:42:03 09/02/2025
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Tuấn Khôi có phong cách ăn mặc giản dị, được nhận xét đẹp đôi khi đứng cạnh Hoa hậu H Hen Niê.
Oscar 2025 bị đảo lộn sau bê bối của nữ diễn viên chuyển giới

Oscar 2025 bị đảo lộn sau bê bối của nữ diễn viên chuyển giới

Hậu trường phim

22:15:55 09/02/2025
Chỉ chưa đầy 2 tuần kể từ ngày công bố đề cử, cuộc đua đến tượng vàng Oscar 2025 đã chứng kiến một bước ngoặt lớn.
Lên mạng tìm mẹo dọn dẹp nhà cửa, vợ phát hiện người chồng ngoại tình

Lên mạng tìm mẹo dọn dẹp nhà cửa, vợ phát hiện người chồng ngoại tình

Netizen

22:08:13 09/02/2025
Một người phụ nữ phát hiện chồng ngoại tình sau khi lên mạng tìm kiếm mẹo dọn dẹp nhà cửa vì nhận thấy nhiều đồ vật trong nhà đổi màu một cách bí ẩn.
Thai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạy

Thai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạy

Thế giới

22:06:30 09/02/2025
Một thai phụ đã bị ném ra khỏi đoàn tàu đang chạy sau khi cô chống cự lại hành vi đồi bại của tên yêu râu xanh .
Phim Hàn gây bão MXH lập kỷ lục chưa từng có, nữ chính là mỹ nhân đẹp nhất thế giới càng ngắm càng mê

Phim Hàn gây bão MXH lập kỷ lục chưa từng có, nữ chính là mỹ nhân đẹp nhất thế giới càng ngắm càng mê

Phim châu á

21:32:06 09/02/2025
Chưa cần biết nội dung phim ra sao, diễn xuất của nữ idol thế nào, cư dân mạng cứ tranh thủ ngắm nhìn và khen ngợi visual của Jisoo trước.
Phim Việt giờ vàng gây sốt với 2 mỹ nam đình đám, nữ chính làm 1 điều khiến cõi mạng dậy sóng

Phim Việt giờ vàng gây sốt với 2 mỹ nam đình đám, nữ chính làm 1 điều khiến cõi mạng dậy sóng

Phim việt

21:28:51 09/02/2025
Dù chỉ mới lên sóng nhưng bộ phim Duyên do Nhan Phúc Vinh, Trần Ngọc Vàng, Tăng Huỳnh Như đóng chính đã gây bão mạng xã hội bởi loạt tình tiết duyên dáng, hài hước.
Rùng rợn ổ rắn độc hơn 100 con ở vườn nhà ngoại ô Sydney

Rùng rợn ổ rắn độc hơn 100 con ở vườn nhà ngoại ô Sydney

Lạ vui

21:25:44 09/02/2025
Hôm (7.2), một tổ chuyên bắt rắn của Úc thông báo đã tìm ra ổ rắn gồm 102 con rắn độc ở vườn nhà ngoại ô Sydney, thành phố đông dân nhất xứ sở chuột túi.
Suốt 3 năm, cái chết của sao "Chiếc lá cuốn bay" Tangmo chưa được giải đáp

Suốt 3 năm, cái chết của sao "Chiếc lá cuốn bay" Tangmo chưa được giải đáp

Sao châu á

20:58:58 09/02/2025
Ba năm qua, cơ quan điều tra chưa có câu trả lời cuối cùng cho sự ra đi bí ẩn của nữ diễn viên Thái Lan, Tangmo Nida.