Chết cười với những cách trừng phát cheater đầy “bá đạo” của nhà làm game
Ngày video game ra đời là chúng đã ra đời kèm với mã ăn gian rồi. Chỉ một chuỗi kí tự đơn giản, số, kí hiệu và thế là game thủ đã có thể thỏa thích trải nghiệm tựa game yêu thích của họ theo cách nhà làm game không hệ dự định rồi.
Bất tử, mở khóa hết vũ khí, đi xuyên tường, nhìn xuyên tường hay thậm chí là bùm một phát, nguyên một cái tank xuất hiện… Đó quả là một cách chơi tuyệt vời để tận hưởng niềm vui thú vị trước tựa game mà bạn đã chơi đi chơi lại đến nát cả ra rồi; hoặc đơn giản là đôi lúc chơi khó quá nên phải ăn gian chút thôi, có gì đâu?
Thường thì các mã ăn gian được chính các nhà làm game thêm vào, vậy tại sao cũng chính họ lại lập trình mã để… trừng phạt người chơi ăn gian? Vì họ thích thế, nhiều tựa game sẽ công khai nhạo báng, chỉ trích thậm chí trực tiếp trừng phạt những game thủ dùng mã ăn gian. Dưới đây là một số màn trừng phạt “dã man” và bá đạo nhất của các nhà làm game dành cho game thủ.
Banjo-Kazooie: Xóa hẳn luôn file save
Banjo-Kazooie là một tựa game khó nhăn, kì quái dù có bản nhạc nên và nhân vật chính dễ thương không chịu được, hẳn là vậy rồi. Nhưng ẩn bên trong nó là một hệ thống mã ăn gian sẽ làm bạn phải khóc ròng nếu không cẩn thận đó.
Để có thể nhập mã ăn gian trong Banjo-Kazooie, đầu tiên bản phải tìm ra từ khóa bí mật, rồi ấn nó trong một căn phòng bí mật bên trong lâu đài cát để kích hoạt nó. Những mã ăn gian đó sẽ không làm bạn phải gặp rắc rối, và là một phần hết sức bình thường của quá trình chơi game. Nhưng bên cạnh đó có một mã ăn gian siêu bá đạo, siêu bí mật cho bạn vượt qua các màn chơi trong game. Nếu bạn xài nhiều mã đó quá, Grunty sẽ bồ nhảo xuống và xóa hoàn toàn file save của bạn luôn.
Tham thì thâm, lười thì chịu thôi. Vì trước đó ông bạn Bottles đã phải cảnh báo bạn trước khi bạn đi quá xa rồi mà.
Donkey Kong 64: Mãi mãi không chơi được game nữa
Chả là có một phần mềm gọi là GameShark cho phép bạn can thiệp vào mã game đều từ đó cho bạn chơi ăn gian với bất tử máu, đạn, mạng chơi… phá bỏ tất cả những thứ giới hạn mà nhà làm game đặt ra để tạo nên sự thử thách cho game. Hầu hết mọi lúc, các mã ăn gian này sẽ biến mất khi bạn tắt game đi. Nhưng thử dùng nó với Donkey Kong 64 xem, bạn sẽ phải hối tiếc quyết định của mình cho mà xem.
Video đang HOT
Bởi lẽ dùng phần mềm ăn gian GameShark trên một số tựa game platform cổ điển sẽ làm game bị lỗi theo những cáhc cực kì quái dị. Nhưng chưa hết, với Donkey Kong, nó còn có thể làm bạn không nhặt nổi một vật phẩm nào trên mặt đất nữa và chỉ bị ăn một hit là sẽ toi đời luôn. Thế nhưng nếu thoát game mà không bị thế nữa thì cũng chẳng đáng lo, đáng bực mình cho lắm. Nhưng nếu bạn vô tình savegame trong tình trạng sống dở chết dở này thì lỗi game đó sẽ không bao giờ biến mất. Thế là từ đó trở đi bạn sẽ mắc kẹt với một tựa game hỏng mãi mãi.
Link’s Awakening: Bị gọi là kẻ trộm suốt cả game
Trong Link’s Awakening, tựa game đầu tiên của Link trên Gameboy có một người bán hàng luôn để ý dõi theo bạn. Và nếu bạn cố tình bước đi khỏi cửa hàng với một túi đầy bom mà không trả tiền thì sẽ bị anh ta gào lên gọi bạn quay lại quầy hàng để trả tiền . Nhưng nếu bạn ranh ma thì có thể chạy vòng quanh cho tới khi tay bán hàng không nhìn kịp về hướng bạn nữa thì có thể chuồn đi khỏi cửa hàng với đống chiến lợi phẩm vừa chôm chỉa được.
Nghe thì có vẻ “lời”, rằng bạn vừa xài được mánh lới qua mắt nhà làm game đấy. Nhưng không, dần dần bạn sẽ thấy bạn bị mọi người gọi là “TÊN TRỘM” thay vì cái tên bạn viết lên lúc đầu game. Còn nếu bạn dám léng phéng quay lại cái cửa hàng mà mình từng chôm chỉa dù với mục đích gì thì cũng phải đối diện với tay bán hàng sẵn sàng bắn laser cho bạn tan xác pháo luôn. Vầy món lời nọ có đáng không?
Gradius 3 và Super Monkey Ball Jr: Trừng phạt vì cố dùng Mã Konami
Lên-Lên-Xuống-Xuống-Trái-Phải-Trái-Phải-A-B. Một dòng cheat code thuộc hàng kinh điển được gọi là Konami Code. Một chuỗi Code quá đỗi quen thuộc đến nỗi ngay cả các nhà phát hành game, game thủ không biết game của Konami cũng biết đến hàng mã này. Hầu hết mọi lúc, mã code này sẽ cho bạn bất tử mạng hoặc một loại vũ khí, năng lực đặc biệt mạnh mẽ nào đó. Thế nên phải là một nhà làm game cực tinh quái mới “quay” game thủ vì sự mong đợi này của họ.
Trong bản SNES của game Gradius 3, một tựa game của Konami, nếu bạn ấn Mã Konami thì sẽ được “tưởng thưởng” bằng việc nổ tung chiếc phi thuyền. Đúng ra thì bạn phải thay hai nút Trái, phái bằng L và R thì mới ra một dãy code có giá trị, một điều mà có lẽ bạn chẳng bao giờ biết trừ phi bạn đọc phần Thông tin Tuyệt mật trong Nintendo Power. Còn với Super Monkey Ball Jr phiên bản Game Boy Advance, tên game sẽ chuyển thành Super Nice Try nếu bạn dùng dòng code này dù game này chẳng hề thuộc hãng Konami.
Sim City: Đánh sập cả thành phố hoặc cho bạn chìm trong nợ công
Vâng, chúng ta đều biết bạn là một người thị trưởng tận tâm, vất vả, cố gắng hết sức để cho Siêu đô thị hoạt động trôi chảy, nhưng đôi khi mọi chuyện khó khăn quá khiến bạn phải làm mọi việc có thể chỉ để có thêm được chút tiền. Trong tựa game SimCity đầu tiên, ấn FUND sẽ cho bạn ngay 10.000 USD, thừa đủ cho bạn xoay sở được một thời gian. Nhưng tiền chùa cám dỗ, nếu bạn ấn mã code này quá nhiều lần sẽ gây nên một cơn động đất xé toạc thành phố như thể trởi phạt kẻ tham thì thâm vậy.
SimCity 2000 cũng cho bạn ấn FUND để có thêm chút tiền, nhưng lần này không còn miễn phí nữa mà còn mang đến cho bạn một khoản nợ 25% số tiền được mang đến. Tệ hơn nữa, rất có thể một cơn động đất sẽ xảy ra. Nếu bạn ấn CASS thì sẽ được một khoản tiền nhỏ khoảng 250$ thôi nhưng có 15 % sẽ có điều gì đó kinh khủng xảy ra với thành phố bạn đó. Bạn cảm thấy đủ tự tin để đặt cược vào may rủi chứ?
Afterlife: Triệu hồi một Ngôi sao Chết để phá hủy thành phố nếu bạn quá tham lam
Afterlife có thể coi là một tựa game Sim City lấy bối cảnh thiên đường và địa ngục, bạn kiểm soát thế giới cực lạc và phải xây dựng các cong trình để tưởng thưởng các linh hồn tốt đẹp hoặc trừng phạt những linh hồn hư đốn. Đây còn là một tựa game của hãng LucasArts, nơi khai sinh ra series phim Star Wars huyền thoại nữa. Vầy nên nếu bạn muốn đốt cháy giai đoạn bằng cách chơi ăn gian thì một trạm vũ trụ cỡ mặt trăng sẽ xuất hiện và đưa bạn vào khuân phép.
Nếu bạn gõ “$@!” khi đang chơi thì sẽ có ngay 10 triệu xu tiền để dành tiêu xài cho việc trừng phạt, tưởng thưởng. Và cùng với đó là nguyên quả vũ khí “Diệt hành tinh” trong Chiến tranh giữa Các vì sao xuất hiện dáng tai ương xuống vương quốc của bạn cho biết thế nào là đùa với Mặt Tối (Dark Side) nhé.
Slender: The Arrival – Ăn gian vẫn chết như thường.
Tận dụng lỗi game để khỏi phải đối mặt với nỗi sợ phá tan đi cảm giác của một tựa game kinh dị. Nhưng đừng đùa với các nhà làm game, bạn mua đĩa game rồi, bạn muốn chơi theo cách bạn muốn, ok, người viết hiểu. Và tiếc thay là các nhà làm game cũng hiểu điều đó. Thành thử nên trong Slender: The Arrival, các nhà làm game với bộ não “đầy sỏi” của mình đã chuẩn bị sẵn sàng đồi phó với mọi thứ chiêu trò của người chơi rồi.
Nếu bạn định chạy trốn khỏi nỗi sợ vô diện, Slender Man bằng cách chạy ra ngoài ranh giới của Map rồi tự sát bằng việc ngã xuống khoảng không vô định. Bạn sẽ được chào đón bằng một bất ngờ là việc thình lình Slender Man sẽ xuất hiện ngay khoảng không vô định đó và chụp chết bạn luôn. Cùng lúc đó bảng load game sẽ hiện lên với dòng chữ: “Not even a bug in this game will save you from me – Ngay cả một lỗi game cũng không cứu mày thoát khỏi tao được đâu.”
Guild Wars: Thay đổi nhân vật bạn bằng một kẻ khổng lồ
Chơi ăn gian trong một tựa game offline hay một phần chơi đơn chính ra cũng không phải điều gì tồi tệ quá bởi bạn chỉ phải đối diện với mỗi… lương tâm của mình mà thôi. Và nếu đã chơi nhẵn game đó rồi thì nghịch ngợm chút cũng đâu có sao. Nhưng trong một tựa game online với hệ thống tiền tệ thật, đồ thật, kết quả thật và còn cả những người chơi khác bị ảnh hưởng vì sự xấu chơi của bạn nữa. Thì cả thật không có lời giải đáp nào có thể lí giải cho hành động của bạn được. Thông thường thì người xài cheat sẽ bị ban có thời hạn hoặc thậm chí vô thời hạn khỏi game. Nhưng nhà phát triển game Guild Wars muốn mọi người hiểu bài học mà lấy kẻ bị phạt đó mà làm gương nên đã nghĩ ra một cách “hạ nhục” đầy bá đạo.
Đó là nếu tài khoản của người nào bị phát hiện chơi ăn gian qua các bản mod sai phép, bằng đúp đồ, bằng xài phần mềm hack, lợi dụng Bug… để có được lợi thế bất công bằng trước các người chơi khác. Thì đùng một phát, một Dhuum khổng lồ to lớn – Tức thần chết trong game – tay cầm lưỡi hái, bận đồ đen xì sẽ xuất hiện để xả bạn làm đôi ngay lập tức và qua đó chấm dứt chuỗi ngày chơi game của bạn luôn. Thế là NPH thanh lọc được game, mọi người xung quanh được một tràng cười và chỉ có duy nhất một kẻ cười không nổi mà thôi.
Max Payne 3: Cho người chơi ăn gian chơi riêng với nhau
Với các tựa game online thì ban thẳng người chơi ăn gian là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng với các tựa game offline không muốn kick các người chơi tiềm năng, người mua DLC tiềm năng thì sao? Nếu bạn muốn cho kẻ lầm lỗi thời gian để sám hối, để chắc rằng họ sẽ không bao giờ gian lận nữa thì sao? Vậy thì bạn có thể làm như hãng Rockstar, lùa tất cả các tay chơi ăn gian vào một chỗ cho họ thoải mái vui vầy với nhau, cùng với đó, vẫn giữ server thường được sạch sẽ, lợi cả đôi đường phải không nào.
Trừ phi bạn thề thốt cẩn thận, hoàn toàn không xài cheat nữa thì mới được NPH “ân xá” cho mà thôi. Vậy các bạn đã bao giờ chơi ăn gian để bị phạt bởi NPH chưa? Hãy cho Game4V biết qua phần comment nhé.
Theo Game4V