Chỉ 1 học sinh đến lớp, dạy trực tiếp để làm gì?

Theo dõi VGT trên

Tỷ lệ học sinh diện F0, F1 khá lớn, thậm chí chiếm đa số trong lớp, song nhiều trường vẫn tổ chức dạy học trực tiếp như bình thường. Điều này đang gây tranh cãi.

Theo nhiều chuyên gia, việc yêu cầu cả lớp, thậm chí cả trường nghỉ học khi vừa phát hiện một vài ca F0 là cách làm cực đoan. Song ngược lại, quyết tâm tổ chức dạy học trực tiếp bằng mọi giá dù số học sinh đủ điều kiện đến lớp chỉ là số rất nhỏ là cứng nhắc.

Thực tế, hiện cũng có nhiều cơ sở giáo dục đang thực hiện theo phương châm dù lớp chỉ còn vài học sinh, thậm chí còn 1 học sinh vẫn học trực tiếp bình thường.

Chỉ 1 học sinh đến lớp, dạy trực tiếp để làm gì? - Hình 1

Chia sẻ với VietNamNet, bà Văn Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nói nếu tư duy chỉ một hoặc một vài học sinh đến lớp vẫn phải dạy trực tiếp thì quá cứng nhắc. Trường học này đã có 428 em là F0 và 459 học sinh thuộc diện F1, một số giáo viên cũng đang phải cách ly do mắc Covid-19.

Nhiều lớp có trên 22 học sinh vào diện F0 và F1, trong khi sĩ số là 35.

“Ngay khi xây dựng kịch bản học sinh đến trường, chúng tôi đã dự tính những tình huống nếu rất nhiều học sinh trong lớp là F0, F1 thì sẽ xử lý ra sao, cũng như tính đến việc còn bao nhiêu học sinh âm tính một lớp thì có thể dạy học trực tiếp. Nếu một lớp 40 em, nhưng chỉ còn vài em có thể đến lớp thì không khí lớp học cũng bị chùng xuống. Việc tổ chức dạy học trực tiếp nhằm mục đích để học sinh có cơ hội giao lưu, trao đổi nhiều hơn với thầy cô, bạn bè, nhưng khi chỉ còn vài em học trực tiếp thì không còn thực sự hiệu quả”, bà Dương cho hay.

Vì vậy, theo bà Dương việc quyết định học trực tiếp hay trực tuyến với từng lớp học cần sự linh hoạt, ứng biến phù hợp của lãnh đạo các nhà trường. Tuy nhiên, dù áp dụng bất cứ hình thức nào, thì chủ thể là học trò cũng cần được quan tâm, chăm sóc đầu tiên.

“Thực tế chỉ vài học sinh đi học thì không khí lớp học cũng chùng xuống. Trên lớp chỉ vài cô trò với nhau qua lớp khẩu trang bịt kín thì cũng bí bách”, bà Dương nói.

Hiệu trưởng một trường THCS ở quận Nam Từ Liêm chia sẻ nếu chỉ vài học sinh, thậm chí chỉ 1 học sinh đi học mà vẫn tổ chức dạy học trực tiếp thì sẽ rất khổ cho giáo viên.

“Chưa kể trường nào giờ cũng một loạt giáo viên F0, F1. Nếu quá máy móc duy trì dạy học trực tiếp thì có thể nói các trường như đ.ánh vật, giáo viên vất vả hơn, nhưng khó mang lại hiệu quả như mong muốn”, vị này nói.

Chỉ 1 học sinh đến lớp, dạy trực tiếp để làm gì? - Hình 2

Giờ học trực tiếp môn Hoá tại một trường THPT ở Hà Nội. Ảnh: Lê Thống Nhất.

Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho hay, hiện trường cũng có hơn 200 học sinh F0, hơn 600 học sinh là F1; 22 lớp có trên 50% học sinh trong diện F0, F1.

Do đó, việc tổ chức dạy học cũng rất vất vả.

“Chúng tôi phải cân đối khả năng phòng chống dịch, quyền đi học của học sinh, lực lượng giáo viên,…

Trường tôi quy định lớp nào có trên 50% học sinh là F0 và F1 thì sẽ chuyển sang học trực tuyến. Bởi giờ còn không đủ giáo viên đứng lớp. Tôi vừa đi kiểm tra, thì hiện có một lớp đang ngồi trống, không có ai dạy thay”, bà Nhiếp nói.

“Cứ thử hình dung như mỗi lớp trường tôi sĩ số 50 em, khi 49 em đã phải học trực tuyến thì tại sao phải cố quá để tổ chức dạy trực tiếp một cách máy móc. Chỉ vài học sinh trên lớp thì cái không khí học nó cũng rệu rã.

Tinh thần quyết tâm đến trường là đúng, tuy nhiên, tôi nghĩ cần căn cứ vào thực tế để phù hợp với từng nhà trường. Để làm được vậy, trường phải dư thừa lực lượng. Nhưng như trường tôi hiện nay, để duy trì việc đủ người dạy đã khó khăn lắm rồi. Hiện giáo viên của chúng tôi là F0, F1 nhưng nếu đến giờ vẫn phải dạy trực tuyến để đảm bảo đủ người”.

Trong trường hợp nhiều học sinh phải học trực tuyến ở nhà, chỉ một vài học trực tiếp trên lớp, bà Nhiếp cho rằng việc linh hoạt chuyển tất cả sang học trực tuyến vẫn hoàn toàn phù hợp, đảm bảo chất lượng. Việc này vẫn hơn là số đông theo diễn tiến lớp học trực tiếp thông qua camera.

“Bởi như thế vừa có không khí chung mà giáo viên cũng tập trung hơn vào chuẩn bị, thiết kế bài dạy theo hình thức trực tuyến.

Còn nếu khi vừa phải dạy trực tiếp trên lớp cho nhóm học sinh, vừa dạy trực tuyến cho phần đa học sinh ở nhà thì giáo viên khi đó phải tính đến cả phương án thiết kế làm sao để không bỏ rơi một trong hai nhóm đối tượng. Vì thế mà sẽ vất vả hơn nhiều. Chưa kể vào lớp còn mất thời gian ổn định trên lớp lẫn kết nối số trực tuyến.

Đã có trường hợp giáo viên vì ngại dạy cả trực tiếp cả trực tuyến đã nâng số lượng học sinh F1 lên khi báo cáo để chuyển sang trực tuyến 100%. Tuy nhiên, nhưng khi phụ huynh phản ánh, chúng tôi đã kiểm tra và yêu cầu giáo viên phải đảm bảo số liệu chính xác”, bà Nhiếp nói.

Một chuyên gia giáo dục cũng trăn trở: “Các quy tắc phục vụ số đông gần như đã không còn hiệu lực trong các trường học trong thời gian gần đây. Khi số ít đến trường, số đông ở nhà, vậy bài giảng nên được thiết kế chính cho số học on hay cho số học off?”

Dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến: Giáo viên quay cuồng, học sinh mệt nhoài

F0 ở trường ngày càng tăng, lớp ít dần học sinh, việc kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến khiến giáo viên và học sinh quay cuồng.

7h05 sáng, cô Nguyễn Minh Hường, giáo viên một trường THPT quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhanh chóng thực hiện các thao tác lắp đặt máy móc, thiết bị cho tiết học đầu ngày. Một tiết học, cô phải đảm đương 2 nhiệm vụ, vừa dạy trực tiếp, vừa dạy trực tuyến cho các em F0, F1 đang cách ly tại nhà. Dù quá quen với các tiết học online - offline, nhưng ngày nào cô cũng mất 15 phút đầu giờ để cài đặt thiết bị, kết nối đường truyền mạng mới có thể ổn định, bắt đầu bài giảng.

Quay cuồng dạy trực tuyến lẫn trực tiếp

"Khi cùng lúc dạy on - off, giáo viên phải xoay đủ kiểu, lúc viết trên bảng, khi lại viết trên máy tính, không thể nào quan tâm được hết các học sinh. Ai cũng muốn đi học trực tiếp nhưng quả thực, từ khi trở lại trường, F0 tăng liên tục, cô trò phải dạy học on - off khiến tâm trí tôi và học sinh mệt mỏi. Nhiều lúc chỉ ước được quay trở lại học 100% online như trước đây", cô Hường than.

Không chỉ vậy, nhiều giáo viên trở thành F0, cô cùng nhiều đồng nghiệp khác phải "chạy xô" giữa các lớp học online và trực tiếp nhiều ngày trong tuần. "Đôi khi, vừa kết thúc tiết dạy trực tiếp cho khối 10, giáo viên phải chuyển ngay sang dạy học trực tuyến cho khối 12. Dù nhà trường chuẩn bị sẵn phòng máy để thầy cô không bị chậm trễ khi chuyển giao giữa các tiết dạy nhưng quả thực việc "chạy xô" giữa các tiết học khiến giáo viên chúng tôi rất mệt", cô giáo nói.

Dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến: Giáo viên quay cuồng, học sinh mệt nhoài - Hình 1

Giáo viên dạy trực tuyến kết hợp online ngay tại lớp. (Ảnh minh hoạ: Đ.H)

Sau gần 2 tuần đi dạy trực tiếp, hiện lớp thầy Nguyễn Quốc Minh (giáo viên một trường THCS) có hơn 10 học sinh F0. Do số lượng học sinh F0 và F1 phải cách tự cách ly ở nhà theo dõi sức khoẻ đông, nên mỗi buổi dạy học của thầy rất vất vả. Cùng ngày, thầy phải "vật lộn" với 2 hình thức dạy sao cho các em học trực tiếp hay trực tuyến vẫn tiếp thu đầy đủ kiến thức.

Dù có kinh nghiệm dạy online đã gần 2 năm nhưng việc dạy song song "on-off" vẫn khiến cho thầy phải loay hoay. "Lịch dạy vào thứ 4 của tôi là căng thẳng nhất. Tiết 1 tôi phải dạy trực tuyến ở một lớp. Tiết 3 thì lại chạy về lớp mình chủ nhiệm để dạy trực tiếp cho các em trên lớp và chuẩn bị bài giảng trên slide cho các em đang phải học tập tại nhà. Một ngày cứ quay cuồng giữa trực tuyến, trực tiếp rồi lại trực tuyến khiến tôi phải căng não vừa dạy vừa ghi nhớ lịch, tránh bỏ sót học sinh", thầy chia sẻ.

Mỗi tiết học 45 phút, việc chuẩn bị và kết nối các thiết bị chiếm khoảng 15 đến 20 phút đầu giờ. Chưa kể đến mỗi buổi lên trường thầy Minh phải dạy nhiều lớp. Dạy xong lớp này lại lỉnh kỉnh mang máy móc để sang lớp khác dạy tiếp. Trong quá trình dạy, thầy luôn phải phân tâm cho 2 nhóm đối tượng, thỉnh thoảng lại phải nhìn vào màn hình máy tính hỏi các em học online nắm được bài không.

Ngoài ra, cơ sở vật chất của trường vẫn chưa thể đảm bảo việc dạy học on - off linh hoạt. Có lúc wifi nhà trường chập chờn khiến các em "in-out" liên tục, bỏ lỡ bài giảng; camera ghi hình chất lượng kém làm hình ảnh bài giảng không được rõ nét, micro thu tiếng chứa nhiều tạp âm làm các em không tập trung vào bài học.

Cảm thấy việc dùng camera ghi hình bài giảng khiến cho quá trình dạy trở nên rắc rối hơn, cô Trần Thị Thu Hường, giáo viên tại một trường THCS ở Nam Từ Liêm, Hà Nội kết hợp việc trình chiếu slide bài giảng lên zoom và chiếu lên máy chiếu của lớp.

"Với cách làm này, chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính là tôi có thể chia sẻ bài học cho cả hai nhóm đối tượng học sinh học trực tiếp và trực tuyến. Nếu có thông tin gì cần bổ sung, tôi sẽ viết sang bên cạnh slide, như vậy các em học online có thể theo dõi qua zoom. Còn các bạn học sinh đang học trực tiếp trên lớp nhìn lên máy chiếu cũng giống như tôi đang viết trên bảng", cô Hường nói. Thời điểm này, việc dạy học kết hợp với ứng dụng công nghệ sẽ giúp thầy cô không phải "chạy đi chạy lại" nhiều lần, giúp học sinh và phụ huynh yên tâm hơn

Học sinh mệt nhoài

Dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến: Giáo viên quay cuồng, học sinh mệt nhoài - Hình 2

Học sinh trở lại trường. (Ảnh minh hoạ: N.A)

7h, Lê Hoàng Long (học sinh lớp 12 trường THPT Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) đăng nhập vào zoom để bắt đầu học. Lớp của em có 7 bạn phải học từ xa. Ngoài các trục trặc về đường trường mạng, việc học trực tuyến từ xa gặp phải nhiều khó khăn do máy tính ở trường không có micro thu tiếng, em chỉ có thể nhìn mà không nghe thấy cô hay các bạn nói gì. Hình ảnh cũng chỉ được 30% độ nét vì camera mờ, cộng với ánh đèn trên lớp càng khiến em không thấy rõ.

Là học sinh cuối cấp nên Long khá sốt ruột trước tình trạng học online kết hợp trực tiếp. Nhiều khi em không chép được bài, phải nhắn tin cho các bạn ở lớp nhờ chụp lại. Em cũng trao đổi với cô giáo để báo nhà trường khắc phục.

Trần Bảo Hoàng, học sinh lớp 10 trường THPT Cầu Giấy (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng rơi vào cảnh tương tự. Tuần thứ 3 đến trường, lớp Hoàng có 12 bạn F0 và F1 phải học zoom. Lớp chuẩn bị sẵn một chiếc laptop mở loa và bật camera. Máy tính được đặt trên bàn, camera chiếu lên bảng viết phấn trắng để học sinh ở nhà theo dõi. Tuy nhiên, mạng chậm khiến hình ảnh không rõ nét, chữ viết trên bảng chỉ nhìn thấy mờ mờ.

N.am s.inh sốt ruột khi không đọc được cô viết gì. Lúc mạng tốt có thể chép được bài trên bảng, còn khi bị lag, Hoàng chỉ còn cách ngồi chờ, bập bõm nghe bài giảng vì còn phụ thuộc cô nói to hay nhỏ.

Cuối buổi học, em nhờ các bạn cùng lớp giảng lại hoặc chụp vở viết để chép bài. Không chỉ em gặp vấn đề với việc học từ xa, các bạn F1 trong lớp cũng khó khăn khi nghe giảng. Hiện sức khỏe của em ổn định và hy vọng sớm hết cách ly để đi học trực tiếp.

Video: Học sinh Hà Nội đến trường

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đệ nhất mỹ nhân là "ngoại lệ" của showbiz xuống sắc đáng tiếc sau 20 năm, U60 sống cô độc với 25.000 tỷ
07:00:06 03/07/2024
Diễn viên đình đám tranh chấp gần 6 tỷ với chồng cũ, còn bị xúc phạm "cô đi mà sinh con với người khác"
06:55:47 03/07/2024
Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ, 27 năm sau bí mật bị phanh phui vì một hành động của mẹ
08:43:57 03/07/2024
Hé lộ thời điểm Khánh Vân và bạn trai hơn 17 t.uổi tổ chức đám cưới
08:53:30 03/07/2024
Mỹ nhân gầy trơ xương đáng báo động vì giảm cân cực đoan, lý do đằng sau khiến dân tình sốc nặng
08:56:08 03/07/2024
Chùm ảnh: Thủ môn cứu thua không tưởng, Thổ Nhĩ Kỳ vào tứ kết EURO 2024
07:53:10 03/07/2024
Biết tin chồng về quê vợ cũ ăn giỗ, mẹ tôi lẳng lặng xách quần áo lên chùa
08:22:39 03/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim - Tập 50: An Nhiên hôn mê vì cứu bé Kitty, mọi hận thù hóa giải
07:16:44 03/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cứ mỗi lần chồng tôi kéo vali đi công tác là anh hàng xóm lại sang tâm tình, có hôm còn dúi cho tôi thứ này kèm câu nói chấn động

Góc tâm tình

10:06:03 03/07/2024
Chồng đi công tác bao nhiêu ngày thì anh hàng xóm sẽ gõ cửa phòng tôi lúc nửa đêm bấy nhiêu ngày. Tôi và chồng lấy nhau được 2 năm nhưng chỉ mới chuyển chỗ ở đến khu trọ này được 5 năm.

Bắt 3 thanh thiếu niên trộm két sắt tại cửa hàng điện thoại

Pháp luật

10:04:49 03/07/2024
Các đối tượng còn khai nhận, trước khi gây ra vụ trộm cắp ở thành phố Tam Điệp còn gây ra nhiều vụ trộm cắp tài sản ở các tỉnh Nghệ An, Hải Dương, Thanh Hóa,...

Từng sở hữu làn da ngăm, Hà Hồ 'lột xác', tỏa sáng với làn da trắng bóc nhờ bí quyết này

Làm đẹp

10:03:16 03/07/2024
Hồ Ngọc Hà được nhiều khán giả biết đến khi xuất hiện trong phim Hoa cỏ may. Khi đó, nữ hoàng giải trí sở hữu làn da ngăm xỉn màu. Tuy nhiên kể từ khi Nam tiến, màu da đã đổi khác. Người đẹp trở nên trắng sáng hơn. Bí quyết nào để cô đư...

Lan truyền 6 cái tên bị loại của Anh Trai Say Hi, có cả sao nam hot nhất show khiến netizen bùng nổ tranh cãi!

Tv show

10:03:02 03/07/2024
Một trong những danh sách bị loại được đồn thổi gồm 6 cái tên: Anh Tú Atus, Dương Domic, WEAN, Captain, Công Dương, Nicky.

Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn

Tin nổi bật

09:39:22 03/07/2024
Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội Hải Phòng sau va chạm giao thông, còn tài xế bị thương nặng.

Mai Phương Thúy hé lộ lý do đi dép bệt trong đám cưới Midu - Minh Đạt

Phong cách sao

09:26:47 03/07/2024
Mai Phương Thúy là một trong những gương mặt được quan tâm khi xuất hiện trong đám cưới của Midu. Tại tiệc cưới, Hoa hậu Việt Nam 2006 mặc gợi cảm với váy xẻ sâu, tà váy ren.

Quán Cơm chay 5.000 đồng, nơi tình người hội tụ

Netizen

09:25:24 03/07/2024
Đối với quán ăn này, người khá giả có thể dành nhiều t.iền hơn vào thùng ủng hộ để đem lại những bữa ăn cho người có hoàn cảnh khó khăn.

Trạm cứu hộ trái tim trước thềm tập cuối: An Nhiên được "tẩy trắng" nhưng chưa gây phẫn nộ bằng thái độ của Ngân Hà

Phim việt

09:23:25 03/07/2024
Trong Trạm cứu hộ trái tim tập 50, An Nhiên bỗng trở thành ngươi khiến tất cả các nhân vật khác phải... mang ơn và chúc phúc.

Bất ngờ với cơ bụng ở t.uổi U45 của một "anh tài" show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Sao việt

09:19:49 03/07/2024
Được biết, để sở hữu body này ở t.uổi 41, MC Thành Trung cũng là một tín đồ của tập luyện thể thao. Thời gian rảnh, anh cũng thường có mặt ở phòng gym để rèn luyện, nâng cao sức khỏe.

Điểm mặt tình cũ và vợ của dàn nam thần xứ Hàn: Toàn hàng khủng nhưng riêng Song Hye Kyo vẫn được nhắc tận 3 lần

Sao châu á

09:14:33 03/07/2024
Mới đây, một diễn đàn mạng xã hội có đăng tải bài viết với nội dung điểm mặt dàn tình cũ và vợ của các nam thần hàng đầu xứ Hàn như: Song Joong Ki, Hyun Bin, Lee Byung Hun...

La Vân Hi xuống phong độ, bị chê bai ngoại hình khi đóng phim cổ trang

Phim châu á

09:07:35 03/07/2024
Trở lại đóng cổ trang, tài tử La Vân Hi bị nhận xét xuống dốc về diễn xuất, ngoại hình gầy gò khó chinh phục được người xem.