Chỉ cần xem video này bạn sẽ hiểu nguyên lý hoạt động của chống rung IS và IBIS trên máy ảnh
Có quá nhiều thành phần để thực hiện một điều duy nhất: tạo ra những bức ảnh không bị rung nhòe!
Một trong những phát kiến quan trọng nhất trong ngành ảnh, không những được sử dụng trong máy ảnh, ống kính mà cả những dòng smartphone cao cấp hiện nay đó là công nghệ chống rung. Công nghệ này được chia ra làm 2 loại, đó là IS (chống rung hình ảnh tại ống kính) và IBIS (chống rung hình ảnh trong thân máy). Nó giúp cho việc chụp ảnh trở nên dễ dàng hơn bằng cách ‘bù trừ’ những chuyển động tay của con người, giúp cho hình ảnh luôn được sắc nét, không bị mờ.
Video giải thích nguyên lý hoạt động cả 2 cơ chế chống rung IS và IBIS tren máy ảnh
Trong một video dải 14 phút, kênh Imaging Resource đã đi tìm hiểu nguyên lý hoạt động của IS và IBIS nhờ vào sự giúp đỡ của Hisashi Takeuchi – trưởng bộ phận phát triển công nghệ của hãng Olympus. Theo lời giải thích của ông, hệ thống chống rung cần phải giải quyết được rung lắc từ 5 trục: lên xuống, sang phải và sang trái, hướng xoay máy ngang, xoay máy dọc và quay quanh trục ống kính. Hệ thống chống rung ống kính (IS) có thể thực hiện được 4 chuyển động, còn chuyển động xoay sẽ phải thực hiện bởi IBIS bằng cách dịch chuyển chính cảm biến nhận hình ảnh.
Cảm biến có chống rung của Olympus E-M5 Mark III
Để thực hiện chống rung, máy ảnh sẽ phải được trang bị những cảm biến gia tốc và con quay hồi chuyển giống như smartphone, từ đó nhận diện được những chuyển động từ tay người dùng. Trên một máy ảnh thế hệ mới, có tới 5 cảm biến nhận diện chuyển động được sử dụng để thực hiện công việc này.
Thông tin về chuyển động sau khi được xử lý bởi CPU trong thân máy, sẽ được chuyển tới hệ thống IBIS để tạo ra các chuyển động ngược chiều, nhờ đó hình ảnh luôn song song với cảm biến, không bị dịch chuyển trong suốt quá trình màn trập được mở ra, giữ hình ảnh không mờ nhòe.
Hệ thống hỗ trợ chuyển động dành cho cảm biến có IBIS
Cảm biến trong những chiếc máy ảnh có IBIS được đặt trên một tấm khung với những cuộn dây đồng xung quanh (cuộn cảm), đặt giữa những tấm nam châm. Bằng cách đưa dòng điện vào cuộn cảm, nó sẽ tạo từ trường và di chuyển thông qua lực đẩy của nam châm – khá là giống với nguyên lý hoạt động của màng loa dùng trong tai nghe. Tất cả những thành phần này khi hoạt động hòa hợp, có thể chống rung được từ 5 – 6.5 bước.
Viên bi để giữ cảm biến luôn phẳng với trường ảnh của ống kính
Hệ thống chống rung trong ống kính cũng hoạt động với nguyên lý tương tự, với những cảm biến nhận diện chuyển động được đặt trong thân ống kính, còn các thành phần hỗ trợ chuyển động sẽ được đặt vào 1 thành phần kính. Khi thành phần kính này di chuyển sẽ ‘bẻ’ hướng ánh sáng đúng cảm biến chứ không chiếu vào nơi khác.
Olympus cho biết chỉ riêng việc phát triển con quay hồi chuyển để nhận diện chuyển động bên trong chiếc máy OM-D E-M5 Mark III của họ thôi cũng đã mất tới 3 năm. Quả thực là các hãng máy ảnh đã áp dụng rất nhiều công nghệ tinh vi, hoạt động với tính chính xác cao chỉ để thực hiện một điều duy nhất: giúp người dùng tạo ra các bức ảnh đẹp hơn!
Còn đường nào cho máy ảnh số?
Việc Olympus bán mảng máy ảnh số tuổi đời 84 năm hồi tháng 6 có thể gây sốc nhiều người, nhưng không nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích.
Theo Hiệp hội sản phẩm hình ảnh và camera (CIPA), trong năm 2019, 9 hãng sản xuất máy ảnh tại Nhật đã xuất khẩu 15,2 triệu máy, bằng 12,5% so với số lượng của năm 2010. Sự sụp đổ của Olympus phản ánh thị trường máy ảnh kỹ thuật số do các nhà sản xuất Nhật Bản thống trị đang trì trệ, dù họ vẫn đang nỗ lực để phục hồi.
Ông Ichiro Michikoshi, nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường BCN tại Tokyo, nhận xét: "Chất lượng hình ảnh của smartphone ngày càng tốt. Người sử dụng thông thường chụp bằng camera trên điện thoại là đủ. Do đó, thật khó khuyên người ta đầu tư một máy ảnh riêng".
Điện thoại Galaxy S20 Ultra ra mắt đầu 2010 được trang bị 4 camera sau, zoom quang 10x, zoom số tối đa 100X và hàng loạt công nghệ hỗ trợ khác.
Một vài mẫu điện thoại mới nhất được tích hợp nhiều cảm biến và hệ thống ống kính. Người dùng có thể chụp cận cảnh, chụp góc rộng hoặc làm mờ hậu cảnh để làm nổi bật chủ thể chính.
Để tạo ra sự khác biệt với smartphone, vài năm trở lại đây, các hãng sản xuất máy ảnh đã đẩy mạnh dòng máy ảnh không gương lật có thể thay ống kính và có thể cho ra những bức hình sắc nét. Tuy nhiên, những sản phẩm cao cấp này chỉ dành cho những người đam mê nhiếp ảnh, những người dám bỏ ra hàng nghìn USD cho máy ảnh và ống kính.
Một tính năng khác mà các hãng máy ảnh liên tục cải tiến là quay video, cho những người kiếm tiền trên mạng xã hội. Ví dụ, máy ảnh compact nhỏ gọn mới nhất của Sony, ZV-1, được mệnh danh là Vlogcam, nhắm đến các YouTuber và video blogger. Nhưng video cũng khó vực lại thị trường máy ảnh, bởi video lại cần chỉnh sửa rất nhiều trước khi đăng.
Tuy nhiên, ông Michikoshi cho rằng mạng 5G tốc độ cao sẽ mang lại ý tưởng mới cho các công ty sản xuất máy ảnh. Chẳng hạn, máy ảnh có thể kết nối 5G để chỉnh sửa ảnh, video và đăng trực tiếp lên web. Máy ảnh khi đó sẽ có nhiều tính năng như smartphone.
Tuy nhiên, hiện tại, các hãng sản xuất máy ảnh cũng phải vật lộn để khắc phục hậu quả do Covid-19 gây ra. Các sự kiện lớn, nhỏ, đều bị hoãn hoặc hủy, như Thế vận hội Olympic hay Paralympic. Điều này đã khiến việc kinh doanh các thiết bị ngành ảnh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Theo thống kê của BCN, doanh số máy ảnh ống kính rời không gương lật trong tháng 4 và 5 tại Nhật chỉ đạt 26,1 và 38% so với năm ngoái.
Olympus từ lâu đã là quá khứ
Trước tình cảnh bế tắc, ngày 24/6, Olympus đã tuyên bố bán mảng kinh doanh hình ảnh của mình, bao gồm máy ảnh, cho Japan Industrial Partners (JIP), một quỹ đầu tư có trụ sở tại Tokyo.
Lĩnh vực ảnh của Olympus ra đời năm 1936. Những dòng máy nổi tiếng là PEN và OM, chủ yếu là các mẫu compact nhỏ gọn.
Một máy ảnh Olympus được trưng bày trong cửa hàng Nhật năm 2009. Ảnh: Nikkei.
Để thích nghi với môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, Olympus đã tái cấu trúc, cắt giảm chi phí vận hành và sản xuất những mẫu ống kính cho lợi nhuận cao hơn. Nhưng những động thái này không đủ để duy trì công ty. Chikashi Takeda, Giám đốc tài chính của Olympus, nói: "Nếu chúng tôi tiếp tục, một lúc nào đó, chúng tôi sẽ đi tới đường cùng".
Ông Masahiro Shibano, Giám đốc mảng thị trường toàn cầu của tập đoàn Citigroup Nhật Bản, việc Olympus rút khỏi thị trường máy ảnh không có gì bất ngờ.
Mặc dù Olympus đổ lỗi cho sự lên ngôi của điện thoại thông minh và đại dịch Covid-19, ông Shibano chỉ ra rằng việc làm ăn của Olympus đã thất bại từ trước. Ngành máy ảnh số đạt đỉnh vào năm 2010, nhưng Olympus đã không có lời từ lúc đó. Công ty này chỉ báo cáo lợi nhuận đúng một lần trong suốt một thập kỷ qua.
Nếu hoạt động kinh doanh của Olympus ảm đạm đến mức phải "bán thân" như vậy, các đối thủ khác trong thị trường sẽ ra sao?
Theo Nikkei, thị trường máy ảnh kỹ thuật được thống trị bởi các nhà sản xuất Nhật Bản, trong đó, Canon chiếm 50% thị phần, Nikon và Sony khoảng 20% mỗi hãng, Olympus đạt khoảng 3%.
Theo ông Shibano, mặc dù tương lai ngành ảnh khó thấy "mặt trời", việc mua, bán, sáp nhập trong các hãng máy ảnh khó có thể xảy ra, do mỗi hãng phát triển một hệ thống ống kính riêng, không tương thích với nhau. Ngoài ra, lịch sử thương hiệu và giá trị của mỗi công ty cũng khác nhau, mà hình ảnh thương hiệu lại rất quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm.
Có thể sắp tới sẽ có những công ty thuộc lĩnh vực khác nhảy vào thị trường này. Cũng có thể một thương hiệu nữa rút lui. Đó là quy luật của sự phát triển. "Không thể tránh", ông nói.
Leica M10-R ra mắt: cảm biến 40MP, màn trập im lặng, giá 8.295 USD Mẫu máy ảnh có cảm biến lớn nhất dòng Leica M10 là M10-R vừa ra mắt, độ phân giải lên tới 40MP kèm theo một số cải tiến Leica M10-R là chiếc máy ảnh trong dòng M10 của nhà sản xuất có cảm biến Full-frame lớn nhất 40MP tương đồng với cảm biến của M10 Monochrom nhưng khác biệt là phiên bản R...