Chỉ cần bỏ ra 50 triệu đồng là đã có thể sở hữu một ngôi nhà đẹp mê ly
Nhà lắp ghép là khái niệm còn khá mới mẻ đối với nhiều người nhưng nhờ vào những ưu điểm như dễ thi công, giá thành rẻ mà gần đây nó đã nhận được rất nhiều sự chú ý từ người dân và các chủ đầu tư.
Trước đây, nhắc đến nhà lắp ghép là mọi người sẽ nghĩ ngay đến những căn nhà tạm bợ có giá thành rất rẻ dùng làm chỗ ở cho công nhân, làm nhà kho hay nhà tạm cho các khu điều hành của dự án. Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, giờ đây nhà lắp ghép còn được sử dụng làm nhà để ở cho những người trẻ tuổi, cặp vợ chồng mới cưới hoặc làm homestay cho những địa điểm kinh doanh du lịch với chi phí vừa phải.
Với những ưu điểm về giá thành thấp, thi công dễ dàng nhanh chóng, tính thẩm mỹ cao, mẫu mã đa dạng và rất thân thiện với môi trường nên nhà lắp ghép ngày càng được biết đến và sử dụng rộng rãi.
Giá thành rẻ, thi công dễ dàng, nhanh chóng khiến nhà lắp ghép được nhiều người ưa chuộng.
Cấu tạo của một ngôi nhà lắp ghép sử dụng những loại vật liệu nhẹ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cũng như an toàn tuyệt đối. Khung cột, kèo, xà gỗ đều được sử dụng thép CT3 mạ kẽm. Tấm che, vách ngăn sử dụng loại có cấu tạo 2 mặt bằng tôn, ở giữa là lớp xốp/PU cách nhiệt và cách âm. Tấm lợp mái nhà dùng loại tôn dày. Cửa đi và cửa sổ thường là loại cửa nhôm kính, cửa thép hoặc cửa panel.
Nhà lắp ghép được cấu tạo từ những vật liệu nhẹ nhưng rất bền bỉ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Giá thành của một ngôi nhà lắp ghép tùy thuộc vào diện tích cũng như loại vật liệu được sử dụng. Rẻ nhất là 50 triệu đồng cho một căn nhà lắp ghép, loại đắt tiền hơn thì có thể dao động từ khoảng 150 triệu đến 600 triệu đồng, chưa bao gồm chi phí thi công điện, nước. Mức giá trên thị trường hiện nay cho một ngôi nhà lắp ghép sử dụng khung thép là vào khoảng 1,2 – 2,5 triệu đồng/m2. Cao cấp hơn thì có nhà phong cách thuần Việt với giá dao động khoảng 2 – 2,5 triệu đồng/m2. Đắt nhất là loại nhà Nhật di động với giá lên đến hơn 5 triệu đồng/m2.
Nhà lắp ghép có tính thẩm mỹ cao và rất đa dạng về mẫu mã.
Video đang HOT
Theo anh Đức Việt – giám sát thi công nhà lắp ghép tại Hà Nội chia sẻ, hiện nay thời gian để thi công hoàn chỉnh một ngôi nhà cho khách hàng chỉ khoảng 7 đến 10 ngày. Đây là với những mẫu nhà đã có sẵn, còn những ngôi nhà 2 tầng hoặc có điều chỉnh trong thiết kế theo ý thích của chủ nhân thì thời gian thi công sẽ lâu hơn, khoảng chừng 20 – 25 tuần để hoàn thiện.
Khách hàng lựa chọn nhà lắp ghép đa phần là những người còn trẻ tuổi, họ có đất nhưng chưa có nhiều kinh phí để xây dựng một ngôi nhà kiểu truyền thống nên đã lựa chọn kiểu nhà này để tiết kiệm tiền bạc cũng như thời gian. Tuổi thọ trung bình của một ngôi nhà lắp ghép lên đến 30 – 50 năm, hoàn toàn phù hợp để những gia đình trẻ sử dụng lâu dài.
Có nhiều thế mạnh vượt trội như vậy nhưng theo anh Đức Việt, nhà lắp ghép vẫn tồn tại một số nhược điểm. Đó là về độ bền nếu so với nhà bê tông bình thường, dù làm bằng những loại vật liệu tiên tiến nhất nhưng loại nhà này vẫn không thể bền vững bằng nhà kiểu truyền thống. Một điểm trừ nữa là thi công xây dựng nhà lắp ghép đòi hỏi không gian, diện tích rất rộng. Chính vì thế nhà lắp ghép không phù hợp với nhà ngõ hoặc phố nhỏ với diện tích khiêm tốn.
Nhược điểm của kiểu nhà này là cần không gian rộng để thi công, lắp ghép.
Nhiều người khi có định xây dựng một căn nhà lắp ghép lại đang gặp phải một vấn đề khá đau đầu khi thông tin về kiểu nhà này đang khá nhiễu loạn. Vì là xu thế mới nên chưa nhiều người tìm hiểu rõ các thông tin về giá thành cũng như các loại vật liệu dựng nhà.
Trần Hiền (28 tuổi sống tại Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, vợ chồng chị đang có ý định xây dựng một căn nhà lắp ghép với tài chính khoảng 150 triệu đồng. Thế nhưng khi nhận được tư vấn báo giá, chị cảm thấy khá lúng túng vì có quá nhiều loại vật liệu, giá cả thì chênh lệch đến hàng chục triệu đồng. Trước ma trận thông tin ấy, chị Hiền vẫn chưa thể quyết định được sẽ xây dựng căn nhà của mình như thế nào.
“Một bên khá lớn tư vấn cho tôi nên dùng vách ngăn có cấu tạo 2 mặt bằng tôn, giữa lớp xốp/ PU cách nhiệt tốt, cách âm dày 50- 100 mm, tấm lợp là loại dày 100 – 150 mm. Hệ thống cửa đi và cửa sổ thì sử dụng cửa nhôm kính. Một bên khác thì lại mời chào tôi sử dụng cửa nhựa lõi sắt, cửa gỗ, cửa uPVC, cửa kính cường lực… làm cho tôi chóng hết cả mặt” – chị Hiền tỏ ra hoang mang.
Theo một nhà thầu chuyên thi công nhà lắp ghép, trước những thông tin nhiễu loạn như vậy, khách hàng cần bình tĩnh và xác định rõ số chi phí mà mình bỏ ra cho ngôi nhà. Để có thể cân đối giữa diện tích cũng như chi phí vật liệu, chi phí hoàn thiện tránh việc phát sinh hạng mục dẫn đến đội vốn quá cao so với dự tính ban đầu.
Những căn nhà có chi phí xây dựng chỉ từ 50 triệu đồng vẫn đẹp long lanh
Với chi phí từ 50 -150 triệu đồng, cao hơn là 600 triệu đồng cho mẫu cao cấp hoặc nhiều tầng, nhà lắp ghép có thể giải được bài toán về chi phí làm nhà ít, tiết kiệm thời gian thi công.
Nếu như trước đây, nhà lắp ghép giá rẻ, với thiết kế đơn giản thường được dựng nên làm nhà ở cho công nhân, khu điều hành dự án hoặc nhà kho, thì nay chúng bắt đầu được nhiều người trẻ, gia đình trẻ có chi phí vừa phải cho việc làm nhà hoặc người kinh doanh homestay tại vùng ngoại ô lựa chọn, với nhiều kiểu mẫu đa dạng, thẩm mỹ cao.
Cột, tường, sàn nhà, mái nhà, cửa chính, cửa sổ... của ngôi nhà sẽ được lắp ráp bằng các vật liệu nhẹ. Đơn cử, mái nhà bằng tôn, tường bằng gỗ, thay vì xây gạch theo cách truyền thống, nhưng ngôi nhà vẫn có cách âm chống ồn bằng vách PU.
Tùy theo diện tích và vật liệu mà mỗi ngôi nhà có giá rẻ nhất từ 50 triệu đồng, đắt hơn là từ 150 - 600 triệu đồng (chưa tính chi phí điện, nước). Nếu là nhà dùng khung thép, mức giá dao động hiện nay mà các nhà cung cấp đưa ra khoảng 1,2 - 2,5 triệu đồng/m2. Hoặc tùy theo kết cấu nhà với phong cách thuần Việt dao động từ 2- 2,5 triệu/m2. Nhà Nhật di động có giá từ 5 triệu đồng/m2.
Giá rẻ và thời gian thi công nhanh khiến nhà lắp ghép được ưa chuộng.
Các mẫu nhà cũng liên tục được điều chỉnh với nhiều phong cách cổ điển, hiện đại, mang tính thẩm mỹ, đề cao công năng sử dụng và tiết kiệm chi phí cho gia chủ.
Mẫu nhà đa dạng. (Nguồn ảnh: Jimmy Ngô)
Theo Tuấn Anh, trưởng nhóm thi công nhà lắp ghép tại Hoài Đức, Hà Nội, với những mẫu nhà có sẵn, thời gian lắp ghép, hoàn thiện để khách hàng về ở chỉ khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Với những căn 2 tầng hoặc được điều chỉnh theo ý muốn riêng của gia chủ sẽ mất chừng 20 - 25 tuần để hoàn thiện.
Đa phần khách hàng là người đã có đất xây dựng nhưng chưa đủ kinh phí để làm nhà theo kiểu truyền thống nên chọn nhà lắp ghép để tiết kiệm tiền và thời gian thi công. Tuổi thọ của dạng nhà này lên tới 30-50 năm.
"Nhà lắp ghép dễ di chuyển đến địa điểm khác, mở rộng hay nâng cấp hạng mục chi phí thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là do cấu kiện sản xuất trực tiếp tại nhà máy, chở trực tiếp thì nhà máy đến điểm lắp dựng, vậy nên điểm lắp ghép cần có không gian đủ rộng. Nếu là nhà phố, trong ngõ nhỏ thì việc thi công khó phù hợp", anh Tuấn Anh chia sẻ.
Thi công nhà lắp ghép cần không gian rộng...
... Thuận tiện cho việc chở vật liệu.
Mặc dù tiện và tiết kiệm chi phí, việc có nhiều vật liệu mới cùng các mức báo giá chênh lệch, khiến không ít khách hàng phân vân khi bắt tay vào làm nhà lắp ghép.
Như Quỳnh (32 tuổi sống tại Hà Nội) tâm sự, với mức tài chính ấn định 150 triệu động, chị nhận được báo giá, thời gian thi công nhiều nơi khá chênh lệch, thậm chí làm vênh tiền khoảng 20 - 50 triệu đồng. Chưa kể, giữa một "rừng" thông tin về vật liệu mới khiến chị khá bối rối.
"Ví dụ, một bên tư vấn nên dùng vách ngăn có cấu tạo 2 mặt bằng tôn, giữa lớp xốp/ PU cách nhiệt tốt, cách âm dày 50- 100 mm, tấm lợp cũng dày như vậy. Hệ thống cửa đi và cửa sổ thì có rất nhiều loại như cửa nhôm kính, cửa sắt, cửa uPVC, cửa kính cường lực, cửa gỗ... khiến tôi hoa cả mắt", chị Quỳnh tâm sự.
Theo một nhân viên tư vấn thiết kế ở Hà Nội, trong tình huống có nhiều thông tin và mức báo giá, khách hàng nên ước lượng chi phí xây nhà và tính toán sao cho không trội tiền quá nhiều nhưng cần đảm bảo các yếu tố cách nhiệt, cách âm tốt, bởi điều này rất quan trọng khi đi vào sử dụng căn nhà.
"Ví dụ, nếu tiết kiệm chi phí cho cách nhiệt thì khi sử dụng có thể phải chi nhiều chi phí cho thiết bị làm mát như quạt điện, điều hòa. Ngoài ra, khách hàng cần chú ý thời gian thi công càng ngắn thì chi phí phát sinh càng giảm nhưng cần nhiều nhân công, khiến tiền để thuê nhân công sẽ tăng. Vậy nên cần hỏi kỹ đơn vị thi công các vấn đề này để hoạch định tài chính. Đồng thời chọn đơn vị thi công uy tín", người này tư vấn.
Ngôi nhà 45m trong hẻm với thiết kế độc đáo nhờ tái chế đồ đạc từ những cánh cửa cũ ở Sài Gòn Ngôi nhà trong hẻm giống như một nốt nhạc lạc điệu đầy ấn tượng bởi vẻ đẹp độc đáo từ thiết kế kiến trúc đến màu sắc khiến ai ngắm nhìn cũng không thể rời mắt. Ngôi nhà với diện tích khá hẹp, chiều ngang chỉ 3 mét khiến việc bố trí các công năng trở thành bài toán vô cùng khó dành...