Chỉ cần thêm thứ này vào khi chế biến, món mướp xào sẽ thơm ngon, xanh mướt
Việc xào mướp bị thâm đen là vấn đề khiến các bà nội trợ cảm thấy cực kỳ ‘khó chịu’ bởi món ăn trông sẽ không đẹp mắt và có phần mất thẩm mỹ.
Mướp là loại thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe
Mướp là loại quả chủ yếu xuất hiện trong mùa hè. Nó không chỉ chế biến được thành nhiều món ăn ngon như nấu canh, xào, hấp, luộc… mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Mướp là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào
Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch… Mướp có nhiều tác dụng như vậy nên cứ đến hè, hầu như gia đình nào cũng mua loại quả này về chế biến.
Món ăn quen thuộc nhất là mướp dùng để nấu canh hoặc xào với các nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, khi xào hay nấu canh, mướp thường xảy ra tình trạng bị thâm đen, làm món mất thẩm mỹ của món ăn. Nguyên nhân là do trong quá trình nấu, mướp bị oxy hóa nên chuyển sang màu thâm đen.
Hướng dẫn cách giúp mướp không bị thâm đen khi chế biến
Để xào nấu mướp không bị thâm đen, các bạn làm theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 2 quả mướp ngon, tươi rồi gọt vỏ. Lưu ý, khi gọt, chỉ nên gọt mỏng vừa phải, không gọt quá dày làm mất đi nhiều thịt mướp.
- Bước 2: Mướp gọt xong, rửa sạch rồi bổ đôi, thái miếng vừa ăn.
- Bước 3: Cho mướp ngay vào một bát lớn, thêm một thìa muối, trộn đều, ướp trong 5 phút. Sử dụng muối để ướp mướp để chống sự oxy hóa khiến mướp không bị biến thành màu thâm đen sau khi tiếp xúc với không khí. Đây chính là bước quan trọng nhưng nhiều người hay quên nhất.
Video đang HOT
- Bước 4: Khi ướp mướp xong 5 phút, đổ nước vào bát mướp rồi nhẹ nhàng rửa từng miếng mướp rồi đổ bỏ nước. Sau đó thêm nước sạch vào bát mướp, lại thêm một chút muối vào, ngâm thêm 2 phút. Với cách làm này dù bạn nấu món gì đi nữa mướp cũng không còn bị thâm đen.
Trên đây là cách giúp bạn nấu mướp không bị thâm đen, hyy vọng nó sẽ hữu ích với bạn trong quá trình nấu nướng. Chúc các bạn thành công và có món ăn ngon miệng, đẹp mắt chiêu đãi cả gia đình!
Học 8X ăn sầu riêng triệt để, hạt và vỏ không vứt bỏ mà chế biến thành nhiều món ngon
Ăn sầu riêng "triệt để" thế này mới đỡ tiếc tiền bỏ ra mua sầu nhé chị em!
Sầu riêng là loại quả đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy không phải tất cả mọi người đều ăn được loại quả này vì mùi đặc trưng nhưng không thể phủ nhận, sầu riêng có sức hấp dẫn khó tả. Với những tín đồ sầu riêng, khi nhìn thấy loại quả này, dù thế cũng phải mua 1-2 trái về nhà thưởng thức cho bằng được.
Mặc dù thích ăn sầu riêng nhưng phần lớn mọi người chỉ ăn phần múi, thịt sầu riêng. Ăn xong thì các thứ còn lại như vỏ và hạt đều vứt bỏ. Tuy nhiên, vỏ và hạt sầu lại có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon rất ít người biết. Mới đây, chị Lê Nhung (37 tuổi, Thanh Hóa) chia sẻ cách tận dụng vỏ, hạt sầu để nấu trong hội nhóm Yêu Bếp trên facebook đã được rất nhiều người yêu thích.
Chị Lê Nhung
Dưới đây là các món ăn từ hạt sầu, vỏ sầu của chị Lê Nhung, các bạn có thể tham khảo:
1. HẠT SẦU RIÊNG NƯỚNG
Hạt sầu cung cấp tinh bột, chất béo tốt, kẽm, chất xơ... là món ăn vặt rất giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Sau khi ăn sầu xong, bạn chọn những hạt sầu to, dày đem rửa sạch rồi để ráo. Khi hạt sầu ráo nước, bạn xếp ngay ngắn vào nồi chiên không dầu, để 200 độ C và nướng tầm 5-7 phút, sau đó lật mặt và tiếp tục nướng với nhiệt độ và thời gian như vậy (tuỳ từng loại nồi mà có thể phải lật hay không lật).
Hạt sầu nướng ăn dẻo dẻo, thơm thơm như hạt mít nhưng không bột giống hạt mít mà có chút keo nhựa của hạt sầu rất đáng để thử một lần.
Ngoài nướng ra, hạt sầu có thể luộc nhưng sẽ không thơm bằng và bị nhớt hơn, nấu canh thịt, sườn hoặc cán nhỏ làm bánh hay sữa hạt cũng rất ngon.
2. VỎ SẦU, HẠT SẦU NẤU CANH SƯỜN NẤM
Nguyên liệu:
- Lớp thịt trắng ở vỏ sầu và hạt sầu
- Sườn hớt tươi ngon
- Nấm hương
- Hành khô, bột canh, mỳ chính (tùy ý)
Cách làm:
- Thịt vỏ sầu cắt miếng nhỏ vừa ăn (vỏ này cho vào nước dùng chủ yếu cho ngọt và thơm nước)
- Hạt sầu lột vỏ để nguyên hạt
- Cho hành, sườn và chút dầu ăn, bột canh, mỳ chính phi thơm, sau đó cho nước lọc, hạt sầu, vỏ sầu, nấm hương vào ninh đến khi chín.
Cảm quan: Nước dùng rất thơm và ngọt, vị đậm đà, hạt sầu nở tơi thơm ngậy ngon hơn khoai sọ nhiều, thịt vỏ sầu ăn bột bột, lạ miệng. Nói chung rất đáng tận dụng để nấu canh sườn hoặc thịt.
3. VỎ SẦU RIÊNG CHIÊN GIÒN
Nguyên liệu:
- Thịt vỏ sầu cắt miếng
- Bột mỳ
- Chút bột canh (có thể cho thêm trứng gà hoặc ăn ngọt thì họ đường tuỳ theo sở thích)
Cách làm:
- Luộc qua thịt vỏ sầu từ 2-3 phút.
- Cho bột mỳ, trứng gà, muối (hoặc đường) và nước lọc quấy đều (không loãng hay đặc quá).
- Cho dầu ăn ngập chảo rồi nhúng thịt vỏ vào bột và chiên thật giòn.
Cảm quan: Ăn giòn, thơm vị sầu riêng, ngậy.
Lưu ý: Hạt sầu làm sữa hạt với chiên bánh cũng ngon. Còn gai sầu thì thái lát phơi khô hãm nước uống chữa đầy bụng khó tiêu với bổ phế.
Sấu đang sẵn mà chỉ mỗi nấu canh cũng phí, mạnh dạn kết đôi cùng thịt lợn theo cách này đảm bảo cả nồi cơm cũng "đánh bay" Đang rộ mùa sấu, chị em thử chế biến món này xem, đảm bảo kết ngay từ lần đầu tiên thưởng thức. Quả sấu chua chua của miền Bắc đã trở thành cảm hứng ẩm thực của nhiều chị em. Vào mùa hè, các món ăn từ quả sấu như vịt om sấu, canh rau muống dầm sấu hay nước sấu đá ......