Chỉ cần nóng thêm vài chục độ, Trái đất sẽ dần khắc nghiệt như sao Kim
Trái đất chỉ cần nóng lên thêm vài chục độ, một quá trình nóng lên nhanh chóng sẽ được kích hoạt và khiến hành tinh của chúng ta trở nên khắc nghiệt như sao Kim.
Hôm 18.12, các nhà nghiên cứu cho biết lần đầu tiên họ đã mô phỏng tất cả các giai đoạn của hiệu ứng nhà kính và phát hiện ra rằng nó có thể biến hành tinh xanh của chúng ta thành “địa ngục” đến mức không thể ở được trong những thế kỷ tới.
Theo NASA, Trái đất sẽ chỉ cần nóng lên thêm vài chục độ là sẽ khởi động cho quá trình nóng lên nhanh chóng, khiến hành tinh của chúng ta trở nên khắc nghiệt như sao Kim, nơi mà nhiệt độ bề mặt trung bình khoảng 464 độ C.
Một nhóm các nhà thiên văn học từ Đại học Geneva ( UNIGE), với sự hỗ trợ từ các phòng thí nghiệm CNRS của Pháp ở Paris và Bordeaux, tuyên bố họ là những người đầu tiên mô phỏng tất cả các giai đoạn của hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát.
Về cơ bản, hiệu ứng nhà kính là quá trình mà một số loại khí trong bầu khí quyển Trái đất đóng vai trò như lớp ủ nhiệt từ Mặt trời thay vì để ánh sáng phản xạ từ bề mặt trở về không gian.
Một số khí nhà kính xuất hiện một cách tự nhiên, giống như hơi nước. Những chất khác, chẳng hạn carbon dioxide hay mê tan, tăng đột biến thời gian gần đây do con người đốt nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm như than, dầu và khí đốt.
Hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát đã được kiểm chứng trong nghiên cứu chung giữa UNIGE và CNRS. Hiện tượng này xảy ra khi bức xạ mặt trời tăng lên, khiến nhiệt độ của một hành tinh gia tăng mạnh mẽ đến ngưỡng giới hạn.
Các nhà thiên văn học cho biết: “Từ giai đoạn đầu của quá trình, cấu trúc khí quyển và độ che phủ của đám mây trải qua những thay đổi đáng kể, dẫn đến hiệu ứng nhà kính gần như không thể ngăn chặn và rất phức tạp để đảo ngược”.
Video đang HOT
Không thể đảo ngược
Nghiên cứu này một phần cung cấp thêm một công cụ nghiên cứu khí hậu trên các hành tinh khác, đặc biệt là những ngoại hành tinh quay quanh các ngôi sao bên ngoài hệ Mặt trời, và giúp xác định tiềm năng tồn tại sự sống của chúng, đồng thời, nghiên cứu cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc về một số rủi ro đối với khí hậu Trái đất trong những thế kỷ tới.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh sự khác biệt giữa Trái đất, một chấm màu xanh lam và xanh lục tuyệt vời được bao phủ bởi các đại dương và thảm thực vật với sao Kim, một hành tinh chứa lưu huỳnh chết chóc đến mức vi trùng cũng không sống nổi và là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta.
Nhưng nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thiên văn học và Vật lý thiên văn đã phát hiện ra rằng “một sự gia tăng rất nhỏ của bức xạ mặt trời – dẫn đến nhiệt độ Trái đất toàn cầu chỉ tăng vài chục độ – cũng sẽ đủ để kích hoạt quá trình mất kiểm soát không thể đảo ngược này trên hành tinh của chúng ta và làm môi trường trở nên khắc nghiệt như sao Kim”.
Ý tưởng về hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát thực ra không phải là điều mới mẻ. Đã từng có những ý tưởng hình dung ra một hành tinh phát triển từ trạng thái ôn hòa như trên Trái đất sang trạng thái có nhiệt độ bề mặt trên 1.000 độ C.
Các nhà nghiên cứu cho biết, hiệu ứng nhà kính nếu ở mức vừa phải là rất cần thiết, đồng thời chỉ ra rằng nếu không có nó, nhiệt độ trung bình của Trái đất sẽ lạnh tới dưới mức đóng băng và biến Trái đất trở thành một quả cầu phủ băng khắc nghiệt với sự sống.
Nhưng ngược lại, hiệu ứng nhà kính quá mạnh sẽ làm tăng sự bốc hơi của đại dương, dẫn đến làm tăng lượng hơi nước – một loại khí nhà kính tự nhiên – trong khí quyển. Điều này giống như người bị nóng chảy mồ hôi nhưng lại phải khoác một tấm chăn khiến họ càng nóng hơn.
Ngưỡng quan trọng là bao nhiêu?
Guillaume Chaverot, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Có một ngưỡng quan trọng đối với lượng hơi nước này, mà nếu vượt quá ngưỡng đó thì hành tinh của chúng ta không thể hạ nhiệt được nữa. Từ đó, mọi thứ bị cuốn đi cho đến khi đại dương bốc hơi hoàn toàn và nhiệt độ lên tới vài trăm độ (C)”.
Các mô phỏng trước đây chỉ tập trung vào trạng thái ôn hòa trước khi hiệu ứng mất kiểm soát xảy ra hoặc ở trạng thái không thể ở được sau khi mất kiểm soát. Còn giờ, các nhà nghiên cứu cho biết họ là những người đầu tiên mô phỏng được toàn bộ quá trình.
Hiện Chaverot đang điều tra xem liệu khí nhà kính do con người thải ra có thể kích hoạt quá trình thoát hơi nước tương tự như việc tăng nhẹ độ chiếu sáng của Mặt trời hay không.
Các nhà khoa học khí hậu đã cảnh báo rằng nếu nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng hơn 1,5C so với thời kỳ Tiền công nghiệp, chúng ta có thể gây ra biến đổi khí hậu không thể kiểm soát. Mặc dù điều đó không hoàn toàn giống như quá trình hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát, nhưng họ cảnh báo rằng Trái đất không còn xa “kịch bản tận thế”.
Xuất hiện thứ bí ẩn này, Trái Đất có thể va chạm Sao Kim
Một nghiên cứu mới từ Pháp và Mỹ chỉ ra một loại vật thể vô gia cư được xác định là rất phổ biến gần đây gần đây thực sự đủ nguy hiểm với Trái Đất.
Sử dụng chính hệ Mặt Trời làm ví dụ, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bordeaux (Pháp) và Viện Khoa học hành tinh (Mỹ) đã chỉ ra mối nguy của các ngôi sao "vô gia cư" đối với chúng ta cũng như các hệ sao khác trong thiên hà Milky Way.
Ảnh đồ họa mô tả một ngôi sao lang thang trong thiên hà - Ảnh: UNIVESE TODAY
Thông thường, các ngôi sao được gắn chặt với thiên hà của chúng, thậm chí sở hữu nhiều hành tinh và trải qua cuộc đời "ổn định" như Mặt Trời.
Tuy nhiên, đôi khi có điều gì đó phá vỡ mối liên kết, ví dụ ngôi sao đó chẳng may đến quá gần lỗ đen siêu khối ở trung tâm thiên hà của nó, nó sẽ bị hất bay và thành kẻ lang thang vô định, theo Science Alert.
Chúng có nhiều biệt danh như "ngôi sao bất hảo", "sao liên thiên hà", "sao siêu tốc", vì cách mà chúng di chuyển cực nhanh,
Những ngôi sao lang thang đó gần đây đã được chứng minh là không hiếm trong không gian giữa các vì sao, và cũng không ít cái đang lang thang vô trật tự trong thiên hà của chúng ta.
Điều gì sẽ xảy ra với Trái Đất nếu một "kẻ bất hảo" như vậy đến quá gần?
Tác động của một ngôi sao với một hành tinh nhỏ bé như chúng ta là cực lớn cho dù chúng vẫn ở xa hàng chục đơn vị thiên văn.
Để kiểm tra, các nhà khoa học đã lập nên nhiều mô phỏng về cách mà một ngôi sao vô gia cư có thể tác động đến Thái Dương hệ nếu nó đi qua chúng ta trong khoảng cách dưới 100 AU (đơn vị thiên văn, 1 AU bằng với khoảng cách Mặt Trời - Trái Đất).
Kết quả cho thấy với khoảng cách này, nó chắc chắn ảnh hưởng đến quỹ đạo các hành tinh.
Một tin vui là phần lớn trong số 12.000 mô phỏng cho thấy hệ Mặt Trời sẽ không bị mất hành tinh nào cả, dù vẫn không chắc sự ảnh hưởng về quỹ đạo có ảnh hưởng đến trạng thái của các hành tinh - bao gồm sự sống - hay không.
Vẫn có 8 kịch bản nguy hiểm có thể xảy ra, có cái xác suất lên đến vài phần trăm.
Sao Thủy sẽ chịu nguy hiểm cao nhất bởi một cú tông trực diện vào Mặt Trời.
Các kịch bản xấu khác bao gồm: Trái Đất va chạm Sao Kim, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương bị văng mất, văng 6 hành tinh trừ Trái Đất và Sao Mộc, chỉ có Sao Mộc "sống sót", hoặc kém may mắn hơn là Mặt Trời mất cả 8 hành tinh.
Cú tác động có thể mạnh đến nỗi một số hành tinh bị chui vào Đám mây Oort, một quần thể sao chổi và tiểu hành tinh băng giá khổng lồ ở rìa hệ Mặt Trời.
Có khoảng 1% xác suất một ngôi sao bất hảo đến gần ở mức nguy hiểm này trong vòng 1 tỉ năm, cho thấy chúng ta vẫn tương đối an toàn trước dạng vật thể bí ẩn này.
1 tỉ năm cũng là thời gian mà nhóm nghiên cứu tính toán Trái Đất sẽ còn sinh sống được, trước khi Mặt Trời già cỗi trở nên quá sáng và khiến các điều kiện bề mặt không còn phù hợp với sự sống.
Hai ngoại hành tinh gần Trái Đất có thể từng chứa sự sống Việc phát hiện hai ngoại hành tinh có nét tương đồng với Trái Đất, nhưng già hơn nhiều, làm dấy lên cuộc thảo luận về sự sống ngoài hành tinh. Nhà thiên văn học kiêm giáo sư tại Đại học Cardiff, - Jane Greaves đã xác định được hai ngoại hành tinh mới quay quanh ngôi sao chủ cách Trái Đất từ 70...