Chênh lệch điểm thi và học bạ ở Nghệ An, Long An cao nhất nước
Lần đầu tiên Bộ GD&ĐT công bố đối sánh điểm xét học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT của 63 tỉnh, thành phố.
Ảnh minh họa
Tối 27-8, Bộ GD&ĐT đã công bố đối sánh điểm thi tốt nghiệp và điểm học của 63 tỉnh, thành phố.
Đây là lần đầu tiên Bộ GD&ĐT thực hiện việc này để có căn cứ theo một chuẩn đầu ra chung của chương trình giáo dục phổ thông.
Kết quả đối sánh cho thấy, Nghệ An, Long An là 2 địa phương có trung bình điểm trung bình thi tốt nghiệp của thí sinh (điểm thi) và trung bình điểm trung bình học bạ tương ứng với các môn thi (học bạ) cao nhất với 1,7.
Video đang HOT
Tiếp đó là các địa phương Quảng Ninh, Phú Yên, Hà Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng với phần chênh lệnh lần lượt là 1,69; 1,67; 1,65; 1,61 và 1,59.
Các địa phương có chênh lệch ít nhất lần lượt là Bình Dương, Ninh Bình, Bạch Liêu với mức chênh lệch chỉ ở con số 0,32; 0,45 và 0,54.
Nhận xét về việc đối sánh điểm thi và học bạ, ông Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, cho biết về tổng quan, kết quả đối sánh giữa điểm trung bình học bạ và trung bình điểm thi là khá tốt. Hai trường dữ liệu này có độ vênh, có tỉnh nhiều, có tính ít, nhưng cơ bản là tương thích và tuyến tính với nhau.
Một số tỉnh ở vùng khó khăn có điểm thi thấp hơn điểm học bạ, khoảng chênh lệch giữa hai trường dữ liệu này cũng rộng hơn so với vùng thuận lợi. Tuy nhiên xét tổng thể thì kết quả điểm thi và điểm học bạ vẫn có sự tuyến tính với nhau khi cả 2 đều đứng vị trí tốp cuối của cả nước.
Việc điểm thi thấp hơn học bạ ở một số tỉnh vùng khó khăn thầy cô cho điểm học sinh có phần linh động hơn động viên để các em có động lực tiếp tục cố gắng.
Việc thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và đánh giá trong quá trình dạy học đều căn cứ theo một chuẩn đầu ra chung của chương trình giáo dục phổ thông. Do đó, nếu tỉnh nào kết quả còn thấp và cũng vì thế có sự chênh lệch giữa điểm học bạ và điểm thi còn cao thì cần tiếp tục điều chỉnh quá trình dạy học để nâng cao hơn nữa chất lượng và đánh giá trong trường học sát với yêu cầu chất lượng.
Từ việc đối sánh kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm học bạ, có thể khẳng định rằng khi học sinh cả nước cùng tham dự một kỳ thi với chung đề thi, thì việc đánh giá học sinh sẽ sát hơn trình độ của các em; qua đó đồng thời cung cấp nhiều thông tin để các nhà trường, địa phương và ngành giáo dục điều chỉnh việc dạy và học phù hợp hơn từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, địa phương và toàn ngành.
Theo quy định về đánh giá học sinh hiện hành thì ngoài đánh giá điểm trung bình từng môn học phải đánh giá tổng thể các môn học để ra điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình cả năm.
Dựa trên nguyên tắc đó, Bộ GD&ĐT thực hiện đối sánh điểm thi và học bạ theo hướng so sánh điểm trung bình của tổng 9 môn thi với điểm trung bình học bạ lớp 12 của tổng 9 môn học tương ứng, theo các môn thi thực tế mà mỗi học sinh lựa chọn.
Cụ thể: học sinh chọn thi bài thi môn KHXH sẽ tính trung bình các điểm thi tốt nghiệp của 6 môn thi (Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) và đối sánh với trung bình các điểm học bạ của 6 môn học tương ứng ở lớp 12.
Việc đối sánh chỉ dừng lại ở lớp 12 bởi phạm vi kiến thức trong đề thi tốt nghiệp THPT 2020 chỉ tập trung ở lớp học này.
Nghệ An điều chỉnh lịch học do nắng nóng
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, từ ngày 25-5, lịch học ở các trường học tại Nghệ An được điều chỉnh bảo đảm phù hợp trên cơ sở có sự đồng thuận của cha mẹ học sinh và giáo viên.
(Ảnh: MỸ HÀ)
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Sở GD-ĐT Nghệ An, đối với giáo dục mầm non, điều chỉnh lịch sinh hoạt hợp lý theo thời tiết, không tổ chức các hoạt động ngoài trời sân trường khi trời nắng nóng, không cho trẻ chơi ở sân trường khi nhiệt độ ngoài trời lên cao; Phối hợp phụ huynh lắp đủ quạt mát tại phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (nếu có), đủ nước uống, nước sinh hoạt bảo đảm an toàn cho trẻ trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
Đối với cấp tiểu học, căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp trên cơ sở có sự đồng thuận của cha mẹ học sinh và giáo viên. Những cơ sở có đủ điều kiện bảo đảm (hệ thống phòng học, quạt mát, điều hòa,...) tiếp tục duy trì dạy học hai buổi/ngày, bán trú; thời lượng không quá 32 tiết/tuần và hoàn thành chương trình trước ngày 26-6. Cơ sở giáo dục tiểu học không thể tổ chức dạy học hai buổi/ngày, dạy học từ thứ 2 - thứ 7; thời lượng không quá 30 tiết/tuần; hoàn thành chương trình trước ngày 10-7.
Đối với cấp THCS và THPT sẽ hoàn thành chương trình theo kế hoạch dạy học đã điều chỉnh theo Công văn số 1113, ngày 3-4 của Bộ GD-ĐT và Công văn số 542 ngày 3-4 của Sở GD-ĐT Nghệ An hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II, năm học 2019 - 2020.
Việc ôn tập cho học sinh lớp 9 và lớp 12 do nhà trường thống nhất với cha mẹ học sinh để tổ chức ôn tập, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Với các lớp 6,7,8, trong thời tiết nắng nóng, các trường không tổ chức dạy thêm, học thêm để bảo đảm sức khỏe cho học sinh; lớp 10 và 11, tùy theo nguyện vọng của học sinh và điều kiện của nhà trường để tổ chức ôn tập cho các em bảo đảm vững kiến thức trước khi kết thúc năm học.
Hiệu quả đổi mới giáo dục ở Anh Sơn Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Anh Sơn đã tập trung bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của ngành, tham mưu ban hành các Đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo... Tập trung hoàn thiện cơ sở vật...