Chỉ cần đăng ký là đi… thi học sinh giỏi
Trước đây, đối tượng thi học sinh giỏi là các em có năng khiếu về một môn học nào đó. Nay nhiều trường lấy từ lớp bồi dưỡng vốn là lớp do học sinh tự đăng ký và phụ huynh đóng tiền học.
Để chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội vào tháng 3/2012, trước đó các trường đều phải cho học sinh trải qua các vòng thi trường, quận/ huyện. Vì vậy, một số trường ngay khi bắt đầu năm học đã chuẩn bị lựa chọn và bồi dưỡng học sinh.
Đóng tiền để được… bồi dưỡng
Tại trường THCS Xuân La (Tây Hồ), ngay từ tháng 9, học sinh của trường đã được đăng ký và bắt đầu học lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên, để học sinh đăng ký tham gia mỗi phụ huynh phải tự nguyện đóng tiền hỗ trợ cho giáo viên, ít nhất là 200.000 đồng. Bác Nguyễn Hòa, phụ huynh của học sinh trường THCS Xuân La, tỏ ra vui mừng cho biết ban đầu gia đình rất tự hào vì trong lớp gần 30 học sinh sinh mà cháu lại được chọn đi thi học sinh giỏi. Nhưng khi trường phổ biến phải đóng tiền thì gia đình lại muốn rút tên cháu ra khỏi danh sách.
Trong khi đó, không ít học sinh cho rằng đăng ký thi những môn như giáo dục công dân, sử, địa sẽ dễ hơn vì chỉ cần chăm chỉ học thuộc hoặc viết như viết văn sẽ có cơ may đoạt giải. Em Hoàng Tuấn (học sinh trường THCS Xuân La) cho biết, năm ngoái em đăng ký thi môn tiếng Anh nhưng bị loại ngay ở vòng trường nên năm nay em “phục thù” bằng cách đăng ký môn giáo dục công dân. Chỉ là một môn học thuộc nên biết đâu lại được thi vòng tiếp theo. Cô Mai, phụ huynh em Tuấn cho biết, cháu được chọn đi học bồi dưỡng mà gia đình cũng chẳng thấy mừng vì chỉ là môn phụ chứ không phải môn toán, văn. Điều đó, làm cho Tuấn tăng thêm áp lực học hành và thi cử.
Chưa kể, không ít phụ huynh tỏ ra ngạc nhiên khi thấy điều kiện học lớp bồi dưỡng quá đơn giản. Anh Đình Thắng, phụ huynh HS lớp 9 trường THCS Việt Hưng (Long Biên), cho biết vì cứ nghĩ đi thi học sinh giỏi cần phải có học lực giỏi, xuất sắc nên khi cháu nói được bồi dưỡng học sinh giỏi, gia đình không tin vì sức học của cháu trong lớp chỉ thuộc dạng khá. Nhưng gia đình xác định tư tưởng giống như cho cháu đi học thêm vì phụ huynh vẫn phải đóng 20.000 đồng/1 buổi học.
Video đang HOT
Tìm nguồn học sinh đi thi không phải là dễ.
Chạy theo thành tích?
Thầy Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng trường THPT Vạn Xuân (Long Biên), cho biết mặc dù để có được đội tuyển từ 1-3 học sinh đi thi không phải điều dễ dàng. Vì nhà trường sẽ phải động viên, khuyến khích các giáo viên giỏi bỏ thêm công sức và thời gian để ôn luyện cho học sinh. Chưa kể, trong khoản chi của trường lại không có khoản chi cho giáo viên dạy học sinh giỏi. Do vậy, một số trường thu tiền bồi dưỡng học sinh giỏi từ phụ huynh HS. Nhưng đó là điều bất hợp lý, làm cho lớp bồi dưỡng thành lớp học thêm “chất lượng cao”. GS. Văn Như Cương nhận định, bồi dưỡng học sinh giỏi phải là chính giáo viên nhận thấy học sinh có năng khiếu 1 môn nào đấy. Từ đó, giúp học sinh tiếp thu và phát huy tốt hơn, sáng tạo hơn chứ không cần chạy theo những bài thi luyện tập. Các trường hiện nay mục tiêu chủ yếu bồi dưỡng học sinh giỏi để chạy theo thành tích nhưng cái gì cũng quy ra tiền, thì đó là điều không nên.
Trong khi đó, việc tìm nguồn học sinh cho các môn như sử, địa, sinh lại không dễ dàng. Một giáo viên ở trường THCS Việt Hưng (Long Biên) cho biết, đối với các môn học như toán, văn, ngoại ngữ việc tìm nguồn học sinh để bồi dưỡng thì đơn giản, nhưng với các môn học khác thì khó. Một số HS đã nói nếu thi trượt môn toán, văn thì mới đăng kí học các môn khác. Do đó, có học sinh học các môn khác là điều rất đáng quý và cần phải tiếp tục động viên, bồi dưỡng để HS đạt kết quả tốt nhất. Cùng ý kiến với giáo viên trường THCS Việt Hưng, thầy Đại cũng cho rằng, các trường có thể động viên giáo viên bằng cách tính theo tiết thừa giờ với số giờ cao lên hoặc khi học sinh đoạt giải giáo viên sẽ được thưởng. Hiện nay, ngân sách chi cho các trường so với trước đây đã tăng lên vậy có thể dùng ngân sách để tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong phần chi của các trường sở tài chính hoặc sở GD-ĐT nên có quy định các trường được phép chi ở mức nào đó cho bồi dưỡng HS giỏi. Như vậy, ban giám hiệu các trường mới mạnh dạn làm.
Theo ĐVO
Cô bé 11 tuổi xin học lớp 12
Phạm Thanh Ngọc, con của một gia đình làm nông ở tỉnh Lâm Đồng mới 11 tuổi và dù chưa qua trường lớp bao giờ nhưng đã khá thành thạo trong giải bài tập Toán bậc THPT, Vật lý lớp 10.
Từ nhỏ chỉ tự học ở nhà
Thầy Trần Xuân Việt, giáo viên Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Di Linh- Lâm Đồng) kể lại trên báo Tiền Phong về lần đầu gặp học trò bé con này cách đây 3 năm: Hôm đó, mẹ dẫn Ngọc đến lớp dạy thêm Toán 10 của thầy Việt và xin cho con học. Mẹ nói em mới 8 tuổi nhưng đã học xong toán lớp 9, nay xin học tiếp chương trình Toán lớp 10.
Ban đầu, thầy Việt từ chối nhưng sau khi kiểm tra, thấy Ngọc làm đúng hầu hết bài tập trong SGK lớp 9 và 70% bài dành cho học sinh giỏi cuối cấp 2, thầy đã nhận cô học trò này vào học để phát triển năng khiếu toán học đặc biệt. Bây giờ Ngọc đã 11 tuổi và đang theo học với hoc sinh khá giỏi của lớp 12 ban A.
Từ trước khi được thầy Việt nhận vào học, Phạm thanh Ngọc chỉ tự học ở nhà.
Ông Phạm Xuân Thành, bố của Ngọc cho biết: Mới hơn 2 tuổi, bé Ngọc đã đòi bố dạy chữ và nhanh chóng biết viết, làm tính. Sau đó, Ngọc đã giải được gần hết các bài toán trong SGK tiểu học. Hơn 7 tuổi, Ngọc đã học hết chương trình toán cấp 2 và học được một số kiến thức về Vật Lý, Hóa học, Lịch sử... Bé không thích đồ chơi mà chỉ thích đọc sách, nhất là sách toán. Bé cũng không có bạn đồng trang lứa và khá nhút nhát.
Ngọc từng được bố mẹ đưa đến trường nhưng vì đã biết hết chương trình toán học cấp 1 và cấp 2 nên thường xuyên kêu chán. Bố mẹ quyết định tìm thầy dạy chương trình Toán và Vật Lý cấp 3 ở nhà cho con.
Hiện tại, Ngọc đang học chương trình Vật Lý lớp 10 với thầy Nguyễn Hoài Nam, giáo viên trường THPT Nguyễn Viết Xuân. Thầy Nam cho biết: mức độ tiếp thu bài của Ngọc đạt loại khá, ham học hỏi và luôn hỏi bài đến nơi đến chốn.
Theo quy định, chưa được học vượt lớp
Báo Thanh niên kể lại, bé Ngọc rất thích chương trình Đường lên đỉnh Olympia và có thể trả lời 40% câu hỏi của chương trình. Bé muốn đi học cấp 3 để có điều kiện đăng ký dự thi chương trình này.
Tuy nhiên, do vướng quy định học vượt lớp của ngành giáo dục nên mong muốn của gia đình bé hiện không được Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng chấp nhận.
Ông Huỳnh Văn Bảy - Phó Giám đốc Sở GD - ĐT Lâm Đồng giải thích, theo Điều lệ trường trung học hiện hành, HS phải học qua bậc tiểu học và THCS. Đối với HS có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Độ tuổi của Ngọc chỉ có thể học ở bậc tiểu học hoặc lớp 6 THCS (nếu đã được xét tốt nghiệp tiểu học) nhưng em chưa từng học ở trường nào và cũng chỉ tự học hoặc học thêm bên ngoài một vài môn.
Ông Bảy cho biết thời gian tới sẽ cử đoàn cán bộ xuống sát hạch, thẩm định khả năng, trình độ của Ngọc. Nếu cháu có khả năng đặc biệt sẽ báo cáo đề xuất với Bộ GD - ĐT hướng giải quyết. Nếu Ngọc có năng lực đặc biệt, có thể cho em tham dự những lớp đào tạo chuyên biệt.
Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởngVụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay, Luật Giáo dục và Điều lệ trường THCS, THPT có quy định người học có sự phát triển sớm về trí tuệ có quyền học vượt lớp, học trước tuổi trong phạm vi cấp học.
Ông thận trọng nói phải nhìn nhận toàn diện về sức khỏe tâm thần, thể chất để xác định một đứa trẻ trưởng thành đến mức độ nào. Nếu không cẩn thận, cho trẻ đi học vượt tuổi thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần.
Hiện tại, Bộ GD-ĐT chưa nhận được đề nghị nào của địa phương. Theo phân cấp quản lý, ngành giáo dục địa phương sẽ có trách nhiệm khảo sát học sinh có đủ điều kiện học hay không.
Theo BĐVN
Thí sinh cao đẳng trổ tài ca hát, kể chuyện Diện trên mình những trang phục dân tộc truyền thống, các cô giáo trẻ tương lai hòa mình vào điệu nhạc, thể hiện tài năng ca hát và kể chuyện. Đây là buổi thi môn năng khiếu tại Cao đẳng Sư phạm trung ương (Hà Nội). Các thí sinh ngồi đợi đến lượt biểu diễn tại hành lang bên ngoài phòng thi. Thí...