Chỉ cần tránh điểm liệt là đỗ lớp 10 nhiều trường THPT ở Thanh Hóa

Theo dõi VGT trên

Trong khi nhiều trường thí sinh khá áp lực khi có đông học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020 thì nhiều trường lại thiếu chỉ tiêu, thí sinh chỉ cần tránh điểm liệt là có thể đậu vào lớp 10 THPT. Thực tế, số học sinh chọn đi học nghề ngày càng tăng.

Nghịch lý thừa – thiếu trong tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020, toàn tỉnh Thanh Hóa có 35.623 thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT); Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT các trường công lập năm học 2019-2020 là 33.286 thí sinh.

Chỉ cần tránh điểm liệt là đỗ lớp 10 nhiều trường THPT ở Thanh Hóa - Hình 1

Số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 Trường THPT Mường Lát nói riêng và nhiều trường ở khu vực miền núi thấp hơn chỉ tiêu được giao.

Theo tìm hiểu, tại nhiều trường THPT ở khu vực miền núi có số lượng thí sinh ĐKDT ít hơn chỉ tiêu tuyển sinh.

Cụ thể như: Trường THPT Mường Lát (huyện Mường Lát) có 309 hồ sơ ĐKDT và xét nguyện vọng, chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường là 336 học sinh; Trường THPT Cẩm Thủy 2 (huyện Cẩ Thủy) có 233 hồ sơ ĐKDT và xét nguyện vọng, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh là 245; Trường THPT Thường Xuân 3 (huyện Thường Xuân) có 230 hồ sơ ĐKDT và xét nguyện vọng là 230, trong khi chỉ tiêu là 246 học sinh…

Tình trạng thiếu chỉ tiêu so với hồ sơ ĐKDT không chỉ diễn ra ở các trường miền núi mà tại nhiều trường THPT ở khu vực miền xuôi cũng tương tự.

Cụ thể, Trường THPT Ba Đình (huyện Nga Sơn) chỉ có 477 thí sinh ĐKDT và xét nguyện vọng, nhưng chỉ tiêu là 502 học sinh; Trường THPT Hoàng Lệ Kha (huyện Hà Trung) có 407 thí sinh ĐKD và xét nguyện vọng, chỉ tiêu là 420 học sinh; Trường THCS&THPT Thống Nhất (huyện Yên Định) có 199 hồ sơ ĐKDT và xét nguyện vọng, chỉ tiêu là 250 học sinh…

Những năm học gần đây, nhiều trường thiếu chỉ tiêu tuyển sinh, đặc biệt là các trường ở khu vực miền núi mặc dù điểm đầu vào thấp (có trường chỉ từ 3,5 – 5 điểm/3 môn thi) vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu, các thí sinh chỉ cần tránh điểm liệt là đỗ vào trường THPT công lập.

Chỉ cần tránh điểm liệt là đỗ lớp 10 nhiều trường THPT ở Thanh Hóa - Hình 2

Trường THPT Ba Đình, huyện Nga Sơn là một trường ở khu vực miền xuôi nhưng số lượng thí sinh đăng ký cũng ít hơn chỉ tiêu được giao.

Bên cạnh những trường có hồ sơ ĐKDT không đủ so với chỉ tiêu tuyển sinh thì một số trường có số hồ sơ ĐKDT và xét nguyện vọng vượt nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh.

Cụ thể, THPT Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa) có 787 hồ sơ ĐKDT và xét nguyện vọng, chỉ tiêu tuyển sinh là 533 học sinh; THPT Nguyễn Trãi (thành phố Thanh Hóa) có 519 hồ sơ ĐKDT và xét nguyện vọng, trong khi chỉ tiêu là 375 học sinh; THPT Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc) có 666 thí sinh ĐKDT và chỉ tiêu là 484 học sinh…

Theo ông Lê Văn Cương, Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa thì tình trạng nhiều trường có số hồ sơ ĐKDT không đủ so với chỉ tiêu năm nào cũng xảy ra. Nguyên nhân là, nhiều huyện thường có 2-3 trường THPT, do tâm lý của học sinh nên năm nay, trường này nhiều hồ sơ ĐKDT, nhưng năm sau, học sinh lo lắng lại nộp hồ sơ ĐKDT vào trường khác.

Kế hoạch tuyển sinh hàng năm thường căn cứ vào số học sinh đang học lớp 9. Cũng theo ông Cương, nhờ công tác phân luồng nên nhiều học sinh không ĐKDT vào lớp 10 THPT mà có những lựa chọn khác cho tương lai của mình. Vì vậy, có nhiều trường, số hồ sơ ĐKDT không đủ so với chỉ tiêu tuyển sinh được giao.

Học sinh không lựa chọn vào lớp 10 THPT ngày càng tăng

Video đang HOT

Thống kê của Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho thấy, năm học 2019-2020, tỉnh Thanh Hóa có 44.376 học sinh lớp 9, chỉ tiêu tuyển sinh là 33.286 thí sinh (đạt khoảng 75% số học sinh lớp 9 tuyển sinh vào lớp 10 THPT), số còn lại sẽ theo học các trường nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia vào thị trường lao động.

Tại huyện Nga Sơn, năm học 2018-2019, địa phương này có 1.783 học sinh đã hoàn thành chương trình THCS, trong đó có 1.386 học sinh ĐKDT vào lớp 10 THPT; số còn lại, các em lựa chọn học nghề hoặc đi lao động.

Theo ông Phạm Đức Anh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nga Sơn đó là do những năm gần đây, các nhà trường đẩy mạnh tuyên truyền về công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. Hơn nữa, thực tế nhiều sinh viên ra trường không có việc làm cũng khiến nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp của người dân và học sinh thay đổi.

Chỉ cần tránh điểm liệt là đỗ lớp 10 nhiều trường THPT ở Thanh Hóa - Hình 3

Học sinh lựa chọn đi học nghề ngày càng tăng.

Tại Trường trung cấp Nghề Nga Sơn, đến thời điểm hiện nay đã có hơn 300 hồ sơ đăng ký tuyển sinh vào trường, trong đó, có khoảng 90% là hồ sơ đăng ký của học sinh đã hoàn thành chương trình THCS trên địa bàn huyện.

Thầy Trần Anh Văn, Hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát cho biết, năm học 2018-2019, nhà trường được phép tuyển 80% học sinh tốt nghiệp THCS, nhưng trên thực tế chỉ tuyển được 60% (319 học sinh trúng tuyển vào lớp 10).

Năm học 2018 – 2019, huyện Mường Lát có 697 học sinh tốt nghiệp THCS, nhưng chỉ có 309 học sinh ĐKDT vào lớp 10 (năm nay, Trường THPT Mường Lát có 336 chỉ tiêu). Như vậy, hơn một nửa học sinh sau khi học hết THCS đều chọn đi học nghề hoặc đi lao động…

Qua số liệu thống kê của Sở GD&ĐT cho thấy, những năm gần đây, học sinh sau khi hoàn thành chương trình THCS đã lựa chọn học nghề tại các trung tâm dạy nghề – hướng nghiệp, các trường Trung cấp nghề, hoặc tham gia vào thị trường lao động ngày càng tăng.

Cụ thể: năm học 2016-2017, có 40.790 học sinh hoàn thành chương trình THCS, trong đó có 32.984 học sinh vào THPT còn 7.806 học sinh vào học các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, Trung cấp nghề, lao động tự do; Năm học 2017-2018, có 47.374 học sinh hoàn thành chương trình THCS, có 38.329 học sinh vào THPT, còn lại 9.045 học sinh vào các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, Trung cấp nghề, lao động tự do.

Còn năm học 2019-2020, nếu theo số lượng học sinh tốt nghiệp THCS và chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 (33.286 học sinh), sẽ có hơn 11.000 học sinh không theo học THPT.

Duy Tuyên

Theo Dân trí

Thanh Hóa: Vào đại học không còn là ưu tiên của nhiều học sinh trường miền núi

Tỷ lệ học sinh đăng kỳ thi THPT để lấy kết quả xét tốt nghiệp ở khu vực miền núi ngày càng tăng và có sự chênh lệch rõ rệt với các trường khu vực miền xuôi. Trong đó, có những học sinh mặc dù năng lực học tập khá, giỏi vẫn chọn chỉ xét tốt nghiệp chứ không xét tuyển vào đại học.

Chênh lệch giữa các trường miền núi và miền xuôi

Qua thống kê tại một số trường THPT trên địa bàn Thanh Hóa, có sự chênh lệch rõ rệt giữa khu vực miền núi và miền xuôi trong tỷ lệ đăng ký dự thi (ĐKDT) THPT quốc gia lấy kết quả xét tốt nghiệp (XTN) THPT và xét tuyển đại học (XTĐH), cao đẳng (CĐ).

Ghi nhận tại Trường THPT Cầm Bá Thước, huyện Thường Xuân, là trường ở khu vực miền núi của Thanh Hóa cho thấy, kỳ thi THPT quốc gia 2019, nhà trường có tổng 369 học sinh ĐKDT.

Trong đó, 206 học sinh ĐKDT lấy kết quả XTN; 163 học sinh ĐKDT lấy kết quả XTĐH, CĐ.

Nếu như kỳ thi THPT quốc gia 2018, tỷ lệ học sinh ĐKDT lấy kết quả XTN của nhà trường là hơn 36% thì năm nay, con số thí sinh ĐKDT để XTN là gần 56%.

Thầy Lê Khả Long, hiệu trưởng Trường THPT Cầm Bá Thước cho biết, xu hướng vào ĐH, CĐ không còn là ưu tiên của nhiều học sinh nhà trường. Trước thực trạng nhiều sinh viên ĐH tốt nghiệp ra trường không xin được việc làm, hiện nay, nhiều học sinh nhà trường sau khi tốt nghiệp THPT có nguyện vọng theo học nghề, đi xuất khẩu lao động hoặc đi kiếm việc làm để có thể nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình được ngay.

Thời gian qua, nhà trường cũng đẩy mạnh tuyên truyền, làm công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh từ năm lớp 10. Đồng thời, phối hợp với Đoàn thanh niên, các trung tâm giới thiệu việc làm về trường tư vấn, giới thiệu cho học sinh ngay từ năm đầu cấp.

"Người dân vẫn muốn con em đi học ĐH, CĐ, nhưng nhiều em ra trường không xin được việc làm. Qua thực tế của nhà trường, chỉ những em có học lực khá, giỏi trở lên mới có nguyện vọng thi lấy kết quả XTĐH, CĐ; còn lại, các em thi để có tấm bằng tốt nghiệp rồi đi học nghề...", thầy Long cho biết.

Thanh Hóa: Vào đại học không còn là ưu tiên của nhiều học sinh trường miền núi - Hình 1

Học sinh khối 12 đang "chạy nước rút" trước kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Đó cũng là thực tế của Trường THPT Mường Lát, huyện vùng cao biên giới Mường Lát.

Thầy Trần Anh Văn, hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát thông tin, nhà trường có 211 học sinh ĐKDT, trong đó chỉ có 58 em ĐKDT lấy kết quả XTĐH, còn lại là lấy kết quả XTN.

"Chủ yếu các em thi lấy kết quả XTN sau đó đi học nghề. Bởi vì do chất lượng của các em còn yếu, chưa đủ tự tin để tham gia xét tuyển vào các trường ĐH; xu hướng của các em học xong là đi học nghề và đi làm công nhân.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của thực trạng học ĐH ra không có việc làm, cụ thể trong thời gian qua, số đi học cử tuyển về, bố trí được công việc là rất khó nên tác động đến tâm lý các em không nhỏ", thầy Văn cho biết.

Từ thực tế đó, trên cơ sở năng lực của học sinh, nhà trường đã định hướng cho các em theo học nghề để sớm tìm được việc làm, phù hợp với đặc điểm tại địa phương và điều kiện gia đình.

Thanh Hóa: Vào đại học không còn là ưu tiên của nhiều học sinh trường miền núi - Hình 2

Tỷ lệ học sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia để lấy kết quả xét tốt nghiệp tại các trường miền núi chiếm hơn 50% so với xét tuyển đại học.

Trong khi đó, tại các trường ở khu vực miền xuôi, tỷ lệ ĐKDT THPT quốc gia để lấy kết quả XTN và XTĐH ngược lại hoàn toàn.

Ghi nhận tại Trường THPT Đào Duy Từ, thành phố Thanh Hóa cho thấy, kỳ thi THPT quốc gia 2019, nhà trường có 510 học sinh ĐKDT, 100% học sinh đều có nguyện vọng XTĐH, CĐ.

Theo thầy Trần Như Chuyên, hiệu trưởng Trường THPT Đào Duy Từ, sở dĩ như vậy là do chất lượng đầu vào của nhà trường luôn ở tốp đầu của tỉnh Thanh Hóa. Đây là tỷ lệ luôn chiếm ưu thế của nhà trường trong những năm qua.

Còn tại Trường THPT Quảng Xương 1, huyện Quảng Xương có 566 thí sinh ĐKDT, trong đó tỷ lệ ĐKDT để lấy kết quả XTN chỉ có 90 học sinh (chiếm 20%); còn lại 80% học sinh ĐKDT thi lấy kết quả XTĐH.

Theo thầy Lê Văn Dỵ, hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương 1 thì tỷ lệ này ổn định so với các năm học trước đây.

"Nhà trường hướng rất rõ cho các em, đưa thông tin của các trường ĐH, CĐ và học nghề cho các nhóm học sinh. Ví dụ như nhóm theo học kinh tế, kỹ thuật, chuyên ngành... Sau đó tuyên truyền cho các em nắm rõ, đặc biệt là nhóm vừa đi du học nước ngoài, vừa làm.

Con đường lựa chọn nên theo sở thích!

Trên thực tế, không phải hoàn toàn những học sinh có học lực trung bình mới chọn thi THPT quốc gia để lấy kết quả XTN mà có cả những học sinh có học lực khá, giỏi ĐKDT chỉ để lấy kết quả XTN thay vì XTĐH.

Em Lương Thị Thanh, học sinh lớp 12C1, Trường THPT Cầm Bá Thước là một trong những trường hợp như vậy.

"Em thấy mình cũng có khả năng thi vào ĐH, nhưng xét thấy đầu ra và điều kiện gia đình còn khó khăn nên em chọn thi để lấy kết quả XTN. Sở thích của em là viết truyện. Sau khi tốt nghiệp, em có dự định đi học Ngoại ngữ", Thanh chia sẻ.

Thanh Hóa: Vào đại học không còn là ưu tiên của nhiều học sinh trường miền núi - Hình 3

Thời gian qua, công tác tư vấn, hướng nghiệp được các nhà trường quan tâm.

"Ngay từ đầu năm học lớp 12, em đã có định hướng cho mình. Em thích làm cái gì em muốn và điều đó tốt cho em. Bạn bè cũng rất ủng hộ em, lúc đầu em nói ra, gia đình không ủng hộ lắm. Nhưng sau đó, bố mẹ cũng hiểu và tôn trọng lựa chọn của em", Thanh chia sẻ thêm.

Theo Thanh, lúc đầu em hơi phân vân về con đường mình lựa chọn sẽ chông gai hơn. Tuy nhiên, quan điểm của Thanh, trước hết là tự mình phải học hỏi. "Em nghĩ mình tự làm rồi giới thiệu đến mọi người rồi mọi người yêu thích thôi. Vào ĐH chỉ thi đỗ và đi học thôi, còn tương lai như thế nào thì chưa rõ", Thanh suy nghĩ.

"Nhiều bạn muốn chọn con đường vào ĐH theo sở thích và theo nguyện vọng của gia đình. Thậm chí, một số gia đình ép con chọn trường này, trường kia. Với em thì nên lựa chọn theo sở thích để sau này tốt cho công việc của mình", Thanh nêu quan điểm.

Nói về lựa chọn của học sinh, cô Lê Thị Hồng Vân, giáo viên chủ nhiệm lớp 12C1, cho biết, ai cũng mong muốn học trò của mình đi theo con đường thuận lợi nhất.

"Có lần đi chợ, tôi gặp lại học trò cũ từng đậu ĐH đang đi bán rau ở chợ. Đó là học sinh đã học phổ thông cách đây hàng chục năm và mất thêm nhiều năm học ĐH rồi ra trường, nhưng vẫn thất nghiệp. Nói vậy để thấy rằng, giữa thực tế và lý thuyết còn có độ vênh", cô Vân chia sẻ.

Từ đó, cô Vân có suy nghĩ về cách định hướng và tư vấn cho học sinh trước tiên là thực tế gia đình, rồi năng lực và nhu cầu xã hội.

Theo cô Vân, đặc biệt là khối xã hội, thực tế nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm. Chưa kể, quá trình theo học phải tiêu tốn bao nhiêu tiền của gia đình. Các em phải biết bản thân mình muốn gì, cần gì...

Câu chuyện về sự lựa chọn của cá nhân em Lương Thị Thanh cũng là một xu hướng đặt ra đối với không ít học sinh trước ngưỡng cửa tương lai của mình...

Duy Tuyên

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"
20:22:14 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin bị đột quỵ, danh hài Xuân Hinh lên tiếng về tình hình sức khỏe

Sao việt

23:35:03 05/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, danh hài Xuân Hinh đã đăng tải một clip để chia sẻ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

Tình thế đảo ngược với Enzo Fernandez ở Chelsea

Sao thể thao

23:33:20 05/11/2024
Inter Milan và Barcelona sẵn sàng thực hiện một động thái chuyển nhượng bất ngờ dành cho Enzo Fernandez khi cầu thủ này đối diện với tương lai bất định tại Chelsea.

Bóng hồng trong 'Độc đạo' tiết lộ cảnh bị cưỡng hiếp và 'ăn tát' nhiều nhất

Tv show

23:26:34 05/11/2024
Trong phim Độc đạo, diễn viên Thanh Huế vào vai Tuyết, một trong những bóng hồng gây chú ý trong phim. Và cũng là vai diễn mà nương tử bị đánh nhiều nhất.

Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc

Sao âu mỹ

23:22:24 05/11/2024
Ông trùm âm nhạc tai tiếng Diddy tròn 55 tuổi vào ngày 4.11 trong Trung tâm giam giữ Metropolitan ở Brooklyn, New York (Mỹ).

Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con

Sao châu á

23:18:37 05/11/2024
Nữ ca sĩ thừa nhận cáo buộc ngoại tình và cho biết cô đang suy ngẫm sâu sắc về những sai lầm của mình. với tư cách là 1 người vợ và người mẹ.

Tiết lộ thú vị từ nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất 'Độc đạo'

Hậu trường phim

23:10:53 05/11/2024
Mạnh Cường - diễn viên thủ vai Dũng kính lần đầu chia sẻ về những bí mật phía sau nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất phim Độc đạo .

Hồ Quỳnh Hương ám ảnh câu nói của NSND Hà Thủy

Nhạc việt

22:56:38 05/11/2024
Nhân tháng chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương chia sẻ chân thành về cô giáo kính yêu - Đại tá, NSND Hà Thủy.

Hai tài tử sexy nhất thế giới cùng xuất hiện trong bom tấn hành động 6.200 tỷ

Phim âu mỹ

22:43:59 05/11/2024
Chris Evans và The Rock - hai tài tử từng được tạp chí People bình chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh cùng góp mặt trong bom tấn 250 triệu USD Red One: Mật mã đỏ .

Bộ sưu tập các mẫu nhà vườn đẹp được nhiều người tìm kiếm

Sáng tạo

22:24:31 05/11/2024
Trở về với thiên nhiên, sở hữu một nhà vườn đẹp, trong lành, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều năng lượng tích cực.

Bức ảnh khiến nữ ca sĩ đỉnh nhất thế hệ Gen Z rơi vào rắc rối

Nhạc quốc tế

22:13:23 05/11/2024
Nắm chắc trong tay 9 giải Grammy, sở hữu tượng vàng Oscar cùng vô số kỷ lục âm nhạc, Billie Eilish là nghệ sĩ sinh trong thập niên 2000s out trình nhất hiện tại.

Chùm ảnh: Những nụ cười rạng rỡ của thầy và trò tại trường Tiểu học Xuân Vân

Netizen

21:52:29 05/11/2024
Vào một ngày thu cuối tháng 10, ở tỉnh Tuyên Quang bắt đầu se lạnh, những chiếc xe của Tiệm Tạp Hóa Ngược Xuôi mang những Vật Phẩm Hạnh Phúc gửi tặng các em học sinh trường Tiểu học Xuân Vân - nơi bị ảnh hưởng bởi lũ.